Print  
Ngày 25 tháng 3, Lễ Truyền Tin, đã từng là ngày đầu năm mới
Bản tin ngày: 25/03/2019   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Tác phẩm "The Annunciation" (Truyền Tin) của Francesco Capella, 1765
TT (25/3/2019, National Catholic Register, Joseph Pronechen) - "Chúc mừng năm mới!" từng là câu chào mừng ngày đầu năm vào ngày Lễ Truyền Tin ngày 25 tháng 3 nếu chúng ta sống cách đây vài thế kỷ. Lúc đó, Lễ Truyền Tin cũng đánh dấu sự khởi đầu một năm mới. Sự lựa chọn đã được cân nhắc kỹ lưỡng và cho chúng ta nhiều điều để suy ngẫm. Hãy bắt đầu từ thời điểm này: khi cải cách lịch vào năm 45 B.C., Julius Caesar đã thực hiện ngày 1 tháng 1 là ngày Đầu Năm Mới (New Year's Day), tất nhiên được tổ chức với các lễ hội ngoài Kitô giáo.

Đương nhiên, sau khi Chúa Giêsu sống, chết và sống lại, các Kitô hữu muốn ăn mừng ngày đầu năm mới một cách thiêng liêng. Một suy nghĩ ban đầu là bắt đầu một năm vào mùa xuân, một "khởi đầu mới" của thiên nhiên và vào khoảng thời gian Lễ Phục Sinh. Theo Bách khoa Toàn thư Công giáo, những gì cũng diễn ra là tháng Nisan của người Do Thái, trùng với tháng 3 và tháng 4 trên lịch Julian và Gregorian và mở ra năm thánh. Trên thực tế, Lễ Vượt Qua được tổ chức bắt đầu vào ngày 15 của Nisan sau đó tiếp tục đến ngày 22.

Nhưng rồi nảy sinh thắc mắc, vậy ngày đầu năm đối với các Kitô hữu bắt đầu vào ngày nào?

Câu trả lời đó thực sự thu hẹp khi vào thế kỷ 6, xuất hiện một tu sĩ cũng là viện phụ tên là Dionysius Exiguus, sống ở Roma. Tên của ngài không được quen thuộc ngày nay, nhưng công việc của ngài thì chắc chắn, đặc biệt là trong việc sử dụng niên ký B.C. và A.D. Ngài đã thiết lập cách định thời gian này lầy mốc thời gian là sự ra đời của Chúa Giêsu Kitô - Before Chirst (B.C. - Trước Chúa Kitô) và Anno Domini (A.D. - Năm của Chúa chúng ta). Dionysius muốn bắt đầu kỷ nguyên Kitô giáo để cải tổ lịch La Mã và cách tính các sự kiện. Một trong những mối quan tâm lớn của ngài là ngày Lễ Phục Sinh. Đương nhiên, ngày đầu năm mới phải phù hợp với một ngày nào đó trong lịch mới. Nhưng ngày nào? Ngày đầu tiên của năm mới được xác định là ngày 25 tháng 3. Lễ Truyền Tin.

Nhưng tại sao? Và làm thế nào?

Hãy bắt đầu bằng cách nhìn vào những điểm nổi bật của tháng Nisan quan trọng và mối quan hệ của nó với Lễ Vượt Qua. Và hãy nhớ rằng Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào thời điểm những con chiên Vượt qua đang bị hiến tế. Trong Phúc Âm, Thánh Gioan nói rõ điều này. "Đây là ngày chuẩn bị cho Lễ Vượt Qua, và đó là vào buổi trưa." (Ga 19,14). Một ghi chú giải thích thời gian Chúa Giêsu - người mà Thánh Gioan Tẩy giả xác định là Chiên Thiên Chúa - bị kết án tử hình là thời gian chính xác các tư tế trong đền thờ bắt đầu sát tế những con chiên Vượt qua. Ngày chính thức, lúc đó, là ngày 14 của Nisan. Tại sao? Bởi vì ngày cố định cho Lễ Vượt Qua bắt đầu là ngày 15 của Nisan. Thánh Gioan cũng nói với chúng ta "vì đó là ngày chuẩn bị, để các thi thể không để lại trên thập tự giá trong ngày Sabát, vì ngày Sabát trong tuần đó là một ngày trọng thể, người Do Thái đã xin Philatô cho đánh giập ống chân và tháo xác xuống" (Ga 19:31). Trong năm, ngày 14 của Nisan rơi vào thứ Sáu một cách tự nhiên, và ngày hôm sau là ngày Sabát, thứ bảy, là ngày 15 của Nisan. Do đó, Giáo hội luôn tôn kính Chúa Giêsu bị đóng đinh và chết vào Thứ Sáu - Thứ Sáu Tuần Thánh.

Vì vậy, khi điều chỉnh các ngày của lịch Do Thái theo Lịch Julian và Gregorian, Dionysius biết rằng Lễ Vượt Qua bắt đầu vào đêm trăng tròn sau khi xuân phân phương bắc, thường rơi vào tháng ba hoặc tháng tư. Vì vậy, những gì Dionysius và những người khác sau đó tìm thấy là ngày 14 của Nisan trong năm Chúa bị đóng đinh là ngày 25 tháng 3.

"Từ khi ngày 25 tháng 3 được tính là ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh, có một niềm tin rằng ai chết vào cùng ngày thụ thai sẽ được đầu thai, Cha John Fields, phó viện trưởng và giám đốc truyền thông Công giáo Ukraina của Tổng Giáo phận Philadelphia viết như thế. Nếu Chúa Giêsu chết vào ngày 25 tháng 3 - ngày 14 của người Nisan - thì Người cũng được đầu thai vào ngày 14 của người Nisan - tức ngày 25 tháng 3. Ngày đó, chúng ta kỷ niệm ngày Lễ Truyền Tin. Và việc đầu thai.

Ngày này bắt đầu kỷ nguyên Kitô giáo theo hai cách. Do đó, Dionysius đặt ngày 25 tháng 3 là ngày đầu tiên của năm mới cho các dân tộc - Ngày Đầu Năm Mới (New Year's Day)! Ngày đầu năm mới này được bắt đầu vào năm 527.

Nhưng mọi người đã không chấp nhận nó ngay lập tức vì Lịch Julian vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, nơi này chốn nọ ở châu Âu vào thời điểm ngày 25 tháng 12, Lễ Chúa Giáng Sinh, đã được tổ chức như là Năm Mới. Sau đó, cùng với Công đồng Tours vào năm 567, ngày 1 tháng 1 không còn được coi là Ngày Đầu Năm, và nhận ngày 25 tháng 3 là ngày đầu tiên của năm mới. Ngay sau đó, lần hồi các quốc gia ở châu Âu đã sử dụng ngày đó để bắt đầu năm mới chính thức. Vào thế kỷ 8, nước Anh đã áp dụng cách tính toán này trong năm. Từ điển bách khoa Công giáo lưu ý rằng Charlemagne được cho là nhà cầm quyền quyền Kitô giáo đầu tiên sử dụng ngày này.

Cha Fields và các nguồn khác cũng chỉ ra rằng ngày 25 tháng 3 còn có ý nghĩa khác. Có một niềm tin chung từ các cuộc tử đạo tiên khởi và các văn bản đầu tiên của các Giáo phụ, rằng ngày 25 tháng 3 cũng là ngày mà Adam được tạo ra và đánh dấu sự sụp đổ của tổ tiên loài người, cũng như các sự kiện lớn khác - sự sụp đổ của Lucifer, Moses và cuột vượt qua Biển Đỏ của người Do Thái, và Abraham hiến tế con mình là Isaac. Trong tác phẩm De trinitate, Thánh Augustinô đã xác nhận ngày 25 tháng 3 là ngày Chúa Giêsu hoá thân và quảng diễn ý tưởng khi ngài viết: 'Vì Đức Kitô được cho là đã được thụ thai vào ngày 25 tháng 3, cũng vào ngày đó, Người cũng phải chịu khổ nạn...'

Năm 1582, cùng với việc Giáo hoàng Grêgôriô XIII, người đã cải cách lịch. Để niên lịch mà chúng ta hiện đang sử dụng, ngài đã đặt Ngày Đầu Năm Mới là ngày đầu tiên của năm, trở lại ngày 1 tháng 1. Khi ngài cải cách niên lịch phụng vụ, ngày này cũng trở thành Lễ Cắt Bì (Feast of the Circumcision). Nhưng các quốc gia Tin Lành đã không nhanh chóng chấp nhận Lịch Gregorian mới. Đế quốc Anh tiếp tục mừng ngày tết năm mới vào ngày 25 tháng 3 cho đến khi cuối cùng cũng chấp nhận lịch Gregorian vào ngày 1 tháng 1 năm 1752. Cha Fields cho biết thêm "Cho đến năm 1751, ngày 25 tháng 3 cũng được tổ chức là Ngày tết năm mới ở các thuộc địa của Mỹ, vì chúng nằm dưới sự cai trị của Anh".

Có nơi nào còn mừng ngày Tết vào ngày 25 tháng 3 không?


Chắc chắn rồi. Ở thành phố Tuscany ở Ý. Năm nay là năm kỷ niệm 270 năm thành phố Pisa tổ chức lễ mừng năm mới vào ngày 25 tháng 3. Florence cũng vậy (cả hai thành phố còn tổ chức lễ đón năm mới vào ngày khác). Sự kiện này, bắt đầu vào năm 1749, khá nhiều màu sắc với các buổi hoà nhạc và lễ hội. Pisa có một đám rước đến Nhà thờ Chính toà Pisa dành tôn kính Đức Mẹ, trong khi ở Florence, một cuộc hành hương địa phương tiến tới Vương cung Thánh đường Truyền Tin.

Vì vậy, ngày 25 tháng 3, Lễ Truyền Tin năm nay, hãy nhớ rằng trong nhiều thế kỷ, ngày lễ này là Ngày Tết của Kitô giáo. Vào ngày 25 tháng 3, thay vì nghĩ đến bài hát Auld Lang Syne bi ai, hãy cầu nguyện hoặc suy niệm với niềm vui lớn nhất của kinh Magnificat. Vì thông qua sự Xin Vâng (Fiat) của Mẹ Maria trong ngày Lễ Truyền Tin, Chúa Giêsu của chúng ta đã được thụ thai và sau đó bị đóng đinh để cứu chuộc chúng ta. Giờ đây, chúng ta một cái gì đó để thực sự chúc mừng ai đó một năm mới hạnh phúc!

Mừng kỷ niệm ngày lập trang web Truyền Tin - 25/3
Cao Nguyên
http://www.ncregister.com/blog/joseph-pronechen/why-march-25-the-annunciation-was-once-celebrated-as-new-years-day
In ngày: 19/04/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print