Print  
Đức Thánh Cha nói về ý nghĩa cuộc sống trong cuộc gọi với Phi hành gia trên Trạm không gian
Bản tin ngày: 27/10/2017   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
ĐTC nói chuyện qua vệ tinh với các phi hành gia trên Trạm không gian Quốc tế
TT (Vatican City, 26/10/2017, CNA/EWTN News, Hannah Brockhaus) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc nói chuyện với các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế hôm thứ Năm, thảo luận các câu hỏi đa dạng như vị trí của con người trong vũ trụ, sự mỏng manh của cuộc sống và hành tinh và hợp tác quốc tế.

"Thiên văn học làm cho chúng ta chiêm ngưỡng những chân trời của vũ trụ và đặt ra những câu hỏi trong chúng ta: Chúng ta đến từ đâu? Chúng ta sẽ đi đâu?", Đức Giáo hoàng nói. Câu hỏi đầu tiên ĐTC hỏi phi hành gia: "Bạn nghĩ gì về vị trí của con người trong vũ trụ?" Nhà du hành vũ trụ người Ý Paolo Nespoli trả lời rằng vị trí của con người trong vũ trụ là một "câu hỏi phức tạp", đặc biệt đối với ông vì chuyên môn của ông ở trong lĩnh vực kỹ thuật. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng trong không gian đã giúp ông nhận ra rằng con người học càng nhiều càng thấy rõ chúng ta vẫn chưa biết bao nhiêu. "Tôi cầu mong những người như ngài, không chỉ là các kỹ sư hay các nhà vật lí, mà là những người như ngài (Đức Thánh Cha) - các nhà thần học, triết học, nhà thơ, nhà văn... - được đến đây trong vũ trụ, và điều này chắc chắn sẽ xảy ra trong trong tương lai, tôi mong mỏi (các vị) đến đây để khám phá ý nghĩa của việc có một con người trong không gian", ông nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã liên lạc với Trạm Vũ trụ Quốc tế của NASA qua một cuộc điện thoại vệ tinh từ Vatican vào ngày 26 tháng 10. Trên trạm vũ trụ có 6 phi hành gia, trong đó có 3 người Mỹ, 2 người Nga và 1 người Ý, những người đang du hành quay quanh trái đất, cách khoảng 220 dặm (354km). Ba người sẽ trở lại trái đất vào tháng 12 năm nay, và ba người kia vào tháng 2 năm 2018.

AYE_GIUA
Josef Aschbacher, Giám đốc các Chương trình Quan sát Trái đất (ESA), nói với các nhà báo sau cuộc gọi rằng đối với phi hành gia, nói chuyện với Đức Giáo hoàng là một "kinh nghiệm của cả cuộc đời". Ông nói những câu hỏi của ĐGH rất "rất thú vị" vì chúng liên quan đến "cuộc sống của chúng ta, như nhân loại". Ví dụ, ĐTC Phanxicô hỏi toán phi hành gia là động cơ nào thúc đẩy họ trở thành phi hành gia, và họ thích gì khi ở trong vũ trụ. "Du hành trong không gian thay đổi rất nhiều điều được chấp nhận trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như ý tưởng lên xuống", và cũng hỏi có điều gì về cuộc sống trong trạm không gian làm họ ngạc nhiên.

Phi hành gia người Mỹ Randolph Bresnik nói rằng điều làm cho anh ta có niềm vui lớn nhất trong không gian là có thể "nhìn ra ngoài và nhìn thấy sự sáng tạo của Thiên Chúa, có thể đây chỉ là một chút quan điểm của anh ta. Mọi người không thể đến đây và nhìn thấy vẻ đẹp không thể miêu tả của trái đất của chúng ta mà không cảm thấy đánh động trong tâm hồn mình". Có một sự bình an tuyệt vời và thanh thản cho hành tinh của chúng ta khi bạn nhìn thấy nó trên quỹ đạo, và nói rằng, "không có biên giới, không có mâu thuẫn, chỉ là hoà bình". Ông cũng nói rằng từ không gian bạn có thể thấy "sự mỏng manh của bầu khí quyển, và nó làm cho bạn nhận ra sự tồn tại của chúng ta mỏng giòn như thế nào".

Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời bằng cách nói rằng ngài thích câu trả lời đó, Bresnik đã chỉ ra sự mỏng manh của trái đất như thế nào, đó là một "khoảnh khắc trôi qua", trái đất quay ở tốc độ 10km/giây.

Các phi hành gia cũng đã nói chuyện với ĐTC về sự đa dạng của họ và trở nên một tài sản trong công việc của họ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Bresnik cho biết: "Khi chúng ta làm việc trên trạm không gian và trong quan hệ đối tác quốc tế, chúng tôi hy vọng rằng những gì chúng ta có thể đạt được cùng nhau là một ví dụ cho cả thế giới và nhân loại." ĐTC Phanxicô nói rằng mặc dù xã hội của chúng ta rất cá nhân, sự hợp tác là điều thiết yếu trong cuộc sống, ngài hỏi về sự hợp tác trong công việc của họ.

Trạm không gian quốc tế là một ví dụ điển hình về hợp tác quốc tế - Joseph Acaba, người Mỹ, nói - bởi vì các thành viên đến từ các quốc gia và nền văn hoá khác nhau, và họ làm việc cùng nhau, cũng giao tiếp hằng ngày với các trung tâm kiểm soát ở Mỹ, Nga, Canada và 9 quốc gia khác nhau ở Châu Âu. "Sự đa dạng của chúng tôi làm cho chúng tôi mạnh mẽ hơn" - Acaba nói - "và tôi nghĩ chúng ta cần phải tôn trọng các cá nhân và những người xung quanh chúng ta. Và bằng cách làm việc cùng nhau chúng ta có thể làm tốt hơn những gì chúng ta có thể làm được riêng từng cá nhân".

Các phi hành gia khác tham gia cuộc gọi là phi hành gia người Mỹ, Mark T. Vande Hei, và 2 phi hành gia người Nga, Aleksandr Misurkin, Sergey yazanskiy.

Aschbacher cho biết cuộc gặp gỡ giữa các phi hành gia trên không gian và Đức Giáo hoàng là một sự giao thoa hấp dẫn giữa tôn giáo và khoa học, cho biết khoa học có thể giúp tìm kiếm Thiên Chúa thông qua sự tò mò của nó để hiểu rõ hơn về thế giới của chúng ta. Khoa học đưa ra một số câu hỏi tương tự như tôn giáo, chẳng hạn như "chúng ta đến từ đâu, ở đâu và chúng ta đang sống ở đâu", ông nói.

Roberto Battiston, chủ tịch của Cơ quan Vũ trụ Ý (ASI), nói thêm rằng "không có gì nghi ngờ rằng khoa học là một cách để tìm kiếm sự thật" và mặc dù tôn giáo và khoa học có thể có những cách tìm kiếm khác nhau nhưng cả hai vẫn có cùng một mục tiêu.

Cuộc gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô đánh dấu lần thứ hai một vị giáo hoàng đã liên lạc với phi hành gia trong vũ trụ. Hồi năm 2011, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI trở thành người đầu tiên khi ngài gọi lên trạm không gian quốc tế qua liên kết vệ tinh, nói chuyện với 12 phi hành gia trong khoảng 20 phút. Trong cuộc gọi, Đức Bênêđictô XVI đã hỏi các phi hành gia rằng nhìn trái đất từ không gian thì như thế nào và nếu việc đó có cho ta một quan điểm mới về tầm quan trọng của việc thúc đẩy hoà bình và chăm sóc tài nguyên của trái đất.

Mi Trầm
https://www.catholicnewsagency.com/news/pope-talks-meaning-of-life-in-call-with-space-station-astronauts-51685
In ngày: 28/03/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print