|
Trái hồng cung cấp vitamin A, C, B, chất xơ và chất chống oxy hóa bên cạnh tiềm năng kháng khối u ấn tượng.
Thật đáng tiếc khi người Mỹ không quen thuộc với trái hồng vì tên thực vật của nó nghĩa là “thức ăn của các vị Thần”. Với khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện khí hậu khác nhau, nên trái hồng thường có ở các cửa hàng hầu hết là giống hồng Nhật Bản. Hồng là Quốc quả của Nhật Bản, mặc dù nó được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Hạt giống hồng xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ khi thuyền trưởng Matthew Perry gửi đến từ Nhật Bản năm 1856. Hiện nay, có rất nhiều giống hồng được trồng tại Trung Quốc, Myanmar, Bắc Ấn Độ và Úc châu. Tại Hoa Kỳ, hồng được trồng ở các tiểu bang miền nam và tây nam, chủ yếu là tại tiểu bang California.
Trái hồng có màu đỏ nâu hoặc da cam mọc trên cây giống trái mận và trông giống như một trái cà chua, khá dẹt được bao bọc bởi đài hoa.
Có hai loại là hồng đắng và hồng không đắng. Loại sau có vị ngọt dễ chịu. Để tránh bị đắng, chỉ nên ăn trái hồng nhạt màu khi trái đã rất chín và bỏ vỏ.
Lợi ích sức khỏe của hồng
Trong mỗi khẩu phần 168g hồng, vitamin A là nguồn dinh dưỡng ưu thế, cung cấp 55% nhu cầu hằng ngày Vitamin C đứng thứ hai với 21%, cộng thêm một lượng dồi dào manganese, một đồng yếu tố của enzyme superoxide dismutase, có thể giúp duy trì màng nhầy và da khoẻ mạnh, cũng như giảm nguy cơ ung thư phổi và miệng.
Trái hồng là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, hỗ trợ cho hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru. Các vitamin nhóm B có trong trái hồng giúp giữ ổn định hệ thống trao đổi chất, cùng với đồng và phosphorus.
Tuy có lượng calo thấp, nhưng trái hồng chứa đủ mọi loại dinh dưỡng thực vật, flavonoid và chất chống oxy hoá, chẳng hạn như catechin, được biết đến là có đặc tính kháng sinh và chống viêm, cũng như bảo vệ các mạch máu nhỏ không bị xuất huyết.
Trái hồng cũng chứa gallocatechin và axit betulinic, có vai trò trong việc ức chế sự phát triển của khối u. Các chất chống oxy hoá khác cũng được tìm thấy trong hồng bao gồm beta-carotene, lycopene, lutein và cryptoxanthin. Dưỡng chất zeaxanthin được hấp thụ vào mắt và giúp lọc ánh sáng.
Tuy nhiên, hãy tiêu thụ trái hồng ở mức vừa phải vì nó chứa đường fructose, có thể gây hại cho sức khoẻ nếu bạn dùng quá nhiều.
Các nghiên cứu khoa học về trái hồng
Theo một nghiên cứu năm 2012 thì trái hồng là một trong số ít thực phẩm có liên quan đến việc tiêu diệt các tế bào ung thư vú mà không gây hại tế bào vú bình thường. Các nhà khoa học cho rằng đó là nhờ có flavonoid fisetin, là chất có trong nhiều loại trái cây và rau, nhưng đặc biệt có nhiều ở trái hồng. Hoạt chất Fisetin cũng được coi là một chất đóng góp đáng kể trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư đại tràng và tuyến tiền liệt.
Thông tin thú vị về trái hồng
Năm 1607, thuyền trưởng John Smith từ Jamestown đã viết: “Loại trái này khá giống sơn trà, ban đầu có màu xanh, sau chuyển vàng và đỏ khi chín: Nếu không chín, nó có vị đắng khủng khiếp khiến người ta kinh hãi, nhưng khi chín thì nó ngon ngọt giống như một trái mơ vậy.”
Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ chấn thương chỉnh hình và là tác giả có nhiều sách bán chạy nhất, nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn cốt lõi của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khoẻ của mình.
|