Print  
Một câu không hợp, chuốc hoạ vào thân. Một lời khoan dung, vạn sự thông suốt
Bản tin ngày: 28/03/2021   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo

Có người nói rằng lái xe ở Mỹ mà chưa bị phạt thì chưa phải là người Mỹ.

Trong suốt 30 năm ở Hoa Kỳ, tôi đã bị cảnh sát giao thông dừng xe 7 lần, phạt 4 vé, 2 lần chạy quá tốc độ, 1 lần vượt đèn vàng, 1 lần rẽ trái phép và 3 lần bị cảnh cáo sau đó. Trong đó là 2 cảnh cáo chạy quá tốc độ và một cảnh cáo khi chuyển làn xe không đúng cách. Sở dĩ 3 tấm vé sau chỉ bị phạt cảnh cáo thay vì phạt tiền là vì tôi đã học được mẹo biết “làm người”. Bạn nghe thấy lạ đúng không?

Đó là một hôm đi thăm người bạn bị ốm, trên đường đi, tôi luôn nghĩ cách an ủi và cầu nguyện cùng anh ta, nên lòng tôi tràn đầy một “lòng thương dịu dàng”. Lúc này, khi tôi thấy xe cảnh sát phía sau nhấp nháy đèn và hú còi báo động, tôi mới ngạc nhiên vì không biết mình đã chạy quá tốc độ.

Tôi dừng lại bên lề đường, nhìn thấy trong gương sau người cảnh sát đang đi đến với khẩu súng lục trong tay phải và cầm máy bộ đàm bằng tay trái như thường lệ. Tôi lăn cửa kính xe xuống và cảnh sát nói với tôi: “Vui lòng cho tôi xem bằng lái xe và bảo hiểm ô tô của bạn.”

Lúc này tôi đang định đến thăm người bạn, trong lòng tràn đầy lòng thương và dịu dàng, nên tôi quay lại hỏi “Có chuyện gì không?” Và nói “Yes, Sir” (Vâng, thưa ông) khi đưa giấy tờ cho anh cảnh sát. Gương mặt anh ta rạng rỡ và nói: “Anh đang vượt quá tốc độ.” Tôi trả lời: “Tôi xin lỗi. Tôi sai rồi.” Thật bất ngờ là viên cảnh sát liền nói: “Ai cũng vậy mà.” Anh ta quay trở lại xe cảnh sát và bắt đầu viết giấy phạt, ngay sau đó quay lại, cầm theo tờ giấy đưa cho tôi. Anh ấy cũng trả tôi bằng lái xe cùng bảo hiểm ô tô và nói tôi: “Đây là một cảnh cáo. Đừng chạy quá tốc độ nữa.”

Tôi cảm thấy rất may mắn đã thoát khỏi việc bị phạt, sau đó tôi bắt đầu hồi tưởng lại và suy nghĩ, về việc cảnh sát chỉ cảnh cáo mà không phạt tiền. Mấu chốt là điều đầu tiên tôi nói: “Yes, Sir.” (Vâng, thưa ông.) Hai chữ này thể hiện sự tôn trọng và phục tùng đối với người cảnh sát, cho nên khi nghe được câu này, vẻ mặt của anh ta lập tức khác hẳn, cái tâm “đề phòng” ban đầu cũng trở nên nhẹ nhàng.

Công việc của cảnh sát rất mệt mỏi, hằng ngày họ phải đối mặt với rất nhiều chuyện “khó chịu”, thậm chí đôi khi còn gây gổ với người vi phạm. May mắn mới gặp được người chịu tôn trọng và nghe lời họ. Do vậy tất nhiên họ sẽ có những cảm nhận khác nhau dẫn đến những phản ứng khác nhau, vì vậy tấm vé phạt đó trở thành tấm vé cảnh cáo. Việc này giúp tôi hiểu ra vấn đề không phải là “làm thế nào để biến một tấm vé phạt thành vé cảnh cáo”, mà là đạo lý “làm thế nào để tôn trọng người khác”.

Nếu biết tôn trọng người khác, bạn có thể hoà hợp vui vẻ với họ, và không phải lúc nào bạn cũng bị vé phạt.

Nếu chúng ta kính trọng cha mẹ, tôn trọng vợ chồng, con cái, thì chúng ta có thể sống hoà thuận với họ; nếu chúng ta tôn trọng với bạn bè, đồng nghiệp thì chúng ta mới có thể hoà hợp với họ.

Nếu biết tôn trọng người khác, thì chúng ta cũng không đánh mất đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ an toàn cộng đồng, thậm chí cũng không có lừa dối, trộm cắp, cướp giật. Bởi vì chỉ cần trong lòng có sự “tôn nghiêm”, thì tự nhiên sẽ kiểm soát được chính mình, không dễ dàng đi xâm phạm quyền lợi của người khác, ngược lại sẽ cảm nhận được nỗi khó khăn của người khác mà phát ra thiện ý của chính mình.

Nước Mỹ gần đây thật sự rất bất an, căn bản do dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, lại còn áp lực quá lớn từ vụ cái chết của George Floyd (người da đen dùng tiền giả mua hàng, có tiền sử ăn cướp bằng súng, bị chết ngạt trong khi bắt giữ). Vụ việc này làm đã bùng nổ một cuộc biểu tình chống nạn kỳ thị chủng tộc rồi bỗng nhiên trở thành một làn sóng biểu tình bao trùm cả nước, làm náo động cả nước Mỹ.

Tuần trước, tại cửa hàng Wendy Burger ở Georgia, khi bị cảnh sát bắt giữ, Rayshard Brooks, một người da đen đang trong thời gian quản chế, đã chống trả và giật được khẩu súng sốc điện của cảnh sát, rồi chĩa súng vào cảnh sát khi bỏ chạy nên bị cảnh sát bắn chết. Trong vấn đề này, có người đồng cảm với nạn nhân bị giết và cho rằng đó là sự kỳ thị chủng tộc, nhưng cũng có người ủng hộ cảnh sát vì không thể nào không có luật pháp, và cảnh sát sẽ không thi hành luật mà không có lý do.

Trên thực tế, xung đột giữa con người với nhau thường là do vấn đề về thái độ. Một câu nói không vừa lòng nhau, đành chuốc hoạ vào thân. Một lời nói khoan dung thì mọi việc được hanh thông. Bất kể là người da đen, người da trắng, cảnh sát, bạn và tôi, thì rốt cuộc chúng ta đều như nhau.

Minh Sơn biên dịch
https://etviet.com/giao-duc-va-doi-song/mot-cau-khong-hop-chuoc-hoa-vao-than-mot-loi-khoan-dung-van-su-thong-suot.html
In ngày: 23/11/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print