Print  
Di sản của Stephen Hawking
Bản tin ngày: 17/03/2018   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
ĐTC Phanxicô gặp Stephen Hawking ngày 28-11-2016
TT (Cambridge, England, 15-3-2018, CNA/EWTN News, Kevin Jones) - Cái chết của Stephen Hawking trong tuần này đã thúc đẩy một nhà khoa học Công giáo hàng đầu suy nghĩ về cuộc đời của nhà vật lý nổi tiếng này, bao gồm những đóng góp đáng kinh ngạc của ông đối với vật lý và là người theo thuyết vô thần suốt đời của ông.

Stephen M. Barr, nhà nghiên cứu vật lý hạt nhân và vũ trụ, Giáo sư Đại học Delaware, cho biết: "Dĩ nhiên ông ấy là một nhà vật lý vĩ đại và cũng là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất của thế hệ của ông. Ông ấy đã có nhiều đóng góp cho sự hiểu biết về trọng lực, thuyết Big Bang và các hố đen sẽ được ghi nhớ bao lâu ngành vật lý còn được biết đến."

Hawking, nhà vật lý thuộc Đại học Cambridge, đã qua đời vào buổi sáng thứ Tư ở tuổi 76. Tác giả cuốn sách bán chạy nhất năm 1988 "A Brief History of Time" (Toát yếu Lịch sử Thời gian)", ông trở thành biểu tượng của khoa học trong nền văn hoá thời đại, xuất hiện trong các chương trình như "Star Trek: The Next Generation" và "The Simpsons".

Năm 1963, lúc là một sinh viên 21 tuổi, Hawking đã được biết ông bị chứng xơ cứng động mạch, một bệnh thần kinh cơ gọi là bệnh Lou Gehrig. Các bác sĩ hy vọng anh ta chỉ sống được vài năm. Thế nhưng Hawking đã vượt qua dự đoán, mặc dù trong nhiều thập kỷ bệnh tật dần dần hạn chế khả năng di chuyển, cuối cùng đến mức ông chỉ có thể nhú một ngón tay và thực hiện chuyển động mắt. Vào những năm 1980, công nghệ máy tính đã tiến triển đến mức ông có thể giao tiếp thông qua máy tính và bộ tổng hợp tiếng nói - mặc dù với giọng Mỹ.

Barr phản ánh sự thành công của Hawking mặc dù sức khoẻ của ông kém.

"Thật là kinh ngạc khi ông ta có thể thể hiện công việc vật lý ở mức cao như vậy lúc mà hầu hết chúng ta còn viết trên bảng đen và tính toán trên giấy. Chúng ta khó có thể tưởng tượng được có thể làm những việc khi mà chúng ta còn làm những điều cơ bản. Thật kinh ngạc. Thật kinh ngạc. Rất nhiều những gì ông ấy làm, ông ấy đã làm trong đầu."

Nghiên cứu của Hawking đã phát triển một số thông tin chi tiết quan trọng, bao gồm các phép tính dường như cho thấy hố đen, vật nặng nhất trong vũ trụ, thực sự phát ra năng lượng được gọi là bức xạ Hawking. Trước đây không ai tin rằng không có gì có thể thoát khỏi sự hấp lực dữ dội của lỗ đen. Quá trình trí tuệ của Hawking liên quan đến ứng dụng chưa từng thấy của cơ học lượng tử tới trọng lực.

Hawking cho biết: "Điều quan trọng nhất về bức xạ Hawking là nó cho thấy hố đen không bị cắt rời khỏi phần còn lại của vũ trụ."

Barr, chủ tịch hiện tại của Hiệp hội các nhà khoa học Công giáo, đã phản ánh vai trò của Hawking trong vai trò nhà khoa học có ý nghĩa gì đối với niềm tin về nguồn gốc của vũ trụ. Trong cuốn "Toat yếu Lịch sử Thời gian", Hawking đã đưa ra một số nhận xét khá sâu sắc về hiệu quả mà vật lý thậm chí không thể giải thích lý do tại sao có một vũ trụ thực sự tồn tại. Nói cách khác, ông hiểu và nói khá sâu sắc trong cuốn sách này rằng tại sao vật lý không bao giờ có thể thay thế cho một Đấng Sáng Tạo, mặc dù ông đã không diễn tả cụm từ đó như vậy, đó là sự nhập khẩu."

Barr đã chỉ trích một tác phẩm mới của Hawking, "The Grand Design", đồng tác giả với nhà vật lý lý thuyết Leonard Mlodinow. "Ông ta dường như đã quên những hiểu biết ban đầu của ông ta", Barr nói. "Ông đã lập luận rằng, vật lý có thể giải thích tại sao có một vũ trụ và tại sao lại có một vũ trụ thực sự tồn tại. Tôi thấy điều này rất khó hiểu. Ông ta thực sự hiểu vấn đề đó trong cuốn sách trước và khó hiểu trong cuốn sách sau."

Barr gợi ý rằng chủ nghĩa vô thần trong suốt cuộc đời của Hawking có thể có ảnh hưởng đến những người đề cao khả năng của các nhà khoa học khi nói về các chủ đề phi khoa học. Ông phản bác rằng nhiều nhà khoa học vĩ đại cũng là những người có tín ngưỡng.

Chính Hawking đã nhận được sự công nhận của Giáo hội Công giáo, được đặt tên là thành viên của Học viện Giáo hoàng về Khoa học. Học viện này bao gồm 80 nhà lãnh đạo toàn cầu về khoa học từ nhiều nguồn gốc và tôn giáo. Ông đã tham dự cuộc họp thường niên của nhóm vào năm 2016 và nói chuyện về "Nguồn gốc của vũ trụ". Ông đã ghi nhận một linh mục và nhà vật lý Công giáo, Đức ông Georges Lemaitre, cựu Viện trưởng Học viện Giáo hoàng về Khoa học, là cha đẻ của lý thuyết "Big Bang" của vũ trụ - một lý thuyết đôi khi được cho là của một nhà vật lý khác. "Georges Lemaitre là người đầu tiên đề xuất một mô hình theo đó vũ trụ có một sự khởi đầu rất dày đặc. Ông, chứ không phải George Gamow, là cha đẻ của thuyết Big Bang", Hawking nói.

Hawking cũng đã tham dự một buổi họp khoa bảng để đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày mất của Đức ông Georges Lemaitre, được kết thúc với nhận xét của Đức Hồng y Gerhard Ludwig Mueller, lúc đó là Tổng trưởng của Bộ Giáo lý Đức tin.


Cao Nguyên
https://www.catholicnewsagency.com/news/the-legacy-of-stephen-hawking---a-catholic-scientist-reflects-55064
In ngày: 29/03/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print