Print  
5 bước đơn giản để cải thiện cuộc sống cầu nguyện
Bản tin ngày: 17/06/2017   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Chúng ta đều bận rộn. Trách nhiệm và bổn phận tràn ngập mỗi ngày chiếm lấy tâm trí và trái tim chúng ta. Sự bận rộn đó kéo căng và níu giữ chúng ta trên đường đời. Giữa thực tế này, làm thế nào để chúng ta bảo tồn và nuôi dưỡng một đời sống tinh thần? Làm thế nào để ngăn chặn linh hồn chúng ta khỏi bị thương vong do các hoạt động trong cuộc sống? Nói tóm lại, làm sao có thể ở gần Chúa trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta? Chúng ta phải cầu nguyện như thế nào?

Một số người có thể trả lời rằng chúng ta cần một cuộc sống tĩnh lặng, một mình, và dành thời gian cầu nguyện để phát triển tâm linh. Mặc dù đây là một lời khuyên tốt cho tu sĩ, nhưng đó không phải là một lời khuyên khôn ngoan cho một người được gọi đến cuộc sống trên thế giới này. Thánh Francis de Sales, một trong những bậc thầy thiêng liêng của Giáo hội, đã giảng dạy trong phần Giới thiệu về Cuộc sống Tôn đạo: "Có một cách thực hành cống hiến khác nhau cho các vị vọng và công nhân; cho hoàng tử và tôi tớ; cho các bà vợ, con gái, và những người goá bụa; và hơn nữa, thực tiễn của lòng sùng kính phải được điều chỉnh phù hợp với khả năng, sự cam kết và trách nhiệm của từng cá nhân."

Vì vậy, thay vì một cuộc sống yên tĩnh nghiêm ngặt, chúng ta nên tìm cách thực hiện trong những công việc; thay vì hoàn toàn cô độc, chúng ta cần phải tìm kiếm sự riêng tư trong lòng là nơi mà chúng ta có thể tìm thấy một vài phút riêng tư. Thay vì đặt để thời gian cầu nguyện, chúng ta nên tìm kiếm các khu vực cầu nguyện để nhận ra những bổn phận chính đáng của chúng ta và tạo nên sự sự linh hoạt để tìm thời gian cầu nguyện.

5 bước đơn giản

Bước thứ nhất
 
"Tôi thực sự muốn cầu nguyện. Bắt đầu thế nào?" Bước đầu trong việc cầu nguyện là thừa nhận rằng chúng ta không phải là những người khởi xướng lòng mong muốn cầu nguyện. Chúa là Đấng triệu tập chúng ta đến với Ngài. Trong Phần IV của Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo, chúng ta được sự dạy dỗ rộng rãi về cầu nguyện và đời sống nội tâm. Bắt đầu bằng câu chuyện về người phụ nữ ở Giếng Jacob (Gioan 4,1-42).

Giáo hội tóm tắt cuộc gặp gỡ đó bằng cách cho thấy Chúa Giêsu đã gọi người phụ nữ Samaria đến với Ngài, Ngài tỏ vẻ khát nước để tạo niềm tin tưởng của chị và dẫn chị đi tìm Ngài (CCC # 2560-2561). Khi chúng ta cầu nguyện, Chúa làm việc trong chúng ta. Đây là một sự an ủi và động viên tuyệt vời cho chúng ta. Đây là cơ hội để làm dịu nỗi lo lắng và giải thoát những ưu tư về việc cầu nguyện thế nào hay liệu chúng ta đang cầu nguyện đúng không. Chúa làm việc trong chúng ta và Ngài sẽ hướng dẫn những nỗ lực cầu nguyện của chúng ta.

Thánh Phaolô đã diễn tả những cảm xúc này trong Thư Rôma 8:26, khi viết, "Hơn nữa, lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả."

Bước thứ hai

"Cách tốt nhất để bắt đầu cầu nguyện là gì?" Sau khi nhận ra rằng Thiên Chúa đang kêu gọi chúng ta cầu nguyện, bước tiếp theo là xây dựng một thói quen cầu nguyện. Đây là một bước khiêm tốn nhưng rất cần thiết. Chúng ta cần tạo ra thói quen. Hai cách tốt nhất để tạo ra một thói quen: A) Làm cho nó thực tế đạt được; và B) Gắn nó vào một thói quen hiện tại.

Điểm đầu tiên là quan trọng. Một người không thể bắt đầu chạy và sau đó nghĩ rằng họ đã sẵn sàng cho cuộc chạy marathon. Tiến bộ trong đời sống tinh thần thường chậm chạp và câu châm ngôn: "Chóng có thì chóng tàn" (As fast as you pick it up is as fast as you will put it down) là đúng. Để tạo thành thói quen, nó phải chậm, thực tế và có thể đạt được. Ví dụ, có lẽ mục tiêu của việc cầu nguyện 5 phút mỗi ngày có thể là một khởi đầu tuyệt vời. Điểm thứ hai cũng quan trọng. Đôi khi những thói quen ban đầu bị mất đi bởi đơn giản là quên, hoặc do lười biếng hoặc lảng tránh. Bằng cách kèm 5 phút cầu nguyện hằng ngày với một thói quen hiện tại, chúng ta đảm bảo rằng nó sẽ được ghi nhớ và chúng ta sẽ chiến đấu để làm cho nó được thực hiện. Ví dụ, chúng ta có thể kèm thêm 5 phút cầu nguyện khi tắm hoặc đánh răng vào buổi sáng. Đây là một khu vực cầu nguyện thay vì đặt một thời gian nhất định bởi vì có thể buổi tắm buổi sáng hoặc đánh răng của chúng ta xảy ra vào những thời điểm khác nhau. Điều này tạo ra sự linh hoạt cho lời cầu nguyện của chúng ta.

Trong sứ vụ ơn gọi của tôi, khi tôi đề nghị bước này cho các tham dự viên, đôi khi tôi được nghe: "Ồ, thưa cha, 5 phút?! Điều đó quá dễ!" Câu trả lời của tôi luôn luôn là "Quá dễ dàng? Tốt! Vậy cứ làm điều đó!" Thông thường, điều đó không hề dễ dàng như chúng ta nghĩ, nhưng sự hình thành thói quen là cần thiết vì đời sống cầu nguyện của chúng ta không thể lớn lên và trưởng thành mà không có thói quen.

Bước thứ ba

"Tôi phải nói gì khi tôi cầu nguyện?" Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta có thể nói bất cứ điều gì chúng ta muốn. Không có những điều gọi  là một lời cầu nguyện tồi. Khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện, điều quan trọng nhất là chúng ta cầu nguyện.

Để giúp khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện, chúng ta có thể làm những gì tốt nhất tự bản chất sa ngã của chúng ta; Cụ thể, chúng ta chỉ có thể phàn nàn! Chúng ta có thể mở lòng và chỉ để cho Chúa biết về những cuộc đấu tranh và thất vọng của chúng ta. Khi thói quen tăng cường, chúng ta có thể thay đổi lời phàn nàn của chúng ta thành cám ơn. Chúng ta có thể cám ơn Chúa vì tất cả các phước lành của Ngài. Cuối cùng, 5 phút của chúng ta có thể trở thành 10 phút. Chúng ta cũng có thể bắt đầu tạm dừng và để cho Chúa nói với chúng ta. Trong việc hình thành thói quen cầu nguyện, chúng ta bắt đầu hiểu sâu hơn về sự cầu nguyện và về mối quan hệ và giao ước của chúng ta, chứ không phải làm một danh sách "việc cần làm" cho Chúa. Chúng ta bắt đầu thấy lời cầu nguyện đó là thân thưa với Chúa điều Chúa muốn từ chúng ta, và không khẳng định điều chúng ta muốn từ Ngài.

Theo thời gian, 10 phút của chúng ta có thể trở thành 15 hay 20 phút và sau đó chúng ta có thể bắt đầu sử dụng các mẫu cầu nguyện khác nhau từ kho quỹ tâm linh của Giáo Hội để giúp chúng ta làm cho lời cầu nguyện sâu sắc hơn  và nghe Chúa nói chuyện với chúng ta rõ ràng hơn.

Bước thứ tư

"Tôi có thể làm gì khi cầu nguyện thật sự khó khăn?" Khi cuộc sống cầu nguyện của chúng ta trở nên khô khan, điều quan trọng là chúng ta hiểu điều gì đang xảy ra. Một số người có thể nghĩ rằng khi cầu nguyện trở nên khó khăn hoặc khô khan thì họ đang làm điều gì đó sai trái, rằng họ đã xúc phạm đến Chúa cách nào đó. Điều này đặc biệt đúng nếu chúng ta đã trải nghiệm sự an ủi tinh thần và niềm vui cầu nguyện. Khó khăn của cầu nguyện có thể đến như một bài học nhanh và vững chắc. Điều gì đang xảy ra trong những khoảnh khắc này? Chúa đang làm gì?

Phần này của đời sống thiêng liêng được biết đến như là cách tẩy uế. Biểu hiện này phản ánh thực tế: chúng ta đang bị thanh lọc trong những thời điểm tối tăm của lời cầu nguyện. Chúa đang loại bỏ sự an ủi và dạy chúng ta yêu mến Ngài không phải vì những phước lành mà chúng ta nhận được từ Ngài. Thánh Têrêsa Avila, vị tiến sĩ vĩ đại của cầu nguyện huyền bí, dạy chúng ta "tôn thờ Thiên Chúa của niềm an ủi, chứ không phải tôn thờ sự an ủi của Thiên Chúa". Trong cách tẩy uế, Thiên Chúa đã chuyển từ "phân tâm linh hồn" sang "giải phẫu tâm hồn". Trong quá trình này, Ngài đang dạy cho chúng ta sự phụ thuộc và tin cậy.

Chúng ta không nên sợ những khoảnh khắc đó ngay cả khi chúng ta phải phấn đáu, các bậc thầy tâm linh dạy chúng ta rằng Thiên Chúa gần gũi với chúng ta trong thời gian thanh tẩy chúng ta hơn là trong thời gian an ủi chúng ta. Thiên Chúa làm nhiều trong tâm hồn chúng ta hơn chúng ta tưởng tượng. Nhiệm vụ của chúng ta là kiên trì và để cho Chúa làm việc.

Cách tẩy trừ thường kết thúc bằng sự soi sáng của một số dạng. Chúa tống khứ một kiến ​​thức trong chúng ta một cách sâu sắc. Điều này có thể bao gồm việc nhận thức thần bí về tình yêu, lòng thương xót, hy vọng, chữa lành, hoặc những lĩnh vực khác mà chúng ta cần trong việc làm môn đệ của mình. Sau chiếu sáng này, cách thức lại bắt đầu và tiến trình tiếp diễn dẫn chúng ta từ "vinh quang đến vinh quang" (Gioan 1,16).

Bước thứ năm

"Tôi tự cầu nguyện một mình?" Không Kitô hữu nào cầu nguyện một mình. Là người đã chịu phép rửa, chúng ta luôn cầu nguyện trong Đức Kitô. Chúa luôn cầu thay cho chúng ta và mọi việc chúng ta làm, "nhờ Người, với Người và trong Người". Trong Đấng Kitô, chúng ta cũng được bao bọc bởi các thánh, các vị là những người bạn của Thiên Chúa và là anh chị em của chúng ta, Như một "đám đông các nhân chứng" giúp chúng ta (Dothái 12,1). Các thánh khuyến khích và cầu nguyện cho chúng ta. Các thánh truyền cảm hứng cho chúng ta và là mẫu gương lối sống Kitô giáo cho chúng ta.

Chúng ta không bao giờ cầu nguyện một mình. Trong đời sống cầu nguyện, rất tốt khi tìm một người cùng cầu nguyện hoặc tham gia một nhóm cầu nguyện. Đối với những người trong hôn nhân, đối tác cầu nguyện là vợ chồng. Điều thiết yếu là những người kết hôn cầu nguyện cùng nhau và các gia đình Kitô cùng nhau cầu nguyện. Cha mẹ là những vị lãnh đạo tinh thần đầu tiên và nhân hậu của con cái họ, cha mẹ chính là những linh mục trung thành của Giáo hội ngay tại gia, và như vậy họ phải dạy con cái mình cầu nguyện. Gia đình Kitô hữu được mời gọi trở thành những ốc đảo cầu nguyện, chỉ cho thế giới sa ngã của chúng ta thấy gương mặt và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa.

Kết luận

Mỗi 1 trong 5 bước đơn giản này có ý giúp chúng ta trong cuộc sống bận rộn của mình. Chúng có ý hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống cầu nguyện. Mỗi bước được định hướng như một lời khuyên theo con đường sống và từ suối nguồn của Giáo Hội để giúp mỗi người trong chúng ta phát triển hoặc làm sâu sắc hơn cuộc sống nội tâm của mình.

Khi chúng ta tiến gần Chúa hơn là chúng ta mở đường cho Người gần gũi hơn với chúng ta. Và cùng với Chúa Thánh Linh, chúng ta hãy cầu nguyện: "Lạy Chúa Giêsu, xin hãy đến!"

Lm. Jeffrey Kirby
 
Trung Nguyên
http://www.catholichousehold.com/5-simple-steps-to-improve-your-prayer-life/
In ngày: 19/04/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print