1. Danh lam thắng cảnh
- Hang Từ Thức: ở Nga Sơn
- Động Hồ Công: ở núi Xuân Đài, có nhũ đá và tượng đá rất đẹp.
- Hang và Đền An Tiêm: gần hang Từ Thức, trong một núi đá nhỏ, gần bờ biển.
- Đập Bái Thượng: cách tỉnh lỵ Thanh Hoá 56km, đập dài 175m, xây từ 100 năm nay.
- Núi Kim Sơn: 29 ngọn và hai động.
- Suối cá Làng Ngọc: Ngay đầu làng Ngọc, thuộc xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ.
- Đàn cò Hồ Nga: trong xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn.
- Đền Sòng: ở làng Cố Đàm, cách Ninh Bình 18km về hướng Tây Nam.
- Đền Mị Nương: trên núi Biện Sơn, thuộc đảo Nghi Sơn, gần Cửa Bạng (Ba Làng), ở ranh giới tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An.
- Đền Phố Cát: nằm bên sông Đò Lèn, thờ Liễu Hạnh công chúa.
- Đền Vua Lê Thái Tổ: ở làng Lam Sơn, huyện Thiệu Hoá.
- Bãi biển Sầm Sơn rất đẹp ở cách thị xã Thanh Hoá 18km về phía Đông.
2. Di tích lịch sử
- Cổ thành Tây Đô do vua Hồ Quý Ly xây năm 1396, tại xã Yên Tôn, huyện Vĩnh Lộc.
- Cửa Bạng: nơi cha Marques và Đắc Lộ đặt chân lần đầu tiên vào 19-3-1627, mở đầu công cuộc truyền giáo ở Đàng Ngoài. Nay là giáo xứ Ba Làng, thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, cách thị xã Thanh Hoá 45km về phía Nam.
3. Nhân vật lịch sử
- Công chúa Mai Hoa (Maria Flora) được giáo sĩ Pedro Ordođez de Cevallos, người Tây Ban Nha, rửa tội vào năm 1590. Cô là chị của vua Lê Thế Tông, đã giữ vai trò nhiếp chính khi vua lên ngôi lúc 7 tuổi. Cô tên thật là Chiêm, rất đức độ và có lòng bác ái. Cha Ordođez đặt tên thánh cho công chúa là Maria Flora. Cô đã thiết lập tại Vạn Lai Sách (nay là xã Phúc Lập, bên bờ sông Chu) một nữ tu viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội mà công chúa làm bề trên cho đến chết. Nhờ ảnh hưởng tốt lành của cô, khoảng 100 người trong hoàng tộc và phi tần cung nữ đã theo đạo. Ở khu đất cố đô An Trường này vẫn còn có Giếng Gia Tô, Xóm Gia Tô và một chỗ gọi là Nền Thờ, có lẽ để nhớ ơn công chúa (x. Lịch sử và du hành thế giới, 1628, của cha Ordonõez de Cevallos; Lê Triều Thượng cổ truyền giáo, tr. 11; và Lịch sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam, tr. 113-115, Đại Việt Thiện Bản).