Print  
Điều gì tạo ra Phong trào Cải cách?
Bản tin ngày: 02/11/2017   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Martin Luther
TT (Washington D.C., 31/10/2017,CNA/EWTN News, Mary Rezac) - Vào ngày lễ Halloween định mệnh cách nay 500 năm, Martin Luther đã đóng đinh 95 bài luận của ông trên cánh cửa Lâu đài Wittenberg trong một hành động phản đối kịch liệt chống lại Giáo hội Công giáo. Ông có thể chỉ treo chúng trên tay nắm cửa hoặc gửi đi bản sao. Nếu ông đã đóng đinh tập tài liệu vào cánh cửa, hành động đóng đinh tự nó sẽ không có được những gì đáng kể, bởi vì cánh cửa đó có thể đã được sử dụng như là một bảng thông báo, nơi mọi người đóng đinh vào cánh cửa các thông báo của họ.

Và có lẽ ông ta không muốn có những thách thức; ông có thể có thái độ của một học giả đang cố gắng đưa ra các câu hỏi và mối quan tâm. Vào thời điểm đó, Luther không biết là những bài luận đó gây nên những thách thức như thế nào, hay hành động và công việc thần học kế tiếp của ông sẽ dẫn đến một trong những sự gián đoạn lớn nhất của sự hiệp nhất trong lịch sử của Giáo Hội.

Tiến sĩ Alan Schreck, Đại học Dòng Phanxicô của Steubenville, nói với CNA: "Đây không phải là một tuyên bố chiến tranh chống lại Giáo hội Công giáo, cũng không phải là một bước đột phá. Đó là một tu sĩ thuộc Dòng Augustinô và một học giả Kinh Thánh quan tâm đến việc chỉnh sửa sự lạm dụng, và đó thực sự là một lời kêu gọi cho một cuộc đối thoại."

Tuy nhiên, phải mất gần 5 năm để lời kêu gọi đối thoại này mới trở thành sự chia rẽ, từ chối thẩm quyền truyền thống của Giáo Hội và các giám mục và hầu hết các bí tích, và nảy sinh một số cộng đồng Tin Lành, được liên kết với nhau khi họ từ chối Giáo hội Công giáo.

Trong khi các sử gia tranh luận về mức độ ấn tượng của 95 bài luận, thì dịp kỷ niệm là một cơ hội để nhìn lại vai trò của người theo đạo Tin Lành phổ biến nhất trong phong trào mà cuối cùng đã phân chia Kitô giáo Tây phương thành hai.

Martin Luther là ai?

Martin Luther sinh ngày 10 tháng 11 năm 1483, con trai cả của Hans và Margarethe Luther. Cha ông, một nhà kinh doanh thành công và nhà lãnh đạo dân sự, đã có tầm nhìn tuyệt vời cho cuộc đời của người con trai cả và đưa ông đến trường với hy vọng ông sẽ trở thành một luật sư. Trong khi Luther hoàn thành bằng cử nhân và thạc sĩ theo kế hoạch của cha mình, ông bỏ học ở trường luật, thấy mình ngày càng thu hút và thành đối tượng của ngành triết học và thần học.

Ngay sau khi rời khỏi trường luật, Luther đã gia nhập tu viện Augustinô, một quyết định mà sau này ông đã đưa ra một lời khấn nguyện trong một chuyến đi ngựa, khi ông chút nữa bị sét đánh ở giữa cơn bão. Khủng hoảng rằng ông sắp chết, Luther 21 tuổi đã kêu nài Thánh Anna, hứa rằng ông sẽ trở thành một tu sĩ nếu ông sống sót. Ông cảm thấy đó là lời thề mà ông không thể bội ước; cha ông lại cảm thấy đó là một sự lãng phí cho công trình học tập của ông.

Theo mọi khía cạnh, Luther là một câu chuyện thành công Công giáo trước khi ông trở thành nhân vật hàng đầu của Cải cách. Ông gia nhập tu viện vào năm 1505, và năm 1507 ông thụ phong linh mục. Ông đã trở thành một nhà thần học nổi tiếng và học giả Kinh Thánh trong nhà dòng, cũng như là một vị giảng sư và giảng viên quyền lực và phổ biến tại Đại học Wittenberg ở Đức.

Trong những năm nghiên cứu và tiếng tăm ngày càng tăng, Luther bắt đầu phát triển nền tảng thần học về ơn cứu độ và thánh thư của ông mà cuối cùng trở thành những mấu chốt giải quyết trong mối quan hệ của ông với Giáo hội Công giáo.

Cuộc tấn công về việc buôn bán ân xá

Nhưng đó không phải là những ý tưởng thần học chính xác mà lần đầu tiên đã đưa Luther đến hàng ngũ lãnh đạo cải cách - đó là lời phê bình của ông về việc thực hiện việc buôn bán ân xá, là chủ đề trọng tâm của 95 đề tài của ông, đã đưa ông vào trong ánh đèn sân khấu.

Theo giáo huấn của Công giáo, sự tha thứ là sự tha tội toàn bộ hay một phần của sự trừng phạt tạm thời do tội lỗi đã được tha thứ, và có thể được áp dụng cho người thực hiện hành động được quy định đó hoặc nhường cho một linh hồn trong luyện ngục. Để có được ân xá, người đó phải hoàn thành các yêu cầu tinh thần nhất định, chẳng hạn như đi tưng tội và rước lễ, thêm vào đó là một số hành động hay công việc tốt khác, chẳng hạn như thực hiện một cuộc hành hương hay làm một công việc bác ái.

Nhưng thậm chí nhiều năm trước thời Martin Luther, những lạm dụng của ân xá đã tràn lan trong Giáo hội. Thay vì chỉ định một hành động cầu nguyện hay một công việc bác ái như một cách để có được sự ân xá, các giáo sĩ cũng bắt đầu cho phép "hiến dâng" cho Giáo hội như là một công việc tốt cần thiết để tha tội phạt tạm thời vì tội lỗi.

Ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc buôn bán ân xá, vì họ đã quan sát số tiền thu được từ những người lo âu cho cuộc sống mai hậu của người dân dành chi trả cho cuộc sống xa hoa của một số giáo sĩ. Tiền cũng thường được sử dụng để chức giáo sĩ, tội buôn bán chức vụ trong Giáo hội.

Trong thời Martin Luther, ở miền bắc nước Đức, một hoàng tử trẻ tuổi và đầy tham vọng - Tổng Giám mục Albrecht của Brandenburg được đề cử vào chức vụ của Tổng Giám mục Mainz, nhưng không muốn từ bỏ bất kỳ quyền lực trước đây của ông. Trong khi đó ở Roma, Đức Giáo hoàng Leo X đã đòi hỏi một khoản tiền đáng kể từ Albrecht cho vị trí mới của ông, cũng như từ những người của các giáo phận của ông cho quỹ xây dựng Đền thờ Thánh Phêrô. Albrecht đã vay một khoản tiền và hứa hẹn với Rome 50% số tiền được trích ra - như các nhà phê bình miêu tả - nó gây ra nỗi sợ hãi của luyện ngục.

Đối với quỹ Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo hoàng đã dùng linh mục Dòng Đa Minh, Johann Tetzel làm Uỷ viên Đại diện cho việc ban ân xá dành cho nước Đức. Theo các sử gia, Tetzel đã tự do rao giảng việc tha thứ, hứa hẹn quá mức về sự tha tội, mở rộng việc ân xá bao gồm cả những tội lỗi trong tương lai mà người ta có thể phạm hơn là những tội đã được ăn năn và thú nhận. Ông ta thậm chí còn đặt ra cụm từ khêu gợi vui nhộn: "Ngay khi đồng tiền trong hòm tiền vang lên / linh hồn từ lửa luyện tội cũng thăng thiên - As soon as a coin in the coffer rings / the soul from Purgatory springs."

Đó là những hoạt động của Tetzel cuối cùng đã đẩy Luther đến việc phản đối bằng cách xuất bản 95 bài luận của mình.

95 bài luận và hạt giống của cải cách


Michael Root, Giáo sư Thần học Hệ thống tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ, cho biết: "Khi ông ta đưa ra 95 bài luận, ông chưa phải là người Lutheran. Trong một số trường hợp, có sự lộn xộn nào đó, nhưng điều quan trọng là những gì xảy ra sau khi đưa ra 95 bài luận, khi Luther bị đẩy đến một vị trí cấp tiến hơn". Bất kể các bài luận đã được đóng đinh vào cánh cửa Lâu đài Wittenberg vào ngày 31/10/1517 thế nào, Luther đã không chỉ đóng đinh các bài luận của mình mà còn là những cảm nghĩ của nhiều người trung thành vào lúc đó, là những người cũng nản lòng với sự tham nhũng và lạm dụng mà họ nhìn thấy trong Giáo Hội.

Các nhà nhân bản học Kitô giáo như Erasmus và Thánh Thomas More là những người đương thời của Luther, họ cũng phản đối việc lạm dụng trong Giáo hội mà không phá vỡ nó. Trong khi đó, uy tín của Luther đã được thiết lập như là một giáo sư được tôn trọng, cũng như được tiếp cận nhà báo, cho phép các bài luận và ý tưởng của ông lan rộng với tốc độ chưa từng có trước đó bởi những nhà cải cách trước, những người có những phê bình tương tự về Giáo hội.

"Rõ ràng có một sự cộng sinh giữa Luther và sự phát triển của báo in", Root nói. "Những gì ông viết ra có thể thu hút được nhiều người. Nhiều bản in trong đó là những cuốn sách nhỏ có thể được in nhanh, chúng được bán khá chạy... vì vậy ông đã làm việc trong lĩnh vực công nghệ và phù hợp với công nghệ cần thiết - những bài viết ngắn, tràn đầy sinh lực mà mọi người muốn đọc."

Hầu hết các sử gia đồng ý rằng ý định ban đầu của Luther không phải là để bắt đầu một cộng đồng giáo hội mới - ý tưởng đó là "không thể tưởng tượng vào lúc đó", Root lưu ý. "Vậy là có quá nhiều điều để nói; tuy nhiên, có quá ít để nói rằng tất cả những gì ông ta muốn làm là cải tổ các hành vi lạm dụng."

Đến năm 1518, các luận án của ông lan rộng khắp Đức và giới trí thức Châu Âu. Luther cũng tiếp tục viết nhiều, tham gia tranh chấp với Tetzel và các nhà phê bình Công giáo khác và tiếp tục phát triển ý tưởng của riêng mình.

Về phần mình, Giáo hội đã không đưa ra một phản ứng chính thức trong nhiều năm, trong khi các cuộc thảo luận đã tan thành những vụ tranh luận phòng thủ hơn là đối thoại xây dựng. Kết quả là, những cơ hội ban đầu để lôi kéo những lời chỉ trích của Luther về những sự ân xá thay vào đó đã trở thành các lập luận về thẩm quyền của Giáo hội như một tổng thể.

Đập ruồi bằng búa tạ - Luther trở thành Lutheran


Một trong những nhà phê bình nổi tiếng nhất về Luther là thần học gia Công giáo Johann Eck, ông đã tuyên bố các bài luận của Luther là dị giáo và ra lệnh cho các bài luận đó bị đốt cháy trước công chúng. Năm 1519, hai người trong cuộc tranh cãi đã đẩy Luther đến quan điểm cực đoan của rằng Thánh kinh là thẩm quyền giá trị duy nhất của Kitô hữu hơn là truyền thống và các giám mục. Root nói: "Các nhà phê bình Công giáo đã nhanh chóng thay đổi chủ đề này từ những ân xá thành những câu hỏi về quyền hạn của Giáo hội đối với những sự ân xá, đó là một vấn đề nguy hiểm hơn. Bây giờ bạn đang bắt đầu một chủ đề nhạy cảm. Nhưng cũng có một năng lực bên trong của suy nghĩ riêng của Luther", có thể thấy trong các bài viết tiếp theo của ông.

Năm 1520, Luther xuất bản ba luận án nổi tiếng nhất của ông: Sự bắt bớ Babylon của Giáo hội, về tự do của một người Ki tô giáo, và cho các quý tộc Kitô giáo của quốc gia Đức. Vào thời điểm đó, rõ ràng điều mà Luther nghĩ là sai trong Giáo Hội không chỉ là sự lạm dụng của những sự ân xá, mà còn là sự hiểu biết về sứ điệp Kitô giáo ở một số mức cơ bản. Bên cạnh việc chối bỏ Đức Giáo hoàng như là một thẩm quyền hợp pháp, Luther cũng tuyên bố rằng chỉ cần có đức tin mà thôi, Sola Fide, là tất cả những gì cần thiết cho sự cứu rỗi, chứ không phải là đức tin và những việc bác ái.

Tiến sĩ Paul Hilliard, Trợ lý Giáo sư và Chủ tịch về Lịch sử Hội thánh tại Chủng viện Mundelein, nói: "Luther chắc chắn cố gắng giải quyết vấn đề chính đáng, đó là khuynh hướng phủ nhận tội tổ tông (pelagianism) hay những người cố gắng tìm đường vào thiên đường. Nó đã tạo ra một "thái độ thương mại" nơi một số người vào thời Luther - "nếu tôi làm điều này, Thiên Chúa sẽ đáp lại điều này". "Vì vậy, Luther đã cố gắng để sửa chữa những điều như thế, đó cụm từ tôi đôi khi nói là Luther đập ruồi bằng búa tạ của chủ nghĩa phủ nhận tội tổ tông. Để giữ dấu vết của con người tìm kiếm sự cứu rỗi khỏi hệ thống, ông đã thay đổi hệ thống."

Sự không tin tưởng của Luther đối với con người đặc biệt không xuất phát từ những lời chỉ trích của ông về những sự ân xá và sự thúc đẩy sau đó của Giáo hội - nó phù hợp với hầu hết những tư tưởng nhân học vào thời đó, có xu hướng hướng về một cái nhìn rất tiêu cực về bản chất con người. Do đó, trong quan điểm Tin Lành của ông, ông đã cố gắng để loại bỏ bất kỳ sự can thiệp nào của con người vào bất cứ khi nào có thể - đặc biệt khi nó diễn giải lời thánh thư và ơn cứu rỗi.

Hilliard lưu ý: "Trên mức độ so sánh động vật với thiên thần, hầu hết mọi người (vào thời điểm đó) sẽ khiến chúng ta gần gũi với con vật hơn."

Giáo hội Công giáo chính thức lên án luận án của Luther và một phần của Eck về Exsurge Domine, ban hành vào tháng 6 năm 1520. Tuyên bố này đã giúp Luther được mở ngỏ trong 60 ngày để bác bỏ lập trường của ông ta, nếu không ông sẽ bị dứt phép thông công. Nhưng đến khi tông thư của Giáo hoàng được ban hành, Luther đã không những chỉ lên án thẩm quyền của Giáo hoàng, mà còn tuyên bố rằng ngài là một người phản Đấng Kitô. Cánh cửa mở ngỏ cho việc xem lại các quan điểm đã bị khép lại.

Những cải cách phổ biến và chính trị

Mặc dù Luther ngày càng tuyên bố chống lại Giáo hoàng và Giáo hội, sự phổ biến rộng rãi của ông, do những bài viết hấp dẫn và đầy sức hút của ông, và với sự không ngờ của Luther, đưa đến sự hấp dẫn với dân chúng.

Luther đã phổ biến ý tưởng về "chức tư tế của tất cả các tín hữu" đến việc loại trừ chức tư tế được tấn phong. Thay vì mang dấu ấn không thể xóa nhòa trong linh hồn, trong quan điểm của Luther, chức tư tế được tấn phong không khác biệt với "chức tư tế của các tín hữu" ngoại trừ văn phòng và công việc. Điều này, cùng với cá tính và nền tảng của ông, đã kêu gọi người nghèo và tầng lớp lao động thời đó là những người nản lòng với cuộc sống xa hoa của hệ thống giáo hội, thường là do người nghèo ở nông thôn chi trả.

"Luther từng là một người theo chủ nghĩa dân tuý, ông là một người của dân chúng, ông ta nhăn nhạo, ông ta đến từ giới nông dân, ông nói ngôn ngữ của người dân, vì vậy tôi nghĩ rằng rất nhiều người dân cảm thấy giống với ông ta", Shreck nói. "Ông ấy là một trong số dân chúng đó, ông ấy không ở Rôma hay là một giám mục hay tổng giám mục giàu có... vì vậy ông ta kêu gọi đặc biệt người Đức vì ông ta muốn có một phụng vụ Đức và một kinh thánh Đức, và người ta nói, 'chúng tôi muốn một đức tin gần gũi với chúng tôi và có thể tiếp cận được'."

Nhưng Luther ngần ngại khi lý tưởng tôn giáo của ông bị thúc đẩy do cuộc Chiến tranh Nông dân năm 1525, khi những người nông dân ở các vùng nông thôn của nước Đức nổi dậy, được thúc đẩy bởi ngôn ngữ tôn giáo của Luther về sự bình đẳng. Một năm sau cuộc chiến đẫm máu dường như biện minh cho những người đã bác bỏ Luther rằng đó chỉ là một phong trào xã hội chứ không phải là một nhà cải cách tôn giáo nghiêm trọng.

Để duy trì và nâng cao lòng tự trọng, Luther không nhận các nông dân bất hảo thì không là một phần của phong trào cải cách chính thức, đặt nền móng cho Anabaptists để điền vào khoảng trống tôn giáo cho nông dân trong tương lai.

Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh Nông dân không phải là lần duy nhất Cải cách mang màu sắc chính trị - hoặc gây chết người. Bởi vì khoảng trống thẩm quyền không giáo hoàng hiện đang tồn tại trong cộng đoàn giáo hội của Luther, nảy sinh cộng đồng giáo hội, thế nên thẩm quyền đã được trao cho các hoàng tử địa phương, những người đã lợi dụng việc cải cách để tách khỏi việc đòi hỏi phí của giáo hoàng.

Phần lớn của Đức đã chấp nhận chủ thuyết Lutheran vào giữa những năm 1500, mặc dù một số nơi, chẳng hạn như Bavaria, vẫn giữ đức tin Công giáo của họ.

Về phần mình, Hoàng đế Lamã Charles V đã chính thức lên án thần học của Luther năm 1521, trong đó Luther nổi tiếng không chịu từ chối vị trí của mình bằng những lời: "Tôi đứng đây. Chúa đã giúp tôi. Tôi không thể làm gì khác."

Các nhà sử học suy đoán rằng mặc dù chính Charles V đã phản đối quan điểm của Luther, ông đã để cho ông sống vì ông cũng chứng kiến ​​việc phân quyền từ Vatican như một cái gì đó mà ông có thể lợi dụng chính trị. Cơn sốt cải cách cũng bắt đầu ở khắp Châu Âu, và sau đó đến Na Uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và Anh tất cả đều theo vết chân cũa Đức tách rời Giáo hội Công giáo và thành lập các cộng đoàn Giáo hội Tin Lành.

"Tôi thích nghĩ về câu chuyện cậu bé người Hà Lan với dùng những ngón tay của mình phá vỡ bờ đê", Shreck nói. "Một khi vi phạm đã được thực hiện (bờ đê vị vỡ), những người khác theo cách làm của người này. Một khi Luther đã làm, nó giống như hiệu ứng domino." Shreck nói thêm: "Trong một cuốn sách của Owen Chadwick, ông nói rằng Cải cách không phải là vì Châu Âu không tôn giáo, nhưng vì tôn giáo rất nóng nảy. "Đó là sau cơn dịch chết đen và rất nhiều xáo trộn xã hội - mọi người thực sự muốn quay về với Chúa và tìm kiếm sự an ủi trong đức tin."

Nhưng không phải tất cả các nhà cải cách đều đồng ý về niềm tin của họ, dẫn đến sự nổi lên của nhiều giáo phái Tin Lành, bao gồm cả Calvinism, Anglicanism và Anabaptism.

Schreck nói: "Chủ nghĩa Tin Lành (Protestantism) đã trở nên rất phân chia, mặc dù tất cả họ đều tuyên bố là làm điều đúng vì họ tin rằng họ đang duy trì sự tinh khiết của đức tin. Root ghi nhận rằng một khi người theo đạo Tin Lành-Kitô chia rẽ "bị nhúng vào những khác biệt chính trị, giữa Nam Âu và Bắc Âu, giữa Tây Ban Nha và Anh, và do đó sự khác biệt về tôn giáo cũng đã trở thành những khác biệt quốc gia, điều đó làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn."

"Một khi bạn đã có cuộc chiến tranh tôn giáo vào năm 1546, thái độ trở nên rất khắc nghiệt. Một khi bạn bắt đầu giết nhau, thật khó để ngồi và nói chuyện", ông nói thêm.

Cuộc chiến chống tôn giáo đặc biệt nổi bật trong cuộc chiến 30 năm vào những năm 1600, mặc dù vào thời điểm đó, tôn giáo đã trở thành một công cụ chính trị cho nhà nước, ông Hilliard nói. "Chiến tranh 30 năm là một dấu hiệu tốt cho thấy mặc dù tôn giáo là quan trọng, nhưng nó không phải là điều quan trọng nhất - đó là một cuộc chiến tranh giữa các hoàng tử cạnh tranh khác nhau để giành quyền kiểm soát lãnh thổ nhiều hơn, trong đó tôn giáo bị ném vào hỗn hợp", Hilliard lưu ý.

Cải cách có thể tránh được?


Câu hỏi đáng giá hàng triệu đô la nằm ở trung tâm lịch sử Cải cách là liệu cải cách và sự chia cắt Kitô giáo phương Tây có ​​thể tránh được hay không. Root nói: "Một vài người sẽ nói rằng trong hai năm tiến tới cuộc cải cách, sự khác biệt thần học đã diễn ra rất sâu sắc và không có cách nào để bạn đạt được sự hòa giải. Nhưng có những người khác cho rằng vào cuối những năm 1540 vẫn có thể có đúng bối cảnh lịch sử để có thể đưa mọi người lại với nhau, và không có cách nào để biết bối cảnh đó, bởi vì bạn không thể quay lại lịch sử một lần nữa và thay đổi."

"Cho dù người ta có thể giải quyết được tất cả những gì mà không có chiến tranh, đã có những cơ hội để hoà giải, điều đó rõ ràng", ông nói thêm. Tính cách bốc lửa và nổi loạn của Luther, phù hợp với quan điểm chống đối và bảo vệ mà Giáo hội Công giáo đã ứng phó với những ý tưởng của ông, đã tạo ra một cơn bão hoàn hảo đã củng cố sự chia rẽ giữa đạo Tin Lành-Công giáo.

Phần lớn suy nghĩ của Luther vẫn là Công giáo trong suốt cuộc đời của ông, Schreck lưu ý, kể cả sự tôn sùng của ông đối với Đức Trinh Nữ Maria. "Tôi nghĩ rằng nếu có một nỗ lực chân thành từ phía hệ thống giáo hội Công giáo rằng mối quan tâm của ông là hợp pháp, lịch sử có thể đã đi theo một hướng khác."

Mãi cho đến khi Giáo hoàng Phaolô III (1534-1549), 17 năm sau khi các luận án định mệnh lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ của chúng, Giáo hội Công giáo tổng thể đã nhìn nhận nghiêm túc và chính thức về nhu cầu cải cách của họ, và nhu cầu của họ để đáp ứng Cải cách Tin Lành.


Cao Nguyên
https://www.catholicnewsagency.com/news/what-caused-the-reformation-a-catholic-explainer-90517
In ngày: 19/04/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print