TRƯỚC TIÊN, HÃY LẮNG NGHE!
Sr. Giuseppina Teruggi, FMA
Sr. Teresa Ngọc Bích, FMA, chuyển ngữ
Có những năng lực được đánh giá, quan tâm cách đặc biệt trong thời đại lịch sử khác nhau. Nền văn hoá toàn cầu trong thời đại chúng ta chú trọng việc khẳng định chính mình, khả năng thể hiện bản thân qua cách thức sẵn sàng và sáng tỏ. Ngày nay, những năng lực được đánh giá, giữ gìn tới độ thụ động mang nét tu đức trong tương quan như: lắng nghe, kiên nhẫn, khiêm tốn, chúng có một đặc điểm chung là chú ý tới các giá trị khác như: Thiên Chúa, con người, kế hoạch quan tâm đến sự sống. Trong một thời đại, ưu tiên những gì là bề ngoài, là hiệu quả. Như những nhà giáo dục giới trẻ, chúng ta đựơc mời gọi suy tư cách dứt khoát về sự phong nhiêu của sự sống để mang lại niềm hạnh phúc và hy vọng cho con người.
Nhiều cảm hứng cho các nhà thơ văn trong những sáng tác của mình như: Meditazione của Umberto Saba: Tôi ngồi bên cửa sổ và nhìn lên nền trời xanh có những ngôi sao. Tôi ngắm nhìn và lắng nghe vì nó cho tôi sức mạnh. Hãy nhìn và lắng nghe.
Một lối nhìn
Sau thời đào luyện trường kỳ trong các cộng đoàn của chúng ta, nhiều người đã để lại những nét đẹp của cuộc sống như: sự đón tiếp, quan tâm đến người khác với cái nhìn trìu mến, sẵn sàng lắng nghe, là những nét tích cực gây ấn tượng tốt nơi các đối tượng của chúng ta. Hơn một lần, một số chị em đã để lại hương thơm bác ái nơi những người trẻ và những người đời trong môi trường Salêdiêng. Cám ơn các chị em đã biết nhìn và lắng nghe với ánh mắt nhân từ và với tất cả tấm lòng. Chúng ta hãy canh tân lại ước muốn thu hút người trẻ bằng chính kinh nghiệm sống của mình.
Chúng ta không luôn ý thức về điều này. Một chị em đã thốt lên, tại sao chúng ta không thành công để xây dựng tinh thần gia đình nơi cộng đoàn chúng ta? Điều gì còn tồn đọng nơi nhà của chúng ta để có thể cùng nhau sống và tạo tương quan tốt hơn giữa chúng ta?
Đây cũng là điều chất vấn mỗi chúng ta. Có nhiều điểm chúng ta cần chú ý trong tương quan cụ thể của cuộc sống cộng đoàn. Có lẽ chúng ta cũng cần bỏ đi những gì không tốt trong quá khứ, nếu không sẽ chẳng bao giờ thay đổi cả. Chúng ta muốn dừng lại để suy tư về một năng lực là điều kiện nền tảng để xây dựng sự hiệp thông, làm phát triển các tương quan, củng cố niềm vui và sự tin tưởng trong cộng đoàn.
Điều quan trọng đó là lắng nghe: là thái độ bên ngoài xem ra có vẻ “thụ động” nhưng thực tế nó có tính “xây dựng” tạo sức mạnh ở mức độ cá nhân và cộng đoàn. Nó được xác định rằng, “thái độ lắng nghe đích thực là một nén bạc ít được thăng tiến. Nếu chúng ta gặp được năm người biết lắng nghe trong cuộc đời đã làm chúng ta vui thoả”. Như thế, có lẽ chúng ta được may mắn hơn. Hãy học biết lắng nghe, vì nó không là điều tự nhiên, cần có sự khéo léo và rèn luyện khó nhọc. Bởi vì nó chạm đến một chiều sâu, một khả năng xác tín rằng, cuộc sống chúng ta là quà tặng trao ban vì hạnh phúc của người khác, của những người sống với chúng ta chứ không là một tiến trình tự lập.
Để có sự thông truyền tốt
Lắng nghe có nền tảng là ước muốn một tương quan tích cực, một sự tiếp nhận và tế nhị. Khi nói đến sự lắng nghe sống động, là nói đến một sự lắng nghe rộng mở với thái độ đón tiếp không thành kiến, luôn sẵn sàng hướng đến người nói mà cả qui về chính mình nữa. Thật thế, quan trọng là lắng nghe với sự nhạy bén và sự nhận biết. Thật là khó để thực sự hiểu người khác.
Lắng nghe được xác định như “một thái độ cùng nhau để có thể hiểu những người mà chúng ta gặp gỡ, thông truyền trong nét tự nhiên không gò bó”. Tuy nhiên, lắng nghe không chỉ để nghe, không chỉ để hiểu bằng trí não. Nhưng trên hết là lắng nghe bằng con tim với ánh nhìn trìu mến và không thành kiến.
Thông thường, lắng nghe gồm một vài tiến trình. Trước hết, để nhận sứ điệp hoặc bằng lời hoặc không bằng lời. Điều cần thiết là tập trung để hiểu điều được thông truyền. Nó cần sự mở lòng, quan tâm, khả năng nắm bắt và cả cách thức diễn tả như: nhìn, nghe và cử động để có thể thông suốt được sứ điệp. Nghĩa là nắm bắt được nội dung truyền đạt, điều mà người đang nói diễn tả, hiểu được điều nói về mình, về điều yêu cầu, ngay cả trong những điều tiềm ẩn.
Thật vậy, để có được sự lắng nghe đích thực, cần có sự đáp trả diễn tả sự thông truyền tốt hay không tốt. Đây là một sự tế nhị trong việc lắng nghe: có thể là một sự đáp trả của sự thông cảm, khích lệ, nâng đỡ… Hoặc một sự đáp trả diễn tả sự đánh giá, sự sáng tỏ hay lệnh hướng.
Người khôn ngoan biết phân tích về cách thức lắng nghe và phê bình. Có một cách thức lắng nghe “lơ là” như khi chúng ta chia trí, tưởng tượng hay quá tin vào trực giác của mình mà bỏ qua những điều quan trọng. Đây là cách lắng nghe thụ động, không mang tính truyền thông, sống theo cơ hội. Người ta dùng từ “lắng nghe có logic” để chỉ việc biết lắng nghe cách hữu hiệu và sắp xếp những ý tưởng theo ý nghĩa của người nói, tập trung vào nội dung diễn tả.
Và còn có sự lắng nghe “empatico” hữu hiệu hơn khi chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của người khác trong cách nhìn của họ. Đây là cách lắng nghe loại trừ sự xét đoán, dễ dàng cho lời khuyên và cảm thấy căng thẳng cần phải giải quyết vấn đề. Một cách đơn giản chỉ cần hiểu là đã chia sẻ cách sâu xa rồi.
Một cách lắng nghe hữu hiệu hơn nữa là làm vơi đi sự hiểu lầm và giúp người khác diễn tả chính mình cách mạnh dạn, biết khích lệ họ, giúp họ thăng tiến. Hơn nữa, còn giúp họ có tương quan tốt với người khác nhờsự tự tin, làm cho mình nên dễ mến và biết tôn trọng lẫn nhau.
Trước tiên, hãy lắng nghe
Khả năng lắng nghe là điều rất quan trọng, dù có thiếu những năng lực khác thì sự lắng nghe có thể đem lại sự giải thoát, an ủi và chữa lành những vết thương đau tưởng như không thể chữa được. Lắng nghe có sức mạnh như thể phép chữa lành.
Trong tiến trình thăng tiến con người, người ta thống kê về những kỹ năng sống, thứ nhất là lắng nghe, tiếp đến là nói, đọc và cuối cùng là viết. Trong khi đó, theo khoa thống kê về những tương quan cho rằng, việc lắng nghe chiếm 45%, nói 30%, đọc 16% và viết 9%. Như trong việc giảng dạy, có nhiều điều để viết, có khá điều để đọc, ít điều để nói và như không có gì để lắng nghe.
Thái độ lắng nghe của chúng ta chịu ảnh hưởng từ thuở thơ ấu qua các phong cách sống khác nhau và nó tiếp tục tăng triển qua các kinh nghiệm sống trong tương quan xã hội. Do đó, cá nhân cần nỗ lực hằng ngày để học biết lắng nghe.
Có một cách thức rèn luyện để có năng lực lắng nghe cách hiệu quả là sự truyền thông cho nhau. Điều này mang lại nhiều ích lợi. Chẳng hạn, một người đang trong tình trạng cảm xúc mạnh (bốc hoả, lo âu, xáo động) về một sự kiện không liên quan gì đến tôi sẽ ảnh hưởng tới việc lắng nghe. Và cả khi vấn đề gây cảm xúc đó liên quan đến tôi sẻ làm xáo động.
Một vài người cho rằng, một người lắng nghe tốt làm cho họ cảm thấy họ được lắng nghe thật sự và còn đọng lại nơi họ cảm giác thú vị dành cho họ. Hay trong một vài trường hợp, một người lắng nghe tốt thì biết giải quyết vấn đề cách tích cực hơn.
Việc lắng nghe có nền tảng sâu xa từ Kinh Thánh. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa có tương quan và đối thoại với con người: Ngài nói, chúng ta được mời gọi lắng nghe và nhận ra tình yêu cao cả của Ngài.
Dưới ánh sáng đó, Enzo Bianchi chú giải: “… Người biết lắng nghe cũng là người biết yêu vì tình yêu nảy sinh từ việc lắng nghe. Lắng nghe Thiên Chúa với tất cả mọi năng lực để tiếp nhận và thể hiện nơi mình và những người mình tiếp xúc”.