Print  
Dựng lại từ đống tro tàn: Câu chuyện về một nhà thờ Công giáo ở Mỹ
Bản tin ngày: 05/07/2017   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Tượng Thánh giá còn lại trong ngôi thánh đường được xây dựng lại
TT (Norfolk, Virginia, 4/7/2017, CNA, Adelaide Mena) - Một giáo xứ di dân bị đốt cháy chỉ còn lại cây thánh giá. Một giáo xứ được xây dựng lại, biến đổi và là một phần quan trọng trong việc tái thành lập cộng đồng. Trong một nghĩa nào đó, câu chuyện về một cuộc chiến, áp lực và hồi sinh của một giáo xứ là phép ẩn dụ cho kinh nghiệm của Công giáo Hoa Kỳ.

Thánh đường Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Norfolk, Virginia, là nhà thờ Công giáo da đen duy nhất ở Hoa Kỳ cũng là một vương cung thánh đường. Lịch sử kịch tính của ngôi thánh đường bao gồm cả lịch sử Công giáo Mỹ nói chung về khủng bố, tăng trưởng và được chấp nhận, nhưng cũng là một chứng minh cho những thách thức độc đáo mà người Công giáo da đen phải trải qua qua nhiều thế kỷ.

Được thành lập lúc đầu vào năm 1791 là Giáo xứ Thánh Patrick, đây là giáo xứ Công giáo lâu đời nhất trong Giáo phận Richmond, trước khi giáo phận được thành lập gần 30 năm sau đó. Cha sở Jim Curran của Vương cung Thánh đường cho biết "Công giáo không hợp pháp để thực hành" ở Virginia khi thuộc địa được thành lập. Trong phần lớn thuộc địa của Mỹ, trước cuộc Cách mạng và bản Tuyên ngôn Nhân quyền được ký kết, các nhà thờ không được chính phủ chấp thuận đã bị cấm hoạt động.

Khu đất ban đầu được mua vào năm 1794 cho giáo xứ cũng là mảnh đất mà ngày nay Vương cung Thánh đường toạ lạc. Theo lịch sử của giáo xứ, ngay từ đầu người Công giáo từ mọi tầng lớp thờ phượng cùng nhau: những người nhập cư Ireland, Đức, những người da đen và nô lệ tự do. Tuy nhiên, vào những năm thập niên 1850, với bối cảnh là một giáo xứ của người di dân và đa dắc tộc đã làm dấy lên sự ồn ào của một phong trào chống lại Công giáo nổi bật: "Vô tri" - "Know-Nothings".

Tập trung chủ yếu ở các bang phía đông bắc nơi có dòng người nhập cư lớn nhất, phong trào tăng trưởng nhanh và xụp đổ cũng chóng. Quan tâm đến việc duy trì sự thanh khiết "của đất nước" của đạo Tin Lành, phong trào này đã hoạt động để ngăn chặn những người nhập cư - đa số là người Công giáo - từ việc có quyền bỏ phiếu, được trở thành công dân hoặc ứng cử.

Cha David Endres, Phó Giáo sư về Lịch sử Giáo hội và Thần học Lịch sử tại Athenaeum of Ohio, nói: "Tôi nghĩ rằng Know-Nothings là một tổ chức canh gác, tôi muốn nói rằng họ có cả hai mục đích cùng lúc là chống lại người nhập cư và chống lại Công giáo." Ngài nói rằng Know-Nothings đã có thể kết hợp cả cử tri ủng hộ và chống nô lệ vào giữa những năm 1800, để cùng thống nhất trong việc "không thích người nước ngoài và người Công giáo". Trong khi hầu hết các hoạt động chống Công giáo đều có hình thức qua các bài diễn văn phỉ báng và kỳ thị công khai, thành kiến ​​đôi khi biến thành bạo lực và hành động của đám đông, Cha Endres giải thích.

Sự kỳ thị chống Công giáo và những mối đe doạ đã tìm ra lối đến ngưỡng cửa của Giáo xứ Thánh Patrick, nơi mà những người thuộc Knows-Nothings không hài lòng với việc các cha đã cho phép cử hành các Thánh lễ đa sắc tộc. Theo người dân địa phương thì cha sở lúc đó, Cha Matthew O'Keefe, đã nhận được rất nhiều lời đe doạ chống lại nhà thờ và chính ngài đến nỗi việc bảo vệ của cảnh sát là cần thiết để ngăn chặn sự hăm dọa người Công giáo thờ phụng tại nhà thờ.

Tuy nhiên, dù có những mối đe doạ, Cha O'Keefe đã không tách riêng các Thánh lễ. Năm 1856, toà nhà của nhà thờ nguyên thuỷ bị cháy, chỉ còn lại 3 bức tường. Chỉ có một cây thánh giá bằng gỗ đã không bị thiệt hại gì. Hơn 150 năm sau, vẫn chưa rõ ai là người hay cái gì đã gây ra đám cháy, nhưng kể từ ngày sau đám cháy, các giáo dân đã nghi ngờ. "Chúng tôi không biết chắc liệu họ có phải là người ta đã đốt nó hay không, nhưng nguyên nhân được tin tưởng rộng rãi rằng Knows-Nothings là thủ phạm đã đốt nhà thờ", Cha Curran kể lại.

Cha O'Keefe và các giáo dân đã làm việc cật lực để xây dựng lại nhà thờ, tìm kiếm sự đóng góp của người Công giáo dọc bờ biển phía Đông. Một ngôi nhà thờ mới đã được xây dựng chưa đầy 3 năm, sau khi xảy ra hoả hoạn và vẫn còn đang đứng vững tới ngày hôm nay. Sau khi nhà thờ được xây dựng lại, giáo xứ tự đổi tên vào năm 1858 để tôn vinh Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, được Đức Giáo hoàng Piô IX tuyên bố năm 1854. Nhà thờ này được khẳng định là nhà thờ đầu tiên trên thế giới được đặt tên Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội sau khi tín điều được tuyên bố.

Năm 1889, tu sĩ Dòng Thánh Giuse xây dựng Giáo xứ Thánh Giuse cho người Công giáo da đen để phục vụ nhu cầu của cộng đồng Công giáo da đen, và hai giáo xứ hoạt động riêng biệt chỉ nằm cánh nhau vài khu phố. Tuy nhiên vào năm 1961, nhà thờ Thánh Giuse bị phá bỏ để nhường chỗ cho việc xây dựng mới, và hai giáo xứ đã được nhập chung, tái hòa nhập - ít nhất về mặt lý thuyết - Fiáo xứ Đức Maria Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Nhưng việc sáp nhập không làm hài lòng nhiều giáo dân trắng và mâu thuẫn với chính sách tách biệt các thể chế chính quyền và đời sống công cộng, do đó Giáo xứ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã trở thành một giáo xứ cho người da đen trên thực tế.

Trong quá trình thay đổi chủng tộc này, nhiều giáo dân của Giáo xứ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội đã phải rút lui. Người Công giáo da đen đã phải mạnh dạn, phải đối mặt với thành kiến ​​của cả một số giáo dân da trắng, những người không xem họ là người Công giáo đầy đủ, và một số người theo đạo Tin Lành không ủng hộ niềm tin tôn giáo của họ. "Họ đã cống hiến, và vẫn còn như thế. Bạn phải hết sức cống hiến để thành một người Công giáo da đen."

Sự cống hiến và việc làm chứng ​​của Giáo xứ Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội được chính thức cử hành khi vào năm 1991, ĐGH Gioan Phaolô II đã nâng nhà thờ 200 năm tuổi lên thành Tiểu Vương cung Thánh đường.

"Di sản văn hoá người da đen của bạn làm phong phú cho Giáo Hội và làm chứng nhân về sự phổ quát của mình trọn vẹn hơn. Theo một cách thực tế, Giáo Hội cần bạn, cũng như bạn cần Giáo Hội, vì bạn là một phần của Giáo Hội và Giáo Hội là một phần của bạn", ĐGH Gioan Phaolô II tuyên bố trong buổi vinh thăng ngôi thánh đường.

Ngày nay, Giáo xư Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội đóng một vai trò quan trọng không chỉ là nhà thờ Công giáo duy nhất ở Virginia mà còn là một điểm mốc quan trọng của khu phố. Giáo xứ điều hành một cơ quan tiếp cận rộng khắp cho các gia đình địa phương, bao gồm hỗ trợ thuê và trợ giúp thực phẩm, phục vụ hàng ngàn người. "Giáo xứ đứng tự hào và xinh đẹp giữa những người nghèo là nơi chúng ta cần phải có", Cha Curran nói. Cha cũng chỉ ra lịch sử của nhà thờ như là một ví dụ về cách thức mà các cộng đồng có thể trợ giúp các nhà thờ bị ảnh hưởng bởi bạo lực, chẳng hạn như các nhà thờ da đen trên khắp miền Nam đã bị đốt cháy từ cuối tháng 6. "Lý do chúng tôi có thể quyên góp được rất nhiều tiền một cách nhanh chóng như vậy là bởi vì có quá nhiều người kinh hoàng khi Nhà thờ Thánh Patrick bị đốt cháy."

Các sự kiện bi thảm như việc đốt nhà thờ thực sự có thể giúp mang mọi người đến với nhau vì một nguyên nhân chung. "Nó đoàn kết những người có đức tin. Nếu những người có đức tin bị kinh hoàng bởi điều này cùng đứng lên và hỗ trợ và để tiếng nói của chúng tôi được lắng nghe, chúng tôi có thể làm nên điều gì đó tuyệt vời", Cha Giám quản Tiểu Vương cung Thánh đường giải bày.

Trung Nguyên
http://www.catholicnewsagency.com/news/rebuilt-from-the-ashes-the-story-of-an-american-basilica-75959/
In ngày: 26/04/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print