Print  
Nấu cơm bằng nước trà sẽ tốt hơn dùng nước lọc gấp bội, ngăn ngừa được cả lão hoá lẫn ung thư, tim mạch
Bản tin ngày: 03/05/2021   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Nấu cơm đơn giản bằng nước lọc là đã đủ để cơm thơm ngon và dồi dào dinh dưỡng, nhưng bạn có biết rằng ở Trung Quốc có lưu truyền một kiểu nấu cơm siêu hay, siêu bổ dưỡng là dùng nước trà để nấu cơm.

Tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc từng viết về cơm nấu bằng nước trà, được nhắc đến trong sách y học cổ "Bản thảo thập di" có đoạn "nếu dùng trà lâu dài có thể làm cho cơ thể mảnh mai, khoẻ khoắn". Trong thời Đường, món cơm nấu nước trà cũng từng được ca tụng rất nhiều vì những lợi ích sức khoẻ mà nó mang lại, điều này cho thấy việc nấu cơm bằng nước trà đã là một phong tục được lưu truyền hàng ngàn năm tại Trung Hoa, có ý nghĩa trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Cách nấu cơm bằng nước trà như sau: Ngâm trà khô vào nước nóng; sau đó cho một lượng nước trà vào gạo, hoà thêm nước lọc để nấu cơm như bình thường.

Dùng nước trà để nấu cơm, chúng ta sẽ nhận được những lợi ích gì cho sức khoẻ?

1. Phòng và điều trị các bệnh tim mạch

Nước trà xanh có công dụng loại bỏ dầu nhờn, làm sạch miệng, làm tan thức ăn, dễ tiêu hoá. Ngoài ra, trong nước trà chứa tới 70-80% chiết xuất polyphenols, nghiên cứu cho thấy chất này trong trà có thể nâng cao khả năng phục hồi của vi mạch máu, ngăn chặn vỡ mao mạch và chảy máu.

Hơn nữa, các polyphenols có thể làm giảm cholesterol máu, ức chế xơ vữa động mạch. Người trung niên và cao tuổi thường xuyên ăn cơm nấu nước trà có tác dụng làm mềm mạch máu, hạ lipid, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

2. Phòng ngừa ung thư đường tiêu hoá

Các amin và nitrit có nhiều trong thực phẩm, chúng rất dễ tạo ra chất nitrosamine gây ung thư. Các polyphenols trong trà có thể ngăn chặn sự tổng hợp nitrosamine của cơ thể con người, do đó đạt được mục đích ngăn ngừa và điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hoá.

3. Phòng chống đột quỵ, chống lão hoá

Axit tannic trong trà và gạo là loại polyphenol có thể ức chế sự hình thành lipid bị oxy hoá và loại bỏ các enzym hoạt động, từ đó giúp mạch máu đàn hồi, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và chống lão hoá.

4. Bảo vệ răng và ngăn ngừa sâu răng

Florua trong trà có tác dụng làm trắng, sạch răng. Khi nấu cơm với một lượng nước trà nhất định có thể làm tăng cường độ dẻo dai và khả năng kháng axit của răng, đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của sâu răng.

5. Hỗ trợ tiêu hoá

Nước trà có thể hoà tan chất béo trong thức ăn, chất phenol trong nước trà giúp thúc đẩy quá trình sản sinh enzym tiêu hoá. Vì vậy, những người mắc chứng khó tiêu có thể dùng trà xanh để nấu cơm để cải thiện khả năng tiêu hoá.

6. Giảm lượng đường trong máu

Các polysaccharide trong trà có thể làm giảm sản xuất gluconeogenesis và glycogen bằng cách tăng cường chức năng chống oxy hoá của cơ thể, tăng cường hoạt động enzym glucokinase của gan, do đó làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.

7. Cơm nấu nước trà giảm mỡ máu

Món cơm nấu nước trà giàu statin, có tác dụng chống peroxy hoá lipid, có thể làm giảm mức độ lipoprotein tỷ trọng thấp, cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu người, từ đó làm giảm mỡ máu hiệu quả.

Lưu ý:

- Không nên để bã trà rơi vào cơm.

- Không nên dùng quá nhiều nước trà khi nấu cơm.

- Không dùng trà hãm qua đêm để nấu cơm.

- Khi ăn cơm nấu nước trà nên dùng cùng các thực phẩm có độ đạm và sắt cao.


People, KKnews
In ngày: 30/10/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print