Print  
ĐHY Jozsef Mindszenty, đấng đáng kính chống lại tội ác
Bản tin ngày: 27/02/2019   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Đức Hồng y Jozsef Mindszenty
TT (National Catholic Register, 26/2/2019, Paul Kengor) Tôi luôn nhớ những lời mà William Clark chia sẻ với tôi, ông là một người Công giáo sùng đạo và là phụ tá quan trọng nhất trong chiến dịch của Tổng thống Ronald Reagan, để đánh bại Liên Xô và chiến thắng Chiến tranh Lạnh. Chính Clark đã chống lại những tên tội phạm tương tự và đưa ra những anh hùng khác về đức tin trong nỗ lực đó, chẳng hạn như ĐTGM Fulton Sheen và Giáo hoàng Gioan Phaolô II.

Những gì Clark nói với tôi về Đức Hồng y Jozsef Mindszenty thực sự khiến tôi tò mò. Lúc đó tôi là người theo đạo Tin Lành và chỉ là một đứa trẻ khi Hồng y Mindszenty qua đời năm 1975 ở tuổi 83. Tôi không biết gì về chiều sâu những gì Hồng y Mindszenty phải chịu đựng. Nhiều người Công giáo ngày nay biết rất ít về câu chuyện kịch tính đó. Tuy nhiên, bây giờ, với việc Bộ Tuyên Thánh và Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố vào ngày 13/2/2019 rằng Đức Hồng y Mindszenty là "đấng đáng kính", một bước tiến lớn để phong chân phước, người Công giáo ở khắp mọi nơi nên biết về cuộc đấu tranh anh hùng của ngài.

"Là một người chiến đấu thầm lặng, nhưng cương quyết", Keith Clark nói với tôi vào một ngày mùa hè - 3 thập kỷ sau khi anh ta tổ chức một cuộc tiếp đón Đức Hồng y Mindszenty già nua ở California thay mặt cho Chính phủ Reagan. "Ngài là một giáo sĩ tiên phong trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản."

Người được gọi là Giáo chủ của Hungary đầu tiên đã bị đàn áp do quân chiếm đóng Đức Quốc xã trong Thế chiến II và sau đó phải chịu đựng đau khổ lâu hơn bởi những người Bolshevik chiếm đóng vào năm 1945. Năm 1949, những người cộng sản đã chán ngán và mệt mỏi với con người bảo vệ không khoan nhượng này của Giáo hội. Họ đánh đập ngài, tra tấn ngài, đầu độc ngài, cố gắng ép ngài phải "cung khai" một lời thú tội, xét xử ngài qua một phiên toà kinh điển và phán quyết bằng một bản án chung thân. Đó là một sự bất công thái quá. Đức Giáo hoàng Piô XII đã ra vạ tuyệt thông cho tất cả những ai liên quan đến trò hề này.

Sau đó là sự kiện từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1956, khi quân đội Hồng quân Liên Xô xâm chiếm Hungary để đè bẹp cuộc nổi dậy của những người đấu tranh tự do đang cố gắng giải phóng đất nước của họ khỏi mánh khoé chủ nghĩa cộng sản vô thần. Chủ nghĩa toàn trị âm ỉ này đã cướp đi của họ mọi thứ, từ tài sản riêng đến tự do tôn giáo.

Chủ nghĩa Cộng sản Liên Xô là một doanh nghiệp tội phạm, giống như chủ nghĩa cộng sản vẫn còn như vậy trong thế kỷ 21 ở Bắc Triều Tiên và Cuba. Cuộc nổi dậy từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1956 tại Hungary đã khiến Hồng y Mindszenty được tự do trong giây lát. Sau khi xe tăng Liên Xô thành công trong việc giết chết hàng ngàn người Hungary, Moscow đã kìm kẹp chặt hơn. Đức Hồng y Mindszenty có thể đã nắm bắt cơ hội này để chạy trốn nhằm có được môi trường an toàn hơn bên ngoài Bức màn sắt cũng như một số lượng lớn người Hungary giữa lúc hỗn loạn, nhưng ngài đã từ chối. Ngài sẽ ở lại với con chiên của mình. Ngài đã được cấp quy chế tị nạn chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Budapest.

Cuộc đấu tranh của Đức Hồng y Mindszenty, không được bên ngoài Hungary chú ý.

Đức Giám mục Fulton Sheen năm 1957 đã dành toàn bộ chương trình truyền hình "Life Is Worth Living" (Đời Đáng Sống) cho người mà ngài gọi là "vị tử đạo khô của Hungary". "Vào thế kỷ 20, có một loại tử đạo mới", Giám mục Sheen nói. Trong quá khứ, các Kitô hữu đã chịu tử đạo bằng cách bị hành quyết; họ đã ướt sũng và thấm đậm máu đào. "Những vị tử đạo xưa được gọi là những vị tử đạo ướt, ngược lại, sự tử vì đạo của Hồng y Mindszenty thì không. Ngài đang bị tiêu diệt dần mà không bị đổ máu. Những người cộng sản đã xuất sắc trong việc này khi sản xuất các vị tử đạo khô, các vị bị tẩy não và tra tấn tinh thần vì đức tin của họ".

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Budapest đã trở thành nhà của Hồng y Mindszenty trong 15 năm. Ngài được bảo vệ ở đó, nhưng hầu như ngài không được tự do. Ngài bị giam trong khuôn viên. Những người cộng sản đã canh chừng nếu trong khoảnh khắc mà vị giám chức phiền phức này đặt chân ra ngoài cổng, họ có thể làm những gì họ làm tốt nhất: bắt giữ ngài.

Thật không may cho Đức Hồng y Mindszenty, Vatican của Giáo hoàng Phaolô VI vào cuối những năm 1960 không phải là Vatican của Giáo hoàng Piô XII, và vị giáo hoàng mới này đã tìm cách hoà hợp với Liên Xô - nghĩa là với những kẻ chiếm đóng Hungary. Vatican tìm một thỏa hiệp. Đến lượt Kremlin, đã gây áp lực lên Vatican để thuyết phục Hồng y Mindszenty rời khỏi đại sứ quán Hoa Kỳ và buông bỏ đàn chiên của mình.

Trong suốt thời gian bị giam cầm tự nguyện, Đức Hồng y Mindszenty đã từ chối nhiều lần về yêu cầu từ bỏ con chiên của ngài. Cuối cùng vào năm 1971, ngài trở nên hòa dịu hơn, đặc biệt thông qua sự thúc giục của ĐGH Phaolô VI và Tổng thống Richard Nixon, người đã cúi đầu trước sự nới lỏng căng thẳng. ĐGH Phaolô VI, một vị giáo hoàng khôn ngoan và tiên tri theo nhiều cách, đặc biệt là về các vấn đề tình dục, đã không như vậy khi nói đến mối đe dọa cộng sản. Cùng với Đức Hồng y Agostino Casaroli, ĐGH Phaolô VI đã theo đuổi một hình thức Ostpolitik (cởi mở) theo phong cách Tây Âu, phiên bản nới lỏng của Tây Đức.

ĐGH và Đức Hồng y Casaroli (và Nixon) chấp nhận một cách đáng tiếc nhưng hiệu quả của sự phân chia Chiến tranh Lạnh ở Châu Âu là tình hình phổ biến trong tương lai xa. Mục tiêu của các vị là cố gắng tham gia vào thế giới cộng sản và làm việc với chúng để có mối quan hệ tốt hơn, mang tính xây dựng hơn và cải thiện nhân quyền, bao gồm cả tự do tôn giáo. Họ nhắm đến ngoại giao hơn là đối đầu.

Đối với hồ sơ này, chính sách này, nhìn lại, rõ ràng đã không giải phóng người dân Đông Âu, cũng không cho họ tự do tôn giáo. Điều đó sẽ đến theo cách tiếp cận rất khác nhau của một giáo hoàng và tổng thống khác: ĐGH Gioan Phaolô II và Ronald Reagan. Hồng y Mindszenty, tuy nhiên, không còn sống để nhìn thấy bất cứ ai trong hai vị này.

Đức Hồng y Mindszenty luôn kiên quyết từ chối đồng ý với sự mong muốn của Moscow là muốn ngài rời Hungary, nhưng bây giờ vị Hồng y trung thành đã chấp nhận yêu cầu của Giáo hoàng. Được hợp tác bởi bộ đôi Giáo hoàng Phaolô VI và Tổng thống Nixon, ngài đã mủi lòng. Than ôi, vào ngày 23/9/1971, đức hồng y rời đất nước để đến Vienna, Áo. Ở đó, ngài tiếp tục lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã Hungary.

Tuy nhiên, vào mùa đông năm 1973-74, ĐGH Phaolô VI đã loại bỏ các danh hiệu Hồng y Mindszenty, 81 tuổi. Đức hồng y đột nhiên thấy mình phải nghỉ hưu từ các chức vụ trong Giáo hội của mình với tư cách là giáo chủ của Hungary và giám mục Eszterermo. Đức Thánh Cha tuyên bố Tổng giáo phận Esztereim chính thức trống tòa. Về phần ĐTC Phaolô VI, ngài đã từ chối việc bổ nhiệm nhân sự mới thay ĐHY trong khi Hồng y Mindszenty vẫn còn sống, mặc dù ngài đã bổ nhiệm một giám quản tông tòa, khiến Hồng y Mindszenty mất tinh thần, người coi đó là sự phản bội. Đức Giáo hoàng cũng bãi bỏ các vạ tuyệt thông  do ĐTC Pius XII đặt ra nhằm hành hạ Đức Hồng y Mindszenty.

Những người cộng sản Hungary hài lòng. Đối với những kẻ thù ghét Giáo hội Công giáo này, ĐGH Phaolô VI đã thể hiện mình là một giáo hoàng có "tính hợp lý", một nhà ngoại giao "xuất chúng". Đối với những người cộng sản, việc tước bỏ phẩm trật là một cái tát ngoạn mục đối với vị hồng y "ngu ngốc". Chắc chắn điều đó khiến họ mỉm cười và nghĩ đến những ngày tuyệt vời hơn, chẳng hạn như khi mật vụ của họ thường xuyên tra tấn giáo sĩ trong các vụ đánh đập trần truồng hàng đêm tại 60 Andassy St. ở Budapest vào mùa đông 1948-49. Việc tước bỏ phẩm trật này thậm chí còn tốt hơn cho những người cộng sản, bởi vì nó đến từ vị giáo hoàng ở Rome của ĐHY.

Đức Hồng y Mindszenty không ngạc nhiên trước sự vui mừng của những người cộng sản trước sự sỉ nhục của mình. Chủ nghĩa cộng sản "không biết Thiên Chúa", ngài viết viết trong cuốn hồi ký xuất bản vào cuối năm 1974. Chủ nghĩa cộng sản "không có linh hồn bất tử". Ngài đã qua đời không lâu sau đó.

"Một khi đã trở thành một tâm bão trong Chiến tranh Lạnh, Đức Hồng y Mindszenty, một kẻ thù không khoan nhượng của cả Chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, vào cuối những năm 1960 đã trở nên hơi bối rối", tờ New York Times viết như thế trong mục cáo phó dành cho ĐHY. Bối rối đối với ai? "Cả Giáo hội, nơi đang tìm kiếm một kiểu mẫu dung hoà (modus vivendi) với khối Xô Viết và Hoa Kỳ, nơi đang tìm kiếm một thoả hiệp với Liên Xô".

Đối với vô số người Công giáo, tuy nhiên, Đức Hồng y Mindszenty không hề bối rối. Ngài là một chiến binh chống tội phạm dũng cảm. Bill Clark, người dẫn đầu các nỗ lực của chính quyền Reagan để đánh bại những tên tội phạm này vào đầu những năm 1980, và sẽ tìm cách minh oan cho cuộc kháng cự của Hồng y Mindszenty, đã rất phẫn nộ về cách Giáo hội và quốc gia ở cấp cao nhất đối xử với hồng y. "Một số vị tử đạo đã lọt qua kẽ hở", Clark buồn bã nói với tôi. "Họ không nhận ra cuộc đời anh hùng của ngài. Ngài đã không được ghi công".

Nhưng bây giờ, với thông báo rằng ĐHY Jozsef Mindszenty được tuyên bố là "đấng đáng kính", thì người ta phải nói rằng vị hồng y cuối cùng đã được ghi nhận. Bộ Tuyên Thánh đã chính thức tuyên xưng rằng Đức Hồng y Mindszenty sở hữu đức tính anh hùng. Đó là một thứ gì đó không còn nghi ngờ gì nữa của các vị thánh thời đại. Bây giờ, nhiều người khác sẽ biết về người con người thánh thiện và là một chiến binh chống tội phạm anh hùng này đã chống lại một số băng đảng xã hội đen nhuốm ý thức hệ tồi tệ nhất trong lịch sử.


Cao Nguyên
http://www.ncregister.com/daily-news/cardinal-jozsef-mindszenty-venerable-crime-fighter
In ngày: 20/04/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print