Cộng đồng kiều dân CGVN tại Pháp ở thời điểm 1994 có khoảng 50.000 người trên tổng dân số 550.000 kiều dân Việt tại Pháp (tỷ lệ 10%).
Đối với những tín hữu Việt Nam lớn tuổi thuộc các thế hệ trước, hình ảnh những linh mục thừa sai ngoại quốc, từ những phương trời xa, tình nguyện từ giã quê hương đến đất nước chúng ta, hội nhập vào phong tục tập quán nước Việt, học tiếng Việt, với mục đích duy nhất rao giảng Tin Mừng Đức Kitô cho người dân Việt, từ thành thị tới miền thôn quê hoặc các đồng bào sắc tộc nơi miền rừng núi cao nguyên, vẫn là những hình ảnh đẹp khó phai mờ trong tâm trí và chắc chắn không bao giờ phai mờ trong lịch sử Giáo hội CGVN.
Ngoài giám mục hưu trí là Đức cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, nguyên giám mục Vĩnh Long (1961-1968), hưu tại Les Cèdres, Nice, Pháp, hiện nay tại Pháp có số giáo sĩ khá cao là 140 linh mục dòng và triều, 4 phó tế vĩnh viễn, 20 đại chủng sinh và rất đông tu sĩ Việt Nam. Trong đó có khoảng 50 linh mục và tu sĩ nam ở Việt Nam hiện đang du học hoặc sinh hoạt trong 11 dòng nam. Trong 48 hội dòng nữ, có khoảng 130 nữ tu. Tất cả các linh mục dòng, triều và tu sĩ nam nữ đều tham gia vào Hội Liên Tu sĩ Việt Nam được thành lập từ nhiều năm nay tại Pháp.
Có 40 linh mục làm tuyên uý cho 28 cộng đoàn khác nhau. Tại mỗi thành phố hay giáo hạt, thường có một cộng đoàn Việt Nam tập trung từ 100 đến 3.000 người tuỳ nơi. Trong các giáo xứ địa phương, mỗi cộng đoàn thường có một tuyên uý Việt Nam, hoặc linh mục phó người Pháp phụ trách về sinh hoạt mục vụ cho kiều dân Việt Nam trong khu vực quy định.
Có lẽ cộng đoàn CGVN hình thành sớm nhất là tại Toulouse, nên Đại hội CGVN cũng diễn ra sớm nhất tại khu St. Cyprien, Toulouse, trong hai ngày 31-3 và 1-4-1946. Cộng đoàn Toulouse sau đó được Lm. Paul Uzureau (1896-1992) phục vụ. Có thể nói, Toulouse là cái nôi của Cộng đồng CGVN tại Pháp, nhưng chính Paris lại chủ động trong những bước tiến mới khẳng định vị trí của cộng đồng này.
Chính năm 1946, Liên đoàn CGVN ra đời, đặt trụ sở tại đường Vaugirard, Paris rồi chuyển về 36 Boulevard Raspail. Bản điều lệ và sinh hoạt của LĐCGVN đã được Giáo hội Pháp công nhận năm 1947. Từ đó, hằng tuần cộng đoàn đều có thánh lễ. LĐCGVN khi đó có ba bộ phận: sinh viên, lao công và phụ nữ. Theo tinh thần của Tông hiến Exsul Familia năm 1952, chỉ thị cho các HĐGM địa phương phải tổ chức việc tông đồ cho di dân một cách nghiêm chỉnh. 7 tháng sau, LĐCGVN trở thành giáo xứ Việt Nam, và Lm. Nguyễn Bình An được bổ nhiệm làm giám đốc giáo xứ để lo sinh hoạt mục vụ cho tín hữu Việt Nam cư trú trên đất Pháp.
Vào năm 1975, có tới 200.000 kiều dân Việt Nam tại Pháp, trong đó, vùng Paris chứa tới 40.000, và số tín hữu Công giáo là 15.000. Một con số đáng kể khiến HĐGM Pháp phải lưu ý.
Như thế, ngoài các cộng đoàn vùng Toulouse và Paris có một quá trình hình thành lâu dài, tất cả các cộng đoàn khác đã xuất hiện sau 30-4-1975. Các cộng đoàn đều được phân bố rộng khắp, theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau nhắm đến những mục đích về an ninh chính trị và xã hội cho nước Pháp cũng như chính các cộng đồng di dân.
Tình hình cụ thể của một số giáo đoàn từ Bắc xuống Nam như sau:
Cộng đoàn CGVN tại Lille. Cộng đoàn hình thành khi di dân Việt Nam ngày càng đến đông từ 1976, tạm trú tại các trại tạm cư ở Lille, Monts en Baroeul, Tourcoing và Wasquehal. Giáo phận Lille chỉ định Nữ tu Elisabeth Trương Thị Nhàn, thuộc tu viện dòng Chúa Quan Phòng Portieux coi sóc cộng đoàn.
Địa chỉ liên lạc: Nữ tu tuyên uý
Elisabeth Trương Thị Nhàn, 11 rue
du Dr. Yersin F – 59000 Lille, France.
Cộng đoàn CGVN tại Amiens. Cộng đoàn này hình thành sau 30-4-1975 với khoảng 10 gia đình di dân Việt Nam đến Amiens cuối năm 1975, trong số đó chỉ có vài tín hữu Công giáo.
Giáo xứ CGVN tại Paris. Địa bàn hoạt động của cộng đoàn Paris khá rộng lớn, bao trùm sang 5 giáo phận Paris, Pontoise, Meaux, St. Denis và Nanterre. Ngoài Paris là cộng đoàn chính, GXVN còn 5 cộng đoàn phụ thuộc: Sarcelles, Marne-La-Vallée, Cergy, Villiers-Le-Bel và Ermont.
Hiện nay, ban giám đốc đương nhiệm gồm có: Đô. Giuse Mai Đức Vinh và 3 linh mục, 3 phó tế vĩnh viễn, 2 nữ tu. Hợp tác với ban giám đốc, còn có Hội đồng Mục vụ được thành lập trên cơ sở Nội quy do HĐGM Pháp chuẩn nhận năm 1983, gồm các đại diện của 6 cộng đoàn và 26 hội đoàn, ban.
Trụ sở sinh hoạt hiện nay:
Mission Catholique Vietnamienne,
38 rue des Épinettes, 75017 Paris
France. Tel: 01 53 06 36 20.
Fax: 01 53 06 36 21.
Email: giaoxuvn@aol.com
Cộng đoàn CGVN tại Troyes và phụ cận. Cộng đoàn Troyes thành hình với những di dân đầu tiên năm 1976-1977. Theo thống kê cuối năm 1995, cộng đoàn Troyes có 477 người thuộc 115 hộ khác nhau, với 455 người từ 25 tuổi trở lên, còn lại là dưới 25 tuổi. Đây là một cộng đoàn trẻ, năng động.
Địa chỉ liên lạc:
Joseph Tạ Ngọc Phan,
9 Résidence des mimosas 10150
Pont Ste Marie
Tel: 03 25806769.
Cộng đoàn Công giáo Đông Nam Á vùng Yvelines. Đây là một cộng đoàn đặc biệt vì tính chất đa ngữ, đa văn hoá, đa chủng tộc bắt nguồn từ lãnh thổ ba nước Việt Nam, Cambodia và Lào. Ba Cộng đoàn CGVN, Cambodia và Lào, hợp thành CĐCGĐNA gồm khoảng 4.000 người: Việt (2.700), Cambodia và Lào (1.300) sinh sống trong vùng Yvelines, vùng hành chính 75, trong đó tín hữu CG có: 700 Việt, 70 Lào và H’mông, 30 Cambodia.
Địa chỉ liên lạc:
Văn Phòng Mục Vụ Yvelines
Cộng đoàn Đông Nam Á:
13 rue de Boufflers,
78 100 Saint Germain en Laye,
Tel: 0033 134513319,
Fax: 0033 1 308708 35,
Email: loichuafr@yahoo.fr
Liên cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Nantes (Trung Tây). Liên cộng đoàn này gồm 2 cộng đoàn: Nantes và Vannes. Những di dân Công giáo đầu tiên đến thành phố Nantes vào năm 1976 làm thành hạt nhân của cộng đoàn này. Số tín hữu hiện nay của cộng đoàn là 410 người trong 103 gia đình. Đó là một cộng đoàn trẻ với tương lai có nhiều triển vọng.
Địa chỉ liên lạc:
CĐ Nantes - Ô. Tạ Đình Phù,
20 rue Charles Perron,
44100 Nantes, France.
Tel: 0240433284.
CĐ Vannes - Ô. Trần Duy Khánh,
2 rue Jeanne La Flamme, 65400 Auray,
France. Tel: 0297563996.
Lm. J.B. Nguyễn Tường Vy, 2 rue René
Giraudet, 85600 St. Hilaire de Loulay.
France. Tel: & Fax: 0251940422.
Email: vy.ng1@worldonline.fr
Cộng đoàn CGVN tại vùng Rennes- Saint Brieuc (Trung Tây Bắc). Với 160 người thuộc 62 hộ, cộng đoàn Rennes hình thành ngày 1-11-1979. Rennes là thành phố chính của tỉnh Ille-et-Vilaine, thủ phủ của vùng Bretagne, cách Paris 360km về phía Trung Tây Bắc nước Pháp. Linh mục Đỗ Minh Lộ (Lorry) (OP) là người sáng lập ra cộng đoàn này.
Địa chỉ liên lạc:
Lm. Giuse Vũ Thái Hoà,
5 rue du Puits Robidou
35190 Tinténiac – France
Tel: 33 2 9968 0256
Email: vuthaihoa2@gmail.com
Liên cộng đoàn CGVN tại Stras-bourg (Đông Bắc). Liên cộng đoàn này gồm có ba cộng đoàn: Strasbourg (Đức Mẹ La Vang), Colmar và Mulhouse. Số tín hữu hiện nay là 750 người phân bố trong 158 gia đình.
Địa chỉ liên lạc:
Cộng đoàn và Thư viện Lavang,
1b Chemin du Doernelbruck 67000
Strasbourg France.
Tel: 33 388316389;
CĐ Colmar, c/o Tạ Ngọc Trân,
61 Route d’Ingersheim 68000 Colmar
France. Tel: 33 389790094;
CĐ Mulhouse, Paroisse St Luc-Dornach,
19 rue Mathias Grunewald 68200
Mulhouse France.
Tel: c/o Trung Thành 33 389595872
& Lm. Lê Phú Hải: lphai@club-internet.fr
Cộng đoàn CGVN tại Nancy (Đông Bắc). Là một cộng đoàn đa chủng đa văn, nhưng thích ứng khá nhanh trong tinh thần đoàn kết và hiệp thông. Toàn thể cộng đoàn có 280 gia đình, với tỷ lệ tín hữu so với tổng số kiều dân, phân bố như sau: Việt Nam 40/100, Lào 10/80, Cambodia 4/100.
Địa chỉ liên lạc:
Linh mục Paul-Maurice Lâm Thái Sơn,
Presbystère 4 rue St Pierre F-54280
Seichamps France.
Tel & Fax: 03 83 20 60 91.
Email: thaison.lam@libertysurf.fr
Cộng đoàn CGVN St-Étienne. Giáo phận St. Étienne là 1 trong 11 giáo phận thuộc vùng Trung Đông Pháp, cách Paris 506km và cách Lyon 56 km. Tỷ lệ Công giáo và không Công giáo trong số 1.182 người di dân ở St. Étienne như sau: Việt 127/252, Cambodia 7/531, Lào 2/399.
Địa chỉ liên lạc:
CĐCGVN St. ÉÙtienne,
Notre Dame de l’ Hermitage, BP 9,
42405 St-Chamond, France;
Hội Bảo trợ và Phát triển Văn hoá
Việt Nam, 7 rue 19 Mars 1962,
42400 St-Chamond France.
Cộng Đoàn CGVN vùng Grenoble (Đông Nam). Số tín hữu trong cộng đoàn có 163 người, gồm những thành phần tương đối trẻ.
Địa chỉ liên lạc:
CT Ban Đại Diện,
Bà Solange Nguyễn Xuân Nga,
975 Avenue de l’Europe 38330
Montbonnot France;
Các nữ tu: Les soeurs de la Charité
31 rue Albert Thomas 38100 Grenoble.
Tel: 04 76846004;
Linh mục Nguyễn Văn Hân, 2 Place
Saint Christophe, 38120 Saint Égrève.
Tel & Fax: 04 76752639.
Email: van.han.nguyen2@libertysurf.fr
Cộng đoàn CGVN tại Toulouse. Trong những thánh lễ thường có khoảng 100 người đến dự, nhưng vào các dịp lễ như Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, có tới 300 người tham dự. Thành phần chủ yếu hiện nay lại là những di dân sau năm 1975, trong khi những tín hữu trước năm 1975 đã lớn tuổi, đi lại khó khăn, hoặc do nghề nghiệp hay cuộc sống, đã dần dần tan biến vào xã hội kiểu phương Tây. Còn giới trẻ VN thuộc thế hệ năm 1975 lớn lên trong khung cảnh phương Tây đã trở thành Tây hơn là Việt Nam, sống theo kiểu Tây và chỉ vào nhà thờ một năm đôi ba lần.
Địa chỉ liên lạc:
Linh mục Giuse Đào Quang Toản.
Presbytère, 31150 Fenouillet France.
Tel: 05 61701372. Fax: 05 62752235.
Email: josephdao.dao@wanado.fr
Liên đoàn Thăng Long trong hội Hướng đạo CGVN tại Pháp. Sau cùng, nhưng không phải không quan trọng, cộng đoàn CGVN tại Pháp, đặc biệt là CĐCGVN tại St. Étienne, giữa bao nhiêu khó khăn, không quên một tổ chức nay đã trở thành quốc tế, có một giá trị giáo dục nhân bản rất cao, tiến cử những con người xứng đáng “thành nhân” cho xã hội cũng như cho Giáo Hội. Chúng ta muốn nói đến tổ chức Hội Hướng Đạo CGVN tại Pháp.
Hội Hướng Đạo Việt Nam tại Pháp thành hình năm 1979, như một thành viên trong liên Hội Hướng Đạo Pháp. Ngoài ra, HĐVN luôn khuyến khích thanh thiếu niên tìm hiểu, yêu mến cội nguồn quê hương của mình bằng những bài hát, trò chơi tiếng Việt, cùng các lớp dạy tiếng Việt.
Địa chỉ liên lạc:
Sư huynh Trần Công Lao,
Liên đoàn trưởng Liên đoàn Thăng
Long, Notre Dame de l’ Hermitage BP 9.
St Chamond 42405 France.
Trần Cao Bằng, liên đoàn phó Liên đoàn Thăng Long,
86 Ave St. Exupéry 69400 Villefranche S/S.
Email: cbtran@club-internet.fr
Người CGVN tại Pháp, ngoài những sinh hoạt như lớp giáo lý, lớp Việt ngữ, các đoàn thể Công giáo Tiến hành, vẫn thường xuyên tích cực tham gia các sinh hoạt đấu tranh chính trị, những hoạt độâng văn hoá và xã hội với mọi người trong cộng đồng người Việt tại Pháp. Trong lĩnh vực truyền thông, từ nhiều năm nay người ta thấy xuất hiện tập san nghiên cứu nghị luận Định Hướng do Trung tâm Văn hoá Nguyễn Trường Tộ tại Strasbourg phát hành ba tháng một số.