Print  
Chống dịch cực đoan cho thấy ĐCSTQ không tin vắc-xin nội địa
Bản tin ngày: 19/01/2022   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo

Vào cuối năm 2021, Sinovac Biotech Ltd. đã công bố báo cáo tài chính cho thấy trong nửa đầu năm 2021, doanh thu của công ty là 11 tỷ đô la Mỹ (khoảng 70 tỷ Nhân dân tệ), so với 67,7 triệu đô la Mỹ cùng kỳ năm 2020, tăng 162 lần; lợi nhuận ròng là 8,6 tỷ đô la Mỹ, trong khi cùng kỳ năm 2020, mức lỗ ròng là 8,7 triệu đô la Mỹ.

Sinovac Biotech là một doanh nghiệp công nghệ cao về sinh học có trụ sở chính tại Bắc Kinh và được niêm yết trên sàn NASDAQ. Vắc-xin của Sinovac là một trong những loại vắc-xin được chính quyền Trung Quốc phê chuẩn sử dụng ở Trung Quốc Đại Lục. Vì ĐCSTQ cấm bán bất kỳ loại vắc-xin nước ngoài nào ở Trung Quốc, bao gồm cả vắc-xin Pfizer và Moderna được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu và Mỹ, do đó hình thành hiện trạng vắc-xin tự sản xuất của Trung Quốc độc quyền thị trường trong nước.

Vào tháng 4 năm ngoái, có thông tin cho rằng các quan chức Trung Quốc đang xem xét dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin virus corona mới mới do công ty BioNTech SE (BNTX) của Đức sản xuất và dự kiến ​​sẽ phê duyệt vắc-xin nước ngoài đầu tiên vào tháng 7.

ĐCSTQ sau đó đã trì hoãn việc phê duyệt vắc-xin BioNTech để duy trì niềm tin vào vắc-xin nội địa. Nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết, các cơ quan y tế của Trung Quốc lo ngại rằng việc phê duyệt vắc-xin BioNTech SE (BNTX) của Đức có thể khiến công chúng nghi ngờ về vắc-xin nội địa và có thể làm nhiễu loạn chương trình tiêm chủng của Trung Quốc.

Ông Chi Vĩ (Zhu Wei), giám đốc y tế của một công ty dược phẩm Mỹ, nói với Epoch Times rằng việc ĐCSTQ áp dụng các chính sách “zero COVID” cực đoan này cho thấy họ thực sự không tin tưởng vào vắc-xin nội địa của chính Trung Quốc.

Ông Chu Vĩ nói: “Nếu thực sự có lòng tin, thì có thể từng bước mở cửa giống như các nước phương Tây. Ví dụ, Trung Quốc đã hoàn thành 90%, 95%, thậm chí 100% tỷ lệ tiêm chủng ở một số thành phố, và trên phạm vi toàn quốc đã đạt được mức 2,6 tỷ lượt tiêm chủng, vậy mà vẫn phải khởi động chính sách ‘zero COVID’ cực đoan. Bản thân điều này cho thấy ĐCSTQ không tin tưởng vào hiệu quả của vắc-xin nội địa.”

Ông nói rằng ĐCSTQ không đặt sức khoẻ của người dân lên hàng đầu. “Bởi vì nếu thực sự cân nhắc đến việc tăng cường khả năng chống lại virus của người dân, thì ĐCSTQ có thể cân nhắc làm giống như các nước khác, nỗ lực để có được vắc-xin nước ngoài có hiệu quả cao hơn. Các loại vắc-xin bao gồm của Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, chúng chắc chắn có hiệu quả tốt hơn.”

Tình hình hiện nay ở Trung Quốc là mặc dù ĐCSTQ tuyên bố rằng hơn 1 tỷ người ở Trung Quốc đã được tiêm chủng, nhưng vẫn không cách nào kiềm chế sự lây lan của đại dịch. Vào ngày 15/1, ĐCSTQ đã chính thức thông báo rằng với sự lan truyền nhanh chóng của biến thể Omicron trên toàn thế giới, biến thể này hiện đã xuất hiện tại 12 khu vực ở Trung Quốc. Ngày 10/1, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, thông báo phong toả thành phố, tạm dừng việc di chuyển của người dân, đồng thời phối hợp xét nghiệm axit nucleic cho toàn bộ người dân. Tất cả các phương tiện cơ giới trong thành phố không được phép lưu thông trên đường, các nhà máy tạm ngừng sản xuất, và tất cả các vé đường sắt đến Bắc Kinh cũng bị tạm dừng bán.

Rốt cuộc chênh lệch giữa vắc-xin của Sinovac và các loại vắc-xin khác trên thế giới lớn nhường nào? Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore tiết lộ vào ngày 10/1 rằng dữ liệu nghiên cứu cho thấy vắc-xin Sinopharm và Sinovac do Trung Quốc phát triển có tỷ lệ tử vong do lây nhiễm sau khi tiêm chủng đầy đủ cao hơn so với vắc-xin Moderna và Pfizer, đặc biệt lây nhiễm sau khi tiêm vắc-xin Sinovac có tỷ lệ tử vong cao nhất. Nếu tính theo tỷ lệ tử vong trên 100.000 người thì số người tử vong sau khi tiêm vắc-xin Sinopharm là 11 người, số người tử vong sau khi tiêm vắc-xin Sinovac là 7,8; ​​số người tử vong sau khi tiêm vắc-xin Pfizer và Moderna lần lượt là 6,2 và 1.

Vắc-xin Sinovac không được đưa vào kế hoạch tiêm chủng quốc gia của Singapore do thiếu dữ liệu về hiệu quả chống lại virus Delta. Bộ Y tế Singapore đưa ra tuyên bố ngày 7/6 năm ngoái cho biết, hiện chỉ có những người đã được tiêm vắc-xin Moderna và Pfizer là được đưa vào dữ liệu tiêm chủng quốc gia, không bao gồm số người đã tiêm vắc-xin Sinovac.

Các nghiên cứu trước đây ở Hong Kong cũng chỉ ra rằng vắc-xin Sinovac không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa virus corona mới. Kết quả của một nghiên cứu được công bố vào tháng 12/2021 bởi Khoa Y của Đại học Hong Kong và Khoa Y của Đại Trung văn Hong Kong, cho thấy rằng những người nếu được tiêm cả 3 liều vắc-xin Sinovac, vẫn sẽ không có đủ lượng kháng thể để chống lại biến thể Omicron của virus corona mới. Và nếu liều thứ 3 là tiêm vắc-xin của Pfizer, còn hai liều trước đó là tiêm vắc-xin của Pfizer hoặc vắc-xin của Sinovac, thì mức kháng thể được tạo ra đủ để chống lại Omicron.

Một nghiên cứu chung của Đại học Yale và Bộ Y tế Cộng hoà Dominica đã đặt thêm nghi vấn về hiệu quả của vắc-xin Sinovac. Nghiên cứu của họ kết luận rằng nếu 2 mũi đầu tiên là vắc-xin của Sinovac, ngay cả khi mũi thứ ba là vắc-xin của Pfizer, thì hiệu quả phòng ngừa Omicron vẫn kém. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng hai liều vắc-xin Sinovac kết hợp với liều vắc-xin tăng cường của Pfizer tạo ra mức kháng thể tương tự như hai liều vắc-xin mRNA.

Các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng lượng kháng thể do vắc-xin Sinovac của Trung Quốc tạo ra trong cơ thể người chỉ bằng 1/10 của Pfizer. Vào tháng 7/2021, một nghiên cứu của Đại học Hong Kong đã được công bố trên tạp chí The Lancet Microbiology. Nghiên cứu của họ trên 1.000 bệnh nhân cho thấy vắc-xin Sinovac tạo ra ít kháng thể hơn 10 lần so với vắc-xin do BioNTech phát triển và Pfizer sản xuất.


Theo Liên Thư Hoa, Epoch Times
In ngày: 21/11/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print