Ở thời điểm 1975-1976, có khoảng 2.000 người Việt sinh sống trên lãnh thổ Tây Đức, phần đông là các du học sinh, trong đó có khoảng 100 tín hữu Công giáo, với 10 linh mục, tu sĩ. Từ những năm 1979-1980, người Việt tị nạn bắt đầu đến Đức nhiều hơn, nhất là thời gian 1980-1986, khi tàu Cap Anamur cứu vớt 13.000 người trên biển Đông và hầu hết số người này được đưa về Đức định cư trên nhiều địa điểm khác nhau. Đến cuối năm 1993, đã có 95.542 người sinh sống hay xin tị nạn tại Đức. Ở thời điểm hiện nay (năm 2000), có 14.660 người CGVN cư trú hầu hết tại vùng lãnh thổ Tây Đức cũ, trong số khoảng 50.000 người đã được công nhận cho định cư. Các cộng đoàn VN được chia thành 11 vùng, mỗi vùng có nhiều cộng đoàn do 1 hay 2 tuyên uý phục vụ do giám mục Đức bổ nhiệm.
Đông Bắc: Tổng giáo phận Berlin, Hamburg, giáo phận Hildesheim và một phần giáo phận Fulda với số giáo dân 2.400;
Tây Bắc: giáo phận Muenster, Osnabrueck với số giáo dân 1.350;
Trung Tây: giáo phận Aachen với số giáo dân 900;
Trung Tây: Tổng giáo phận Koeln với số giáo dân 2.400;
Đông Nam: giáo phận Limburg, Maiz, Speyer, Tổng giáo phận Freiburg và một phần giáo phận Fulda với số giáo dân 1.750;
Trung Tây Bắc: Tổng giáo phận Padeborn, giáo phận Essen với số giáo dân 1.200;
Nam: giáo phận Trier với số giáo dân 800; Tổng giáo phận Bamberg; giáo phận Eichstaett, giáo phận Wuerburg và Regensburg với số giáo dân 1.100; giáo phận Rottenburg Stuttgart với số giáo dân 1.400; Tổng giáo phận Muenchen - Freising; giáo phận Augsburg, Passau với số giáo dân 1.300; giáo phận Dresden- Meissen với số giáo dân 60.
Ngoài ra, còn phải kể đến các cộng đoàn Công giáo Việt Nam nhỏ ở rải rác trong các giáo phận Đông Đức và Đông Berlin.
Tại Đức, chúng tôi thấy có 27 linh mục Việt Nam ghi tên trong Niên lịch Phụng vụ năm 2001, 10 đại chủng sinh và nam tu, 20 nữ tu sinh hoạt trong các dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm, Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Nữ Đa Minh (Dominikannerin), dòng Kín Camêlô (Karmelitinen) và dòng Ursulinen/Calvarienberg. Tại Đức, các linh mục và tu sĩ nam nữ cũng tổ chức Hội Liên Tu sĩ Việt Nam và các giáo dân sinh hoạt trong Liên đoàn CGVN. Mỗi năm, Cộng đoàn CGVN tại Đức tổ chức một Đại hội Công giáo toàn quốc vào dịp cuối tuần đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống với sự tham dự của mọi thành phần Dân Chúa.
Nguyệt san Dân Chúa Âu Châu (danchuaauchau@t-online.de) do linh mục Stêphanô Bùi Thượng Lưu phụ trách, phát hành tại thành phố Stuttgatt, nước Đức, là cơ quan truyền thông của giáo sĩ và giáo dân vùng Âu Châu. Tờ báo này do Hội Liên Tu sĩ Việt Nam Ut Sint Unum tại Âu Châu chủ trương, cùng với nhà sách Dân Chúa Âu Châu.
Sau đây là một vài địa chỉ chính thức tại Đức:
Liên Tu sĩ: Lm. Antôn Huỳnh Văn Lộ,
Hirschstr. 88, 76133 KARLSRUHE.
Tel: 0721 849 060.
Tuyên uý Liên đoàn:
Lm. Phaolô Phạm Văn Tuấn,
Trung Tâm Mục Vụ Borsum, am hohen Turm 4,
D-31177 HARSUM, Germany.
Tel & Fax: 05 127 5170.
Email: phamvantuan@addcom.de