Print  
Khi hoàng hôn buông xuống
Bản tin ngày: 11/06/2014   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Một nhận xét được gợi ý bởi một người cha Do Thái về giấc mơ của Jacob nhấn mạnh rằng các phép lạ của mặt trời lặn sớm xảy ra ngày hôm ấy vì Đức Chúa Trời có một khát khao cháy bỏng để tự tỏ mình cho những ai bước trên con đường ấy. Nhận xét về sự giải thích cổ đại này, cuộc diện ngội của vị Giám mục Rôma, Tổng thống Israel và Palestine, Thượng phụ của Constantinople và các vị đại diện của tam giáo độc thần trong Vườn Vatican thừa nhận ý nghĩa trọng đại này. Và cảm giác này chứng tỏ bước ngoặt minh nhiên đối với nhiều người.

Một bước ngoặt bởi vì những người nam cũng như nữ thuộc các tín ngưỡng khác nhau đã mạnh mẽ kêu gọi hoà bình ở một vùng đất thánh thiêng đối với hàng triệu người, cũng như toàn bộ Trung Đông và thế giới nói chung, nơi mà tham lam, bất công, thù địch và chiến tranh đang giận dữ hoành hành. Bao năm tháng khát khao, việc cầu nguyện ba bên này cũng là một thời điểm quan trọng của cuộc đối thoại, cả hai khó khăn cũng như căn bản, giữa Israel và Palestine, một cuộc đối thoại đồng thời là một phần của “cuộc đối thoại tay ba” giữa người Do Thái giáo, Kitô giáo và người Hồi giáo mà Đức Bênêđictô XVI đã khẩn cầu cho Đất Thánh.

Vì trước đây, Jorge Mario Bergoglio đã có niềm tin vững chắc, khi hôm qua ngài đã lặp đi lặp lại, trong “việc truy tìm những điều để hiệp nhất, cũng như để khắc phục những điều phân chia”, phù hợp với câu chuyện hay nhất của tam giáo để hồi tưởng Abraham và với sự chuẩn bị lâu dài của nhiều người tiên phong thuộc các tín ngưỡng khác nhau trong thế kỷ 20. Nhất là nhìn vào những thập kỷ gần đây, việc tìm kiếm tình hữu nghị giữa những người tuyên xưng Kitô giáo và giữa các tôn giáo dựa trên sự cởi mở của các giáo hoàng thuộc Vatican II và những người kế vị, những người đã luôn luôn mong đợi một tương lai có thể và khát khao mong muốn.

Những chướng ngại vật trên con đường không thông suốt này rất nhiều và dường như không thể vượt qua. Điều này dẫn đến những giọng điệu trong sự nhận xét khác nhau của các phương tiện truyền thông quốc tế, điều mà lúc này cũng có thể hoài nghi. Đây là những người có cùng một nhận thức về những khó khăn trong tầm tay. Nhưng những khó khăn này không phải là kết luận và họ không có được quyết định cuối cùng. Đó là cách tư duy mà Đức Phanxicô chia sẻ với hai người bạn của mình, một người Do Thái và một người Hồi giáo, những người có nhiều năm làm việc với ngài ở Argentina cho đối thoại. Những người bạn đồng hành với ngài đến Đất Thánh và ngày hôm qua cũng hiện diện trong Vườn Vatican. Tổng thống Israel và Palestine cũng được thuyết phục về điều này, cùng với Đức Thượng phụ Bartolomaios, người mà Đức Giám mục Roma lại gọi “anh tôi”.

Đức Giáo hoàng có bao nhiêu ranh giới? Câu hỏi nổi tiếng này trả mỗi lần ngài lên tiếng trước các cường quốc trên thế giới. Câu trả lời có thể là hằng hà sa số, giống như cách đây một thời gian ngắn khi cộng đồng quốc tế đã đưa ra sự ủng hộ đối Syria và giống như Đức Phanxicô xác nhận ngày hôm qua, “vô số người của các nền văn hoá khác nhau, các quốc gia, ngôn ngữ và tôn giáo... (những người) đã cầu nguyện cho cuộc hội diện này và thậm chí giờ đây họ đang hiệp nhất với chúng tôi để cùng cầu nguyện”. Đây là những ranh giới của Đức Giáo hoàng.

Được duy trì bằng lời cầu nguyện chân thành phổ quát, Đức Phanxicô, Tổng thống Shimon Peres, Tổng thống Mahmoud Abbas và Đức Thượng phụ Bartholomew điềm nhiên và can đảm bước trên con đường cổ xưa và đã bao giờ mới. Và đây là lối đi của Abraham người mà, theo Thánh Phaolô, tin rằng “trong trong hy vọng ... dựa vào hy vọng, điều mà ông đã trở thành người cha của nhiều dân tộc”.


Jos. Tú Nạc, NMS
In ngày: 03/05/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print