Print  
Sự trưởng thành đầy đủ của các linh mục ngày mai
Bản tin ngày: 08/02/2012   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo

VÌ SỰ TRƯỞNG THÀNH ĐẦY ĐỦ CỦA CÁC LINH MỤC NGÀY MAI

I. Hội Thánh và việc phân định ơn gọi

1. “Mọi ơn gọi Kitô hữu đều đến từ Thiên Chúa, đó là ân huệ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, ơn gọi ấy không bao giờ được ban bên ngoài và tách biệt khỏi Hội Thánh, nhưng luôn luôn ở trong Hội Thánh và qua Hội Thánh (…) phản ánh rạng ngời và sống động của Mầu nhiệu Ba Ngôi cực thánh (1).

Hội Thánh, “người sinh ra và giáo dục các ơn gọi” (2), có nhiệm vụ phân định ơn gọi và sự phù hợp của các ứng sinh vào tác vụ linh mục. Thật vậy, “tiếng gọi bên trong của Thánh Thần cần được giám mục nhìn nhận xem có phải là tiếng gọi chân thực không” (3). Trong việc cổ vũ sự phân định này và trong tổng thể việc đào luyện cho tác vụ thánh, Hội Thánh được thúc đẩy bởi hai quan tâm: bảo đảm thiện ích cho sứ mệnh Hội Thánh, và đồng thời thiện ích của các ứng sinh. Thật thế, cũng như mọi ơn gọi Kitô hữu, ơn gọi tới chức linh mục, do tính chất Kitô học, cũng có một chiều kích thiết yếu Hội Thánh: “không chỉ vì xuất phát từ” Hội Thánh và qua trung gian của Hội Thánh, không chỉ được nhìn nhận và được hoàn thành trong Hội Thánh, nhưng còn định hình - cách căn để nhằm phụng sự Thiên Chúa - tất yếu để phục vụ Hội Thánh. Ơn gọi Kitô hữu, trong mọi hình thức của nó, là một ân ban nhằm để xây dựng Hội Thánh, để tăng triển Nước Thiên Chúa giữa thế gian” (4).

Bởi thế, thiện ích của Hội Thánh và thiện ích của ứng sinh không đối kháng nhau, nhưng hội tụ lại với nhau. Những người trách nhiệm về đào luyện có nhiệm vụ phải hài hoà hai thiện ích này, luôn xét chúng đồng thời hỗ tương năng động với nhau: đây là một khía cạnh thiết yếu của trách nhiệm lớn lao nhằm phục vụ Hội Thánh và phục vụ con người (5).

2. Tác vụ linh mục, được hiểu và sống như là sự đồng hình với Đức Kitô Lang Quân, Mục Tử Nhân Lành, đòi hỏi những năng lực cũng như các đức tính luân lý và đối thần, được nâng đỡ bởi sự quân bình nhân bản và tâm lý, đặc biệt là tình cảm, như thế chủ thể mới có thể ở trong dự thế tương hợp để dâng hiến bản thân cách thật sự tự do trong mối tương quan với các tín hữu trong nếp sống độc thân (6).

Bàn về những chiều kích khác nhau của việc đào luyện linh mục - nhân bản, thiêng liêng, tri thức, mục vụ - Tông huấn hậu Thượng Hội đồng Pastores dabo vobis, trước khi dừng lại trên chiều kích thiêng liêng, “yếu tố quan trọng nhất trong việc giáo dục linh mục” (7), cho thấy chiều kích nhân bản là nền tảng của việc đào luyện trọn vẹn. Tông huấn liệt kê ra một chuỗi những đức tính nhân bản và khả năng tương quan, vốn được đòi hỏi đối với người linh mục sao cho nhân cách của họ là “nhịp cầu chứ không là vật cản những người khác gặp Chúa Kitô Đấng cứu chuộc con người” (8). Những đức tính và khả năng ấy đi từ sự quân bình tổng thể của nhân cách cho tới khả năng mang lấy gánh nặng của trách nhiệm mục vụ, từ sự hiểu biết sâu xa về tâm hồn con người tới cảm thức về công bằng và sự trung tín (9).

Một số trong những phẩm chất này đáng phải lưu tâm đặc biệt: cảm thức tích cực và ổn định về căn tính là người nam của mình và có khả năng tương quan cách trưởng thành với những người khác hay những nhóm người khác; một cảm thức vững chắc về sự thuộc về, vốn là nền tảng của sự hiệp thông trong tương lai với linh mục đoàn và cộng tác trách nhiệm với tác vụ của giám mục (10); sự tự do để mình phấn khởi vì những lý tưởng cao cả và sự nhất quán trong việc thực hiện chúng trong hoạt động hằng ngày; sự can đảm lấy quyết định và trung thành với những quyết định ấy; sự hiểu biết về bản thân, về những năng lực và giới hạn của mình đang khi hội nhập chúng thành một nhãn quan tích cực về bản thân đứng trước Thiên Chúa; khả năng để sửa chữa bản thân; sự thưởng thức vẻ đẹp được hiểu như là “rạng ngời chân lý” và nghệ thuật nhìn nhận chân lý; sự tín nhiệm phát sinh từ sự kính trọng người khác và dẫn tới sự tiếp nhận; khả năng của ứng sinh hội nhập, theo nhãn quan Kitô giáo, phái tính của mình, cũng như hiểu về nghĩa vụ của bậc độc thân (11).

Những dự thế nội tâm đó phải được khuôn đúc trong hành trình đào luyện của người linh mục tương lai, người, vì thuộc về Thiên Chúa và thuộc về Hội Thánh, được kêu gọi để xây dựng cộng đoàn Hội Thánh. Người linh mục, vì say mê Đấng Vĩnh Hằng, nên hướng tới sự trân trọng chân chính và tròn đầy đối với con người và luôn sống ngày càng hơn sự phong phú tình cảm trong sự dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa Độc nhất và Ba Ngôi và cho anh em, đặc biệt những ai đau khổ.

Hẳn nhiên điều này liên quan đến những mục tiêu mà chỉ có thể đạt được qua sự tương hợp ngày đêm của ứng sinh đối với sự hoạt động của ân sủng nơi mình và đạt được nhờ vào một hành trình đào luyện tiệm tiến, lâu dài và không luôn mang tính cơ cấu (12).

Ý thức được sự đan dệt kỳ diệu và đòi hỏi của sức năng động nhân bản và thiêng liêng trong ơn gọi, ứng sinh không thể nào bỏ qua ích lợi của một sự phân định ơn gọi kỹ lưỡng và có trách nhiệm, hướng tới vạch định những hành trình đào luyện được cá vị hoá và khắc phục dần những thiếu sót nếu có trên bình diện thiêng liêng và nhân bản. Bổn phận của Hội Thánh là cung cấp cho các ứng sinh một sự hội nhập hữu hiệu các chiều kích nhân bản và luân lý, nhờ vào ánh sáng của chiều kích thiêng liêng, mở ra cho chiều kích thiêng liêng và hoàn thành trong chiều kích thiêng liêng (13).

II. Sửa soạn các người đào luyện

3. Mọi người đào luyện đều phải là người hiểu rõ về con người, về các nhịp độ tăng trưởng của họ, về các tiềm năng và sự yếu đuối của họ cũng như cách thức người ấy sống mối tương quan với Thiên Chúa. Vì thế, ước mong rằng các giám mục, đang khi tận dụng những kinh nghiệm, những chương trình và những định chế đáng khen, cũng hãy dự liệu một sự chuẩn bị thích đáng cho những người đào luyện về sư phạm ơn gọi, theo như những chỉ dẫn mà Bộ Giáo dục Công giáo đã ban hành (14).

Các người đào luyện cần được chuẩn bị thích đáng để thực hiện việc phân định, trong sự kính trọng đầy đủ đối với giáo thuyết của Hội Thánh về ơn gọi linh mục, sao cho có thể quyết định cách an tâm hữu lý về việc tiếp nhận vào chủng viện hay vào nhà đào luyện đối với giáo sĩ tu dòng, hoặc về việc thải hồi vì những lý do không phù hợp, cũng như biết đồng hành với ứng sinh để thủ đắc những đức tính luân lý và đối thần cần thiết để sống trong sự nhất quán và tự do nội tâm việc dâng hiến trọn vẹn đời sống mình để làm “người phục vụ Hội Thánh hiệp thông” (15).

Tài liệu Những định hướng giáo dục cho việc đào luyện đời sống độc thân linh mục, của Bộ Giáo dục Công giáo này, nhìn nhận rằng “những sai lầm trong sự phân định các ơn gọi không phải là ít, và quá thường do thiếu năng lực tâm lý, hơn kém mang tính bệnh lý, chỉ tỏ hiện sau khi chịu chức linh mục. Việc phân định đúng lúc sẽ giúp tránh được biết bao thảm kịch” (16).

Điều này đòi hòi mỗi người đào luyện có sự nhạy cảm và sự sửa soạn về tâm lý học cân xứng (17) để có thể, trong mức có thể, nhận ra những động lực thực của ứng sinh, phân định được những cản trở trong sự hội nhập giữa trưởng thành nhân bản và trưởng thành Kitô hữu và bệnh lý nếu có. Người đào luyện phải cân nhắc cách chính xác và khôn ngoan chuyện cuộc đời của ứng sinh. Tuy nhiên, tự nó, việc này không tạo nên tiêu chuẩn quyết định, không đủ để phán quyết việc tiếp nhận hay thải hồi. Người đào luyện phải lượng định về con người trong toàn thể và trong sự tiệm tiến tăng trưởng - với những điểm mạnh và điểm yếu của nó - về ý thức mà người đó có về các vấn đề của mình, cũng như về khả năng của người ấy kiểm soát cách có trách nhiệm và tự do cách hành xử của mình.

Vì lý do này, mỗi người đào luyện cần được chuẩn bị, kể cả với những khoá học chuyên, để hiểu sâu hơn về con người và về những đòi hỏi của việc đào luyện cho tác vụ linh mục. Vì mục đích ấy, những cuộc trao đổi với các chuyên viên trong các khoa tâm lý học để làm sáng tỏ một số đề tài chuyên biệt, là rất hữu ích.

III. Đóng góp của khoa tâm lý học cho việc phân định và việc đào luyện

5. Xét là một tặng ân đặc biệt của Thiên Chúa, ơn gọi tới đời sống linh mục và việc phân định của nó nằm ngoài thẩm quyền của khoa tâm lý học. Tuy nhiên, để có sự lượng định chắc chắn về tình trạng tâm lý của ứng sinh, về khả năng nhân bản để đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, và để hỗ trợ thêm nữa trong sự tăng trưởng nhân bản của người ấy, trong một số trường hợp, việc nại tới các chuyên viên về các khoa học tâm lý thì hữu ích. Những chuyên viên này có thể cống hiến cho các người đào luyện không chỉ một ý kiến về triệu chứng và sự chữa trị cho những rối loạn tâm lý, nhưng cũng đóng góp để nâng đỡ sự phát triển những phẩm chất nhân bản và tương quan được đòi hỏi do việc thực thi tác vụ (18), bằng cách gợi ra những hành trình hữu ích phải theo để giúp cho sự đáp trả ơn gọi được tự do hơn.

Việc đào luyện linh mục cũng phải lưu tâm đến nhiều biểu hiện của sự mất quân bình đã ăn rễ bên trong con người (19) - mà một biểu hiện đặc biệt nằm trong những đối kháng giữa lý tưởng dâng hiến, điều mà ứng sinh ý thức khao khát, và đời sống thực tiễn của người ấy - và những khó khăn riêng của một sự tăng trưởng tiệm tiến về các đức tính nhân bản và tương quan. Sự trợ giúp của cha linh hướng và của cha giải tội là điều nền tảng và không thể thiếu để có thể khắc phục những khó khăn ấy với ơn của Thiên Chúa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tự tăng trưởng của các phẩm chất nhân bản và tương quan này có thể bị ngãng trở bởi những vết thương cá biệt trong qúa khứ vốn chưa được giải quyết.

Thực vậy, ngày nay những người xin vào chủng viện bộc lộ ra, trong cách thức ít nhiều, sự bất lợi do một thứ tâm thức ghi dấu bởi chủ nghĩa tiêu thụ, bởi một sự bất ổn định trong các tương giao gia đình và xã hội, bởi chủ thuyết tương đối về luân lý, bởi những nhãn quan sai lầm về phái tính, bởi sự vắng bóng những chọn lựa, bởi sự phủ định có hệ thống các giá trị, nhất là do các phương tiện truyền thông gây nên.

Giữa các ứng sinh, người ta có thể thấy một số mà do một số kinh nghiệm cá biệt - con người, gia đình, nghề nghiệp, trí thức, tình cảm - bằng nhiều cách khác nhau, đã để lại những vết thương chưa được chữa lành và gây nên những rối loạn, ảnh hưởng tới chính ứng sinh mà không nhận ra và thường chính đương sự lại gán cho những nguyên nhân bên ngoài, và do đó, không có khả năng đối diện với những rối loạn đó cách tương xứng (20).

Hiển nhiên tất cả những điều đó ảnh hưởng trên khả năng có thể tiến bộ trong hành trình đào luyện tới chức linh mục.

Si casus ferat (21) – nghĩa là trong những trường hợp ngoại lệ cho thấy những khó khăn cá biệt – việc nại tới những chuyên viên trong các khoa tâm lý học, cả trước khi nhận vào chủng viện lẫn trong tiến trình đào luyện, có thể giúp cho ứng sinh trong việc vượt qua những vết thương ấy, để hướng tới một sự nội tâm hóa ngày càng vững vàng và sâu xa hơn lối sống của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành, là Đầu và Lang Quân của Hội Thánh(22).

Để có được sự lượng định chính xác về nhân cách của ứng sinh, chuyên viên có thể nại tới sự phỏng vấn, làm test, dĩ nhiên luôn phải có sự đồng ý trước, rõ ràng, hiểu biết và tự do của ứng sinh (23).

Với sự tế nhị đặc biệt, phải tránh sử dụng kỹ thuật chuyên tâm lý và tâm lý bệnh học từ phía các người đào luyện.

6. Việc giám đốc và các người đào luyện nhờ đến sự cộng tác của những chuyên viên trong các khoa tâm lý có thể ích lợi, miễn là những người ấy không thuộc về equipe đào luyện. Các vị này phải có năng lực chuyên trong lãnh vực ơn gọi và, cùng với tính cách nghề nghiệp, phải có sự khôn ngoan do Thánh Thần.

Trong việc chọn lựa các chuyên viên để tham vấn về tâm lý, để bảo đảm tốt hơn việc hôi nhập với việc đào luyện luân lý và thiêng liêng, tránh gây ra những rối loạn có hại hay đối kháng, phải lưu ý sao để, ngoài việc phân biệt sự trưởng thành vững chắc về nhân bản và thiêng liêng, còn phải đến từ một nền nhân học rõ ràng đồng cảm với quan niệm Kitô giáo về ngôi vị nhân linh, về phái tính, về ơn gọi linh mục và độc thân, như thế nhằm để những can thiệp của họ phải chú ý đến mầu nhiệm con người trong sự đối thoại cá nhân với Chúa, theo như cái nhìn của Hội Thánh.

Nơi đâu không có sẵn các chuyên viên, hãy liệu sao để có được (24). Sự hỗ trợ của các khoa tâm lý phải hội nhập vào trong khung cảnh của việc đào luyện toàn diện của ứng sinh, như thế nó không cản trở, nhưng là để bảo đảm cách riêng giá trị không thể thiếu được của việc đồng hành thiêng liêng, vốn có nhiệm vụ giữ cho ứng sinh luôn hướng tới chân lý về tác vụ chức thánh, theo cái nhìn của Hội Thánh. Bầu khí đức tin, kinh nguyện, suy niệm Lời Chúa, việc học hỏi thần học và đời sống cộng đoàn – nền tảng để lời đáp trả quảng đại đối với ơn gọi lãnh nhận từ Thiên Chúa được trưởng thành – sẽ cho phép ứng sinh có được hiểu biết chính xác về ý nghĩa và việc sử dụng những hiểu biết tâm lý vào trong hành trình ơn gọi của mình.

7. Việc dùng tới các chuyên viên trong các khoa tâm lý tại các nước phải được chi phối theo như Rationes institutionis sacerdotalis liên hệ và trong các chủng viện bởi các vị thường quyền hay bề trên cao cấp thẩm quyền, với sự trung thành và nhất quán với các nguyên tắc và hướng dẫn của tài liệu này.

a. Sự phân định khởi đầu

8. Ngay từ lúc ứng sinh xin được tiếp nhận vào chủng viện người đào luyện cần phải biết chính xác về nhân cách người đó, các năng lực, các khuynh hướng, khả năng, tiềm năng, và những vết thương nếu có, lượng định bản chất và mức độ của chúng.

Đừng quên khuynh hướng có thể có nơi một số ứng sinh thường giảm nhẹ hay phủ nhận những yếu đuối riêng của mình: họ không nói cho các người đào luyện về một số những khó khăn nặng nề của họ, sợ rằng không được hiểu và không được chấp nhận. Như thế họ vun đắp nên những kỳ vọng ít có thực về tương lai của họ. Trái lại, có những ứng sinh có khuynh hướng thổi phồng những khó khăn, coi chúng như ngăn trở không thể vượt qua cho hành trình ơn gọi.

Sự phân định đúng về những vấn đề có thể cản trở hành trình ơn gọi - chẳng hạn như sự lệ thuộc tình cảm quá độ, sự gây hấn quá mức, sự không đủ khả năng trung thành với những nhiệm vụ đảm nhận và thiết lập những tương quan thanh thản, cởi mở, tín nhiệm và cộng tác huynh đệ với quyền bính, mang một căn tính phái tính rối loạn và chưa định hình - không thể không giúp ích nhiều cho chính ứng sinh, cho các nơi chăm sóc ơn gọi và cho Hội Thánh.

Trong giai đoạn khởi đầu, sự hỗ trợ của các chuyên viên trong các khoa tâm lý có thể cần thiết trước hết thuộc lãnh vực bệnh lý, nếu nghi ngờ rằng có những rối loạn tâm lý. Nếu thấy cần thiết chữa trị, thì phải làm điều này trước khi nhận vào chủng viện hay vào nhà đào luyện.

Sự hỗ trợ của các chuyên viên cũng có thể hữu ích cho các người đào luyện để vạch ra hành trình đào luyện hợp cho cá nhân theo như nhu cầu riêng của ứng sinh.

Trong việc lượng định về khả năng sống, với niềm vui sống trung thành, đặc ân đời độc thân, như là sự dâng hiến trọn vẹn cuộc sống mình theo hình ảnh Đức Kitô Đầu và Mục Tử của Hội Thánh, phải lưu tâm rằng không đủ nếu chỉ xét đến khả năng kiêng cữ việc hoạt động của cơ năng sinh sản, nhưng cũng cần phải xét tới sự định hướng phái tính, theo như những chỉ dẫn của Bộ Giáo dục Công giáo (25). Thật vậy, đức Khiết tịnh vì Nước Trời còn hơn là chỉ đơn giản không có những liên hệ tính dục.

Trong ánh sáng của những mục đích đề ra ở trên, trong một số trường hợp, sự tham vấn tâm lý có thể là điều hữu ích.

b. Sự phân định kế tiếp

9. Trong thời kỳ đào luyện, việc nhờ tới các chuyên viên trong các khoa tâm lý, ngoài việc đáp ứng cho những đòi hỏi phát sinh do những khủng hoảng có thể xảy ra, cũng có thể ích lợi để giúp cho ứng sinh trong hành trình để có được những đức tính nhân bản và luân lý; có thể cung ứng cho ứng sinh một sự hiểu biết sâu xa hơn về chính nhân cách của mình và góp phần giúp khắc phục, hay giúp cho những kháng cự tâm lý trứơc những đòi hỏi đào luyện được trở nên bớt mạnh hơn.

Một sự làm chủ bản thân, không chỉ những yếu đuối của mình, mà còn cả những sức lực nhân bản và thiêng liêng của mình (26), giúp cho có thể dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa với sự ý thức và tự do, trong sự trách nhiệm đối với chính mình và đối với Hội thánh.

Tuy nhiên, đừng coi nhẹ, sự kiện rằng sự trưởng thành Kitô hữu và ơn gọi có thể đạt tới, cũng nhờ vào những hiểu biết tâm lý, dẫu rằng được soi dẫn bởi các dữ kiện của khoa nhân học Kitô giáo, và bởi đó của ân sủng, thì cũng vẫn không bao giờ miễn khỏi những khó khăn và căng thẳng, đòi hỏi có kỷ luật nội tâm, tinh thần hy sinh, chấp nhận vất và và thập giá (27), và tín thác vào sự trợ giúp không thể thiếu của ân sủng (28).

10. Hành trình đào luyện phải bị ngưng lại trong trường hợp ứng sinh, dù có cố gắng, dù có sự hỗ trợ của tâm lý gia và tâm lý bệnh gia, vẫn tiếp tục biểu lộ sự không có năng lực đối diện một cách thực tế, cả về sự tăng trưởng nhân bản, những sự thiếu trưởng thành nghiêm trọng (sự lệ thuộc tình cảm mạnh, sự thiếu tự do trong các tương quan, sự nghiêm khắc quá độ về tính tình, sự thiếu trung tín, căn tính phái tính không rõ ràng, khuynh hướng đồng tính đã ăn rễ mạnh…).

Cũng phải lượng định tương tự khi thấy sự khó khăn hiển nhiên để sống sự khiết tịnh trong đời độc thân, được sống như một nghĩa vụ nặng vốn đòi có sự quân bình về tình cảm và tương quan.

IV. Yêu cầu có những điều tra đặc biệt và sự kính trọng sự riêng tư của ứng sinh

11. Thuộc về Hội Thánhviệc chọn những người mà Hội Thánh coi là phù hợp với tác vụ mục tử và đồng thời là quyền và bổn phận phải xác minh nơi những người mà Hội Thánh nhận vào tác vụ thánh xem có những phẩm chất được đòi hỏi không (29).

Giáo luật khoản 1051, 10 dự liệu sự duyệt xét về những phẩm chất được đòi hỏi để được lãnh chức thánh, giữa những điều khác, việc điều tra về tình trạng sức khoẻ thể lý và tâm lý của ứng sinh (30).

Khoản 1052 ấn định rằng giám mục, để có thể tiến hành phong chức, phải có sự chắc chắn luân lý về sự thích hợp của ứng sinh, “được chứng minh bằng những luận chứng tích cực” (§1) và, trong trường hợp nghi ngờ có căn cớ, không được tiến hành phong chức (x. §3).

Từ đây phát sinh quyền của Hội Thánh để minh xác, kể cả với việc nại tới việc khám bệnh và tâm lý học, về sự thích hợp của các linh mục tương lai. Thực vậy, không chỉ việc điều tra về sự thích hợp của ứng sinh, mả kể cả biết về sự thích hợp ấy, là việc của chính giám mục hay bề trên thẩm quyền. Ứng sinh vào chức linh mục không thể áp đặt những điều kiện cá nhân của mình, nhưng phải chấp nhận với sự khiêm tốn và biết ơn những qui tắc và điều kiện của Hội Thánh, mà do trách nhiệm của mình, đã đặt ra (31). Bởi thế, trong trường hợp nghi ngờ về sự thích hợp, việc nhận vào chủng viện hay nhà đào luyện, chỉ có thể sau khi đã có sự lượng giá tâm lý về nhân cách.

12. Quyền và bổn phận của định chế đào luyện có những hiểu biết cần thiết để có một phán quyết chắc chắn cách thận trọng về sự thích hợp của ứng sinh không được vi phạm quyền về danh thơm tiếng tốt mà con người được hưởng, quyền bảo vệ sự riêng tư, như quy định của khoản 220 của Bộ Giáo luật. Điều này có nghĩa là có thể tiến hành việc tham vấn tâm lý chỉ với sự đồng ý trước, rõ ràng, có hiểu biết và tự do của ứng sinh.

Các người đào luyện phải bảo đảm bầu khí tín nhiệm, sao cho ứng sinh có thể mở lòng và dự phần cách xác tín vào việc phân định và đồng hành, bằng sự “cộng tác cá nhân cách tin tưởng và thân tình” (32). Ứng sinh được yêu cầu có sự cởi mở chân thành và tín nhiệm với các người đào luyện của mình. Chỉ khi làm cho bản thân mình được các người đào luyện hiểu, ứng sinh mới có thể được trợ giúp trong hành trình thiêng liêng mà chính mình đang tìm kiếm khi vào trong chủng viện.

Thật quan trọng và thường mang tính quyết định để thắng vượt những hiểu lầm, đó là bầu khí giáo dục giữa học viên và người đào luyện - tức là sự cởi mở và trong sáng - cũng như các động lực và cách thức mà các người đào luyện sẽ trình bày cho ứng sinh khi gợi ý họ làm sự tham vấn tâm lý.

Phải tránh ấn tượng rằng sự gợi ý tham vấn này có nghĩa là mở đầu cho sự thải hồi không thể tránh được khỏi chủng viện hay nhà đào luyện.

Ứng sinh có thể tự do nhờ tới hoặc một chuyên viên, chọn trong số những chuyên viên mà các người đào luyện đề nghị, hay nhờ tới một chuyên viên mà chính họ chọn và được các người đào luyện chấp nhận.

Tùy theo khả thể, luôn phải bảo đảm cho các ứng sinh một sự chọn lựa tự do giữa các chuyên viên đáp ứng được các đòi hỏi đã nêu ra (33).

Khi nào ứng sinh, đứng trước yêu cầu có lý do từ phía các người đào luyện, từ chối thực hiện cuộc tham vấn tâm lý, các người đào luyện sẽ không áp chế ý muốn người đó bằng bất cứ cách nào và khi phân định sẽ thận trọng tiến hành dựa vào những gì họ biết, lưu tâm đến khoản Giáo luật 1052§1 đã trích dẫn.

V. Tương quan của những người trách nhiệm đào luyện với chuyên viên

a. Các người trách nhiệm toà ngoài

13. Trong tinh thần tín nhiệm hỗ tương và cộng tác với việc đào luyện của mình, ứng sinh có thể được mời tự do đưa ra sự đồng ý của mình bằng văn bản để cho chuyên viên trong các khoa tâm lý, vẫn giữ bí mật nghề nghiệp của mình, có thể thông đạt những kết qủa việc tham vấn cho các người đào luyện mà ứng sinh đã chỉ. Những người này sử dụng các thông tin, như đã được thu thập, để nghiên cứu một toàn cảnh về nhân cách của ứng sinh và rút ra những chỉ dẫn phù hợp nhắm vào hành trình đào luyện sau đó hay để tiếp nhận chịu chức.

Bởi đó để bảo vệ sự riêng tư và tiếng tốt của ứng sinh trong hiện tại cũng như tương lai, phải quan tâm đặc biệt để sự trình bày của chuyên viên chỉ dành độc nhất cho người trách nhiệm đào luyện mà thôi, với sự cấm rõ ràng và buộc không được sử dụng ngoài mục đích phân định ơn gọi và đào luyện ứng sinh.

b. Tính cách chuyên biệt của việc hướng dẫn thiêng liêng

14. Cha linh hướng có một nhiệm vụ không nhỏ trong việc phân định ơn gọi, kể cả trong lĩnh vực lương tâm.

Đang khi lưu tâm rằng việc hướng dẫn thiêng liêng không thể được thay thế hay đổi lại bằng những hình thức phân tích hay hỗ trợ tâm lý và rằng đời sống thiêng liêng tự nó giúp cho sự tăng trưởng của các đức tính nhân bản, nếu không có những cản trở (blocchi) mang tính tâm lý (34), cha linh hướng có thể thấy nhu cầu gợi ý tham vấn tâm lý, để làm sáng tỏ những nghi vấn không thể giải quyết được, nhưng không bao giờ áp đặt, để từ đó có thể tiến hành với sự chắc chắn hơn trong việc phân định và đồng hành thiêng liêng (35).

Trong trường hợp được yêu cầu tham vấn tâm lý từ phía cha linh hướng, ước mong rằng ứng sinh, ngoài việc thông tri cho chính cha linh hướng các kết quả của việc tham vấn, cũng thông đạt cho người đào luyện ở toà ngoài, nhất là khi chính cha linh hướng mời người ấy tới vị này.

Khi cha linh hướng cho rằng tốt hơn chính mình có các thông tin trực tiếp từ người tham vấn, thì hãy tiến hành theo điều đã vạch ra ở số 13 dành cho các người đào luyện ở toà ngoài.

Từ các kết qủa của việc tham vấn tâm lý, cha linh hướng sẽ rút ra những chỉ dẫn thích đáng cho việc phân định trong thẩm quyền của mình và đưa ra những lời khuyên cho ứng sinh, kể cả việc nên tiếp tục hay không trong hành trình đào luyện.

c. Sự trợ giúp của chuyên viên cho ứng sinh và cho các người đào luyện

15. Chuyên viên - trong mức độ được yêu cầu - sẽ trợ giúp ứng sinh đạt tới một hiểu biết về mình, về những tiềm năng và sự thương tích của mình. Họ sẽ giúp ứng sinh cả trong việc đối diện với những lý tưởng ơn gọi với nhân cách riêng của mình, từ đó kích động cho một sự gắn bó cá nhân, tự do và ý thức về việc đào luyện chính mình. Nhiệm vụ của chuyên viên là cung ứng cho ứng sinh những chỉ dẫn thích đáng về những khó khăn mà người ấy đang cảm nghiệm và những hệ luỵ của chúng đối với cuộc sống và của tác vụ linh mục tương lai.

Khi đã thực hiện cuộc điều tra, lưu tâm đến những chỉ dẫn mà các người đào luyện cho biết, chỉ với sự đồng ý bằng văn bản của ứng sinh, chuyên viên sẽ cho các người đào luyện đóng góp của họ để giúp hiểu loại nhân cách và những vấn đề mà ứng sinh đang đối diện hay phải đối diện.

Chuyên viên cũng sẽ chỉ ra, theo như sự lượng định và trong thẩm quyền của mình, những khả thể lường trước giúp cho sự tăng trưởng nhân cách của ứng sinh. Hơn nữa, nếu cần, chuyên viên còn gợi ý những hình thức và những cách thức hỗ trợ tâm lý.

VI. Những người đã bị thải hồi hay những người tự ý rời bỏ chủng viện hay nhà đào luyện

16. Là ngược với quy định của Hội Thánh khi nhận vào chủng viện hay vào nhà đào luyện những người đã rời bỏ hay, với lý do mạnh hơn, đã bị thải hồi từ một chủng viện khác hay từ nhà đào luyện khác, mà trước đó không có những thông tin cần thiết từ giám mục liên hệ hay từ bề trên cao cấp, nhất là liên quan đến những lý do thải hồi hay xuất (36).

Cần chú ý đặc biệt tới sự kiện rằng thường các ứng sinh rời bỏ nơi giáo dục cách tự ý để phòng tránh một sự thải hồi áp đặt.

Trong trường hợp chuyển sang một chủng viện khác hay một nhà đào luyện khác, ứng sinh phải thông tri cho các người đào luyện mới về sự tham vấn tâm lý đã thực hiện trước đó. Chỉ khi nào có sự tự do đồng ý bằng văn bản của ứng sinh, các người đào luyện mới mới có thể lấy thông tin từ chuyên viên đã thực hiện cuộc tham vấn.

Trong trường hợp cho rằng có thể tiếp nhận vào chủng viện một ứng sinh mà trước đó đã bị thải hồi, người này sau đó đã có sự chữa trị tâm lý, thì bao có thể, phải xác minh trước cho chính xác về tình trạng tâm lý của người ấy, với sự tự do đồng ý bằng văn bản của người ấy, tìm hiểu những thông tin từ chuyên viên đã đồng hành người ấy.

Trong trường hợp một ứng sinh xin chuyển sang một chủng viện khác hay nhà đào luyện khác sau khi đã nhờ tới một chuyên viên tâm lý, mà không muốn chấp nhận có sự điều tra của những người đào luyện mới, thì phải lưu ý rằng sự phù hợp của ứng sinh phải được chứng nghiệm bởi những luận chứng tích cực, theo qui định của khoản Giáo luật 1052, và do đó phải loại trừ mọi nghi ngờ hữu lý.

Kết luận

17. Tất cả mọi người, dù do chức vụ nào, có liên quan đến việc đào luyện, hãy cống hiến sự cộng tác xác tín của mình, trong sự kính trọng thẩm quyền chuyên của từng người, sao cho việc phân định và đồng hành ơn gọi của các ứng sinh được thích hợp để “đưa tới chức linh mục chỉ những người được kêu gọi và đưa họ tới khi đã đào luyện thích đáng, nghĩa là với sự đáp trả ý thức và tự do gắn bó và dấn thân trọn vẹn con người cho Đức Giêsu Kitô Đấng kêu gọi sống thân mật với Ngài và chia sẻ sứ mệnh cứu rỗi của Ngài (37).

Bổn phận của những người đào luyện trước là phải cung cấp thông tin chính xác cho những người đào luyện mới.

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, trong cuộc tiếp kiến ngày 13-6-2008 với Đức Hồng y Tổng trưởng, đã phê chuẩn tài liệu này và đã ban phép phát hành.

Roma, 29 tháng 6 năm 2008, lễ trọng kính Thánh Phêrô và Phaolô, Tông đồ.

Hồng y Zenon Grocholewski

Tổng trưởng Bộ Giáo dục Công giáo

Jean-Louis Bruguès

Tổng Giám mục Thư ký của Bộ

-----------------

Chú thích

1) Giovanni Paolo II, Esortazione apostolica post-sinodale Pastores dabo vobis (25 marzo 1992), n. 35b-c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 714.

2) Ibidem, n. 35d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 715.

3) Ibidem, n. 65d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 771.

4) Ibidem, n. 35e: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 715.

5) Cfr. ibidem, nn. 66-67: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 772-775.

6) Di tali condizioni viene data una descrizione molto ampia in Pastores dabo vobis, nn. 43-44: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 731-736; cfr. Codex Iuris Canonici, canoni 1029 e 1041, 1.

7) In quanto essa, “per ogni presbitero (…) costituisce il cuore che unifica e vivifica il suo essere prete e il suo fare il prete”: Pastores dabo vobis, n. 45c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 737.

8) Pastores dabo vobis, n. 43: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 731-733.

9) Cfr. ibidem; cfr. anche concilio Ecumenico Vaticano II, Decreto sulla formazione sacerdotale Optatam totius (28 ottobre 1965), n. 11: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 720-721; Decreto sul ministero e la vita dei presbiteri Presbyterorum ordinis (7 dicembre 1965), n. 3: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 993-995; Congregazione per l’Educazione Cattolica, Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis (19 marzo 1985), n. 51.

10) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 17: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 682-684.

11) Paolo VI, nella Lettera enciclica Sacerdotalis cælibatus (24 giugno 1967), tratta esplicitamente di questa necessaria capacità del candidato al sacerdozio ai nn. 63-64: Acta Apostolicae Sedis, 59 (1967), 682-683. Egli conclude al n. 64: “Una vita così totalmente e delicatamente impegnata nell’intimo e all’esterno, come quella del sacerdote celibe, esclude, infatti, soggetti di insufficiente equilibrio psicofisico e morale, né si deve pretendere che la grazia supplisca in ciò la natura”. Cfr. anche Pastores dabo vobis, n. 44: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 733-736.

Nel percorso evolutivo assume un’importanza speciale la maturità affettiva, un ambito dello sviluppo che richiede, oggi più di ieri, una particolare attenzione. “Si cresce nella maturità affettiva quando il cuore aderisce a Dio. Cristo ha bisogno di sacerdoti che siano maturi, virili, capaci di coltivare un’autentica paternità spirituale. Perché ciò accada, serve l’onestà con se stessi, l’apertura verso il direttore spirituale e la fiducia nella divina misericordia”, Benedetto XVI, “Discorso ai sacerdoti e ai religiosi nella Cattedrale di Varsavia” (25 maggio 2006), in: “L’Osservatore Romano” (26-27 maggio 2006), p. 7. Cfr. Pontificia Opera per le Vocazioni Ecclesiastiche, Nuove vocazioni per una nuova Europa, Documento finale del Congresso sulle Vocazioni al sacerdozio e alla Vita consacrata in Europa (Roma, 5-10 maggio 1997), a cura delle Congregazioni per l’Educazione Cattolica, per le Chiese Orientali, per gli Istituti di Vita Consacrata e le Società di Vita Apostolica (6 gennaio 1998), n. 37, pp. 111-120.

13) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 45a: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 736.

14) Cfr. Congregazione per l’Educazione Cattolica, Direttive sulla preparazione degli educatori nei Seminari (4 novembre 1993), nn. 36 e 57-59; cfr. soprattutto Optatam totius, n. 5: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 716-717.

15) Pastores dabo vobis, n. 16e: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 682.

16) Congregazione per l’Educazione Cattolica, Orientamenti educativi per la formazione al celibato sacerdotale (11 aprile 1974), n. 38.

17) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 66c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 773; Direttive sulla preparazione degli educatori nei Seminari, n. 57-59.

18) Cfr. Optatam totius, n. 11: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 720-721.

19) Cfr. concilio Ecumenico Vaticano II, Costituzione pastorale sulla Chiesa nel mondo contemporaneo Gaudium et spes (7 dicembre 1965), n. 10: Acta Apostolicae Sedis, 58 (1966), 1032-1033.

20) Per meglio comprendere queste affermazioni, è opportuno fare riferimento alle seguenti affermazioni di Giovanni Paolo II: “L’uomo, dunque, porta in sé il germe della vita eterna e la vocazione a far propri i valori trascendentali; egli, però, resta interiormente vulnerabile e drammaticamente esposto al rischio di fallire la propria vocazione, a causa di resistenze e difficoltà che egli incontra nel suo cammino esistenziale sia a livello conscio, ove è chiamata in causa la responsabilità morale, sia a livello subconscio, e ciò sia nella sua vita psichica ordinaria, che in quella segnata da lievi o moderate psicopatologie, che non influiscono sostanzialmente sulla libertà della persona di tendere agli ideali trascendenti, responsabilmente scelti” (Allocuzione alla Rota Romana (25 gennaio 1988): Acta Apostolicae Sedis, 80 (1988), 1181).

21) Cfr. Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, n. 39; Congregazione per i vescovi, Direttorio per il ministero pastorale dei vescovi Apostolorum Successores (22 febbraio 2004), n. 88.

22) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 29d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 704.

23) Cfr. Congregazione per i Religiosi e gli Istituti Secolari, Istruzione sull’aggiornamento della formazione alla vita religiosa (6 gennaio 1969), n. 11 iii: Acta Apostolicae Sedis, 61 (1969), 113.

24) Cfr. Giovanni Paolo II: “Sarà opportuno curare la preparazione di esperti psicologi i quali, al buon livello scientifico, uniscano una comprensione profonda della concezione cristiana circa la vita e la vocazione al sacerdozio, così da essere in grado di fornire supporti efficaci alla necessaria integrazione tra la dimensione umana e quella soprannaturale”. (“Discorso ai partecipanti alla Sessione Plenaria della Congregazione per l’Educazione Cattolica” 4 febbraio 2002, n. 2: Acta Apostolicae Sedis, 94, 2002, 465).

25) Cfr. Congregazione per l’Educazione Cattolica, Istruzione circa i criteri di discernimento vocazionale riguardo alle persone con tendenze omosessuali in vista della loro ammissione al seminario e agli Ordini Sacri (4 novembre 2005): Acta Apostolicae Sedis, 97 (2005), 1007-1013.

26) Cfr. Orientamenti educativi per la formazione al celibato sacerdotale, n. 38.

27) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 48d: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 744.

28) Cfr. 2 Corinzi, 12, 7-10.

29) Cfr. Codex Iuris Canonici, canoni 1025, 1051 e 1052; Congregazione per il Culto Divino e la Disciplina dei Sacramenti, Carta circular Entre las más delicadas a los excelentísimos y reverendísimos señores obispos diocesanos y demás ordinarios canónicamente facultados para llamar a las sagradas ordenes, sobre los escrutinios acerca de la idoneidad de los candidatos (10 novembre 1997): Notitiae 33 (1997), pp. 495-506.

30) Cfr. Codex Iuris Canonici, canoni 1029, 1031 1 e 1041, 1; Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, n. 39.

31) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 35g: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 715.

32) Ibidem, n. 69b: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 778.

33) Cfr. n. 6 di questo documento.

34) Cfr. nota n. 20.

35) Cfr. Pastores dabo vobis, n. 40c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 725.

36) Cfr. Codex Iuris Canonici, canone 241, 3; Congregazione per l’Educazione Cattolica, Istruzione alle Conferenze Episcopali circa l’ammissione in Seminario di candidati provenienti da altri Seminari o Famiglie religiose (8 marzo 1996).

37) Pastores dabo vobis, n. 42c: Acta Apostolicae Sedis, 84 (1992), 730.

(©L’Osservatore Romano – 31 ottobre 2008)

Chuyển ngữ: Giuse Đức Dũng, SDB

nguồn: VCNews

 

In ngày: 22/11/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print