Print  
Đức Giáo hoàng Phanxicô phong thánh cho nhà truyền giáo Pháp, Chân phước Charles de Foucauld
Bản tin ngày: 27/05/2020   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Bức tượng Charles deFoucauld tại Strasbourg, Pháp

TT (Thành phố Vatican, 27/5/2020, CNA, Hannah Brockhaus) - Toà Thánh Vatican tuyên bố hôm thứ Tư rằng Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đẩy mạnh nguyên nhân phong thánh cho 14 người đàn ông và phụ nữ, bao gồm Chân phước Charles de Foucauld, một nhà truyền giáo người Pháp bị giết ở Algeria năm 1916. Sau cuộc gặp với Đức Hồng y Angelo Becciu, Bộ trưởng Bộ Tuyên Thánh ngày 26 tháng 5, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn một phép lạ thứ hai được quy cho sự can thiệp của De Foucauld, mở đường cho việc phong thánh.

De Foucauld, còn được gọi là Thầy Charles của Jesus, là một người lính, nhà thám hiểm, người trở lại Công giáo, là linh mục, ẩn sĩ và là tu sĩ phục vụ giữa những người thuộc bộ tộc Tuareg sống trong sa mạc Sahara ở Algeria. Ngài bị một nhóm người ám sát tại ẩn thất của ngài ở Sahara vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.

De Foucauld sinh ra tại Strasbourg năm 1858. Ngài được ông ngoại giàu có và quý phái của mình nuôi dưỡng sau khi bị mồ côi năm 6 tuổi. Anh gia nhập quân đội Pháp, theo bước chân của ông nội. Khi đã mất niềm tin, anh sống một cuộc sống buông thả và được biết đến là người có khiếu hài hước chưa trưởng thành.

De Foucauld đã giải ngũ ở tuổi 23, bắt đầu cuộc thám hiểm nguy hiểm ở Morocco. Việc liên lạc với các tín đồ Hồi giáo cực đoan đã thách thức anh, và anh bắt đầu tự hỏi: "Chúa ơi, nếu ngài tồn tại, hãy cho con biết Ngài!" Anh trở về Pháp và, với sự hướng dẫn của một linh mục, đã trở lại với đức tin Công giáo vào năm 1886, ở tuổi 28.

Câu nói "Ngay từ khi tôi tin vào Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là sống cho Ngài", được gán cho ngài. De Foucauld đã nhận ra một ơn gọi "Theo Chúa Giêsu trong cuộc sống tại Nazareth của Ngài", trong một chuyến hành hương đến Thánh Địa. Ngài trở thành một tu sĩ Trappist ở Pháp và Syria trong 7 năm. Ngài cũng sống như một ẩn sĩ trong một thời gian gần một Tu viện Clares khó nghèo ở Nazareth. Ngài được phong chức linh mục vào năm 1901 ở tuổi 43 và rời khỏi Bắc Phi để phục vụ trong số những người Tuareg, một dân tộc du mục, nói rằng ngài muốn sống bên cạnh "những người xa nhất, bị bỏ rơi nhất".

Ở Sahara, ngài chào đón bất cứ ai đi ngang qua, dù là Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái hay ngoại giáo. Ngài vô cùng tôn trọng tín ngưỡng và văn hoá mà ngài sống. Trong 13 năm ở Saraha, ngài đã học về văn hoá và ngôn ngữ Tuareg, biên soạn một cuốn từ điển Tuareg-Pháp, và là một "người anh em" của mọi người.

Vị linh mục [De Foucauld] nói rằng ngài muốn "truyền giảng Tin Mừng bằng cuộc sống của mình" và tự mình hành xử để mọi người tự hỏi, "chỉ là người tôi tớ mà như thế, thì người thầy phải như thế nào?"

De Foucauld là nguồn cảm hứng cho việc thành lập một số hiệp hội giáo dân, cộng đồng tôn giáo và các viện thế tục về giáo dân và linh mục, được gọi chung là "Gia đình tinh thần của Charles de Foucauld". Trong lễ phong chân phước cho ngài năm 2005, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói rằng với tư cách là linh mục, De Foucauld đã đặt "Bí tích Thánh Thể và Tin Mừng làm trung tâm của đời mình". "Ngài đã phát hiện ra rằng Chúa Giêsu - Người đến để hợp nhất chính mình với nhân loại chúng ta - mời gọi chúng ta đến với tình huynh đệ phổ quát mà sau này ngài đã trải nghiệm ở Sahara, và tình yêu mà Chúa Kitô đã cho chúng ta làm gương",  ĐGH nói.

Vào ngày 27 tháng 5, Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đã đề cao nguyên nhân của Chân phước César de Bus, một linh mục người Pháp sống từ năm 1544 đến 1607 và thành lập hai Tu viện. ĐGH công nhận một phép lạ được gán cho Chân phước Maria Domenica Mantovani, đồng sáng lập và là bề trên đầu tiên của Dòng Nữ Thánh Gia, ngài qua đời năm 1934.

Giáo hoàng cũng chấp thuận phép lạ đầu tiên được cho là nhờ sự can thiệp của đấng đáng kính Michael McGivney, một linh mục người Mỹ thế kỷ 19, người sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus. Nay ngài có thể được phong chân phước.

Nữ giáo dân người Pháp, đấng đáng kính Pauline-Marie Jaricot, sống từ năm 1799 đến 1862 tại Lyon, giờ cũng có thể được phong chân phước. Chị thành lập Hiệp hội Mân Côi Sống và Hiệp hội Truyền bá Đức tin - sau này trở thành 1 trong 4 Hiệp hội Giáo hoàng về Truyền giáo. Là một thành viên của gia đình Đaminh (Dòng Ba Đaminh), chị đã tận hiến để thúc đẩy việc ủng hộ các nỗ lực truyền giáo của Giáo hội trên khắp thế giới. Chị là con út trong gia đình có 7 người con. Sau khi mất mẹ lúc chị được 17 tuổi, Jaricot đã thề nguyện trinh tiết vĩnh viễn và hết lòng cầu nguyện. Trong nhiều năm, Thánh John Vianney là linh hướng của chị. Chị được Thánh Giáo hoàng John XXIII tuyên phong Chân phước vào năm 1963.

Vào năm 2013, Đức Hồng y Fernando Filoni, lúc đó là người đứng đầu Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các Dân tộc, đã nói: "Những đức tính anh hùng của Jaricot không bao gồm trong một loạt các phép lạ, nhưng trong sự trung thành nảy sinh hoa trái với Chúa Kitô, là Đấng mà vị chân phước đã tận hiến cả lúc huy hoàng cũng như trong những thời khắc khó khăn và dằn vặt, cũng như trong tầm nhìn sâu rộng về một cam kết truyền giáo, làm cho tất cả mọi người biết đến Chúa Kitô và tình yêu thương xót của Thiên Chúa."

Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng xác nhận hôm 27 tháng 5 về việc tử đạo của 6 tu sĩ Xitô, tôi tớ Chúa Simeon Cardon cùng 5 người bạn tử đạo, họ đã bị giết năm 1799 tại Casamari, Ý. Thêm vào đó, ĐGH còn xác nhận sự tử đạo của Cosma Spessotto, một linh mục và là tu sĩ Dòng Phanxicô, thuộc miền bắc nước Ý, đã bị giết ở El Salvador năm 1980.

Tôi tớ Chúa Đức Giám mục Melchior de Marion Bresillac, là sứ thần tại Sierra Leone và là người sáng lập Hiệp hội Truyền giáo Châu Phi, cũng đã tiến lên con đường dẫn đến việc phong thánh. Là một người Pháp, ngài mất năm 1859 tại quốc gia Tây Phi.

Mi Trầm
https://www.catholicnewsagency.com/news/pope-francis-to-canonize-french-missionary-bl-charles-de-foucauld-79665
In ngày: 19/04/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print