Print  
Câu chuyện về một linh mục tử đạo
Bản tin ngày: 28/12/2016   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Cha Stanley Francis
TT (EWTN,  Mary Rezac) – “Thưa Cha, họ đến rồi.” Đó là một trong những lời cuối cùng Cha Stanley Francis nghe được từ một người nào đó cư ngụ tại nhà truyền giáo ở Guatemala, người đang bị dẫn độ trước họng súng đến nơi “Padre Francisco” đang ngủ. Lúc đó khoảng 1:30 sáng ngày 28 tháng 7 năm 1981 và Guatemala đang hứng chịu trong đau đớn của một cuộc nội chiến kéo dài nhiều thập kỷ. Ba người đàn ông đeo mặt nạ trượt tuyết đã đột nhập vào nhà xứ là những người Ladinos, những người đàn ông không phải thuộc bản địa đã chiến đấu với người bản xứ và người nghèo nông thôn của nước này kể từ thập niên 60. Họ nổi danh với các vụ bắt cóc và muốn biến Cha Stanley thành một trong những “người mất tích”.

Nhưng Cha Stanley từ chối. Không muốn gây nguy hiểm cho những người khác ở trung tâm truyền giáo, ngài đã phản kháng nhưng không kêu gọi giúp đỡ. Sau 15 phút và 2 tiếng súng nổ, Cha Stanley đã chết và những người đàn ông đó đã bỏ trốn khỏi trung tâm truyền giáo. “Làm thế nào mà một linh mục 46 tuổi từ một cộng đồng nông nghiệp Đức nhỏ ở Oklahoma đã đến, sống và chết nơi xa xôi này, làng Guatemala cổ đại, là một câu chuyện đầy ngạc nhiên và quan phòng của Thiên Chúa”, Maria Scaperlanda viết về Cha Stanley trong cuốn tiểu sử “Người mục tử không bỏ chạy”.

Vị linh mục truyền giáo với mái tóc và bộ râu màu nâu vàng, cao 1m8 (5'10") đến từ một thị trấn khiêm tốn Okarche, Okla, nơi giáo xứ, trường học và trang trại là những trụ cột của cuộc sống cộng đồng. Ngài đã đi học cùng trường suốt đời mình và sống với gia đình cho đến khi ngài gia nhập chủng viện.

Sống trong môi trường có các linh mục tốt và đời sống giáo xứ sống động, Cha Stanley cảm thấy Thiên Chúa gọi ngài làm linh mục từ khi còn trẻ. Nhưng dù có sự kêu gọi mạnh mẽ đó, Stanley đã phải phấn đấu trong chủng viện, bị bảo lưu một số lớp và phải rời 2 chủng viện trước khi hoàn tất chương trình chủng viện. Khi nghe về sự phấn đấu của Stanely, Sr. Clarissa Tenbrick, vị giáo viên lớp 5 của ngài, viết thư cho ngài để khích lệ, nhắc nhở ngài rằng vị thánh bảo trợ cho tất cả các linh mục, Thánh Gioan Vianney, cũng đã phải phấn đấu ở chủng viện. “Cả hai đều là những người đơn sơ và biết họ được gọi để làm linh mục và có ai đó tăng lực cho họ để họ có thể hoàn thành khoá học và được thụ phong linh mục”, Sr. Scaperlanda nói với CNA, “và họ đã mang đến sự tốt lành, sự đơn giản và trái tim rộng lượng trong (tất cả mọi việc) mà họ đã làm”.

Khi Cha Stanley còn trong chủng viện, Ðức Giáo hoàng Gioan XXIII xin các Giáo Hội ở Bắc Mỹ đã gửi sự hỗ trợ và thiết lập những trung tâm truyền giáo ở Trung Mỹ. Ngay sau đó, Giáo phận Oklahoma và Giáo phận Tulsa thành lập một trung tâm truyền giáo tại Santiago Atitlan ở Guatemala, một cộng đồng nông thôn nghèo cho người dân chủ yếu dân bản địa.

Vài năm sau khi được thụ phong, Cha Stanley đã nhận lời mời tham gia vào đội truyền giáo, nơi ngài đã dành 13 năm tiếp theo của cuộc đời mình. Khi ngài tới trung tâm, các Tz'utujil Maya thổ dân trong làng không có danh từ tương đương bản địa dành cho Cha Stanley, vì vậy họ đã gọi ngài là “Padre Francisco”, theo tên rửa tội Francis của ngài. Công việc đạo đức mà Cha  Stanley học được từ trang trại gia đình của ngài giúp ngài ở vị trí mới này. Là một linh mục truyền giáo, ngài được gọi không chỉ để dâng lễ, mà còn để sửa những chiếc xe tải bị hỏng hoặc làm việc trên những cánh đồng. Ngài xây dựng hợp tác xã của nông dân, trường học, bệnh viện và đài phát thanh Công giáo đầu tiên, được sử dụng để dạy giáo lý ngay cả cho các làng thậm chí ở vùng sâu vùng xa.

“Những gì tôi nghĩ là Thiên Chúa không để mất bất kỳ chi tiết nhặt nào quả thật là kỳ diệu”, Scaperlanda nói. “Cùng tình yêu dành cho vùng quê và các thị trấn nhỏ, nơi tất cả mọi người giúp nhau, tất cả những điều mà ngài đã học được ở Okarche là những gì ngài cần khi đến Santiago. Vị linh mục đáng yêu “Padre Francisco” cũng được biết đến với lòng tốt, lòng vị tha, sự hiện diện niềm nở và chu đáo đối với giáo dân của mình. Hàng chục bức ảnh cho thấy trẻ em cười khúc khích chạy theo chân “Padre Francisco” và nắm tay ngài”, Scaperlanda thuật lại. “Đó là khuynh hướng tự nhiên Cha Stanley chia sẻ lao động với họ, cùng bẻ bánh với họ và chia sẻ cuộc sống với họ, làm cho cộng đồng ở Guatemala nói về Cha Stanley rằng ‘ngài là linh mục của chúng tôi’.”

Trong những năm qua, bạo lực của cuộc nội chiến Guatemala nhích gần hơn tới ngôi làng vốn một thời hoà bình. Những vụ mất tích, giết hại và nguy hiểm nhanh chóng trở thành một phần của cuộc sống hằng ngày, nhưng Cha Stanley vẫn kiên định và hỗ trợ người dân của mình.

Vào năm 1980-1981, tình trạng bạo lực leo thang đến một điểm gần như không thể chịu nổi. Cha Stanley đã liên tục nhìn thấy bạn bè và giáo dân bị bắt cóc hoặc bị giết. Trong một bức thư gửi người Công giáo Oklahoma trong khoảng thời gian được coi là Lễ Giáng Sinh cuối cùng của ngài, vị linh mục chuyển tin đến cho người dân ở quê nhà về những mối nguy hiểm mà giáo xứ truyền giáo của ngài phải đối mặt hằng ngày. “Thực tế là chúng tôi đang gặp nguy hiểm. Nhưng chúng tôi không biết khi nào và chính phủ sẽ sử dụng những hình thức gì để đàn áp Giáo Hội hơn nữa... Với tình hình này, tôi vẫn chưa sẵn sàng để rời khỏi đây... Nhưng nếu số phận của tôi phải bỏ mình ở đây, thì sẽ là như vậy... Tôi không muốn rời bỏ những người này và đó là những gì đã được cho biết, ngay cả sau những năm tháng đã qua. Hiện vẫn còn nhiều điều tốt đẹp có thể được thực hiện trong những tình huống thế này.”

Ngài kết thúc bức thư với những gì sẽ trở trích dẫn của ngài: “Các mục tử không thể bỏ chạy khi mới có dấu hiệu của nguy hiểm. Hãy cầu nguyện cho chúng tôi để chúng tôi có thể trở nên dấu chỉ tình yêu của Chúa Kitô đối với dân Người, để sự hiện diện của chúng tôi sẽ củng cố cho những người phải chịu đựng những đau khổ trong việc chuẩn bị cho sự tái lâm của Vương quốc.”

Vào tháng Giêng năm 1981, trong tình trạng nguy hiểm và tên ngài được ghi vào danh sách xử tử, Cha Stanley đã trở lại Oklahoma một vài tháng. Nhưng khi Lễ Phục Sinh đến gần, ngài muốn dành Tuần Thánh với giáo dân của mình ở Guatemala. “Cha Stanley không thể bỏ rơi giáo dân của mình”, Scaperlanda nói. “Ngài trở lại giáo xứ ở Guatemala vào thời điểm kỷ niệm Tuần Thánh với giáo dân của mình vào năm đó - và cuối cùng đã bị giết chết vì sống đức tin Công giáo.” Scaperlanda, người đã làm việc để xúc tiến hồ sơ phong thánh của Cha Stanley, cho biết vị linh mục là một nhân chứng và gương sáng vĩ đại, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. “Cha Stanley Rother thực sự là một vị thánh của lòng thương xót. Ngài nuôi ăn những kẻ đói, che chở những người vô gia cư, đến thăm người bệnh, an ủi kẻ khốn khó, khuyên bảo những ai sai lầm cách kiên nhẫn, chôn cất người chết - tất cả mọi việc.” Cuộc sống của ngài cũng là gương sáng tuyệt vời cho những người bình thường được gọi để làm những việc phi thường cho Thiên Chúa. “Điều ảnh hưởng tôi nhiều nhất về cuộc sống của Cha Stanley là đó là cách sống thật bình thường!”, Scaperlanda nói.

“Tôi yêu cách diễn tả đơn giản của Đức Tổng Giám mục Paul Coakley thuộc thành phố Oklahoma: ‘Chúng tôi cần chứng tá của những người nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được kêu gọi để nên thánh - và rằng những vị thánh đến từ những nơi bình thường như ở Okarche, Oklahoma.’” “Mặc dù các chi tiết có thể khác nhau, tôi tin rằng lời mời gọi thì giống nhau - và các thách thức cũng như nhau. Giống như Cha Stanley, mỗi người chúng ta được mời gọi để nói “vâng” với Thiên Chúa với tất cả trái tim của chúng ta. Tất  cả chúng ta đều được mời gọi coi người hiện diện trước mặt chúng ta là con cái Thiên Chúa, để đối xử với họ cách tôn trọng và với một trái tim rộng lượng.” “Chúng ta được mời gọi để nên thánh - cho dù chúng ta đang sống ở Okarche, Oklahoma hoặc thành phố New York hoặc Guatemala.”

Vào tháng 6 năm 2015, Uỷ ban Thần học của Thánh Bộ Tuyên Thánh của Vatican bình chọn để ghi nhận Cha Stanley Rother là vị tử vì đạo. Đức Giáo hoàng Phanxicô công nhận cuộc tử đạo này vào đầu tháng 12 năm 2016, sau khi gặp gỡ Đức Hồng y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh.

Mi Trầm
http://www.ewtnnews.com/catholic-news/US.php?id=13300
In ngày: 05/05/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print