Print  
Góp ý về Hiệp thông và Sứ vụ
Bản tin ngày: 22/11/2010   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Trong tâm tình hoan lạc, hạnh phúc và hết lòng biết ơn Thiên Chúa đã cho con làm người , và làm con của Chúa trong Giáo hội tại Việt Nam . Con xin được cùng sống mầu nhiệm Hiệp thông với hồng ân trọng đại và vô cùng ý nghĩa về biến cố “ Đai Hội Dân Chúa “ trong năm Thánh 2010 này.

Kính thưa Đai hội,

Cùng với chù đề đã được chọn cho Năm Thánh và cho Đại hội là Mầu nhiệm – Hiệp Thông và Sứ Vụ.

Con xin được mạo muội trình bày tâm tình và nguyện vọng cua con trong phần Hiệp thông và Sứ vụ.

1. Trong bối cảnh của Giáo hội tại Việt Nam hom nay, con xin được khởi đi từ tinh thần “ Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”. (Thư chung Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980).Để sống tân căn tinh thần đó con xin được nhấn mạnh đến điểm Phục vu và tình Liên đới trong sự Hiệp thông. Vì tất cả cùng chia sẻ trong một gia đình Giáo gội và hơn thế nữa trong một Thân thể của Chúa Kitô, do đó dù là giáo sĩ hay giáo dân dù là Quyền bính bên trên hay Vâng phục tất cả dều thực thi là để Phục vụ cho Công ich (Common good) ma thôi.

Như thế theo con xây khi dựng một mô hình hiệp thông và tham gia , thì mọi thành phần dù là cơ cấu phẩm trật hay người thấp cổ bé miệng đều cảm thấy Giáo hội như là “ Mái Am” của mình nơi mình hạnh phúc sống chan hoà tình cha con, và tình anh em, với tinh thần chia sẻ trách nhiệm để Tin Mừng cứu độ được đón nhận, sống và loan báo. Trong thái độ và ý thức Lắng nghe, Đón nhận và Tôn trọng nhau, vì tất cả cùng là Con một cha, cùng chia sẻ trách nhiệm sống và loan Tin Vui cứu độ và cùng được kêu gọi để nên tron lành như Cha chúng ta ở trên trời.

2. Trong bối cảnh Giáo Hội tại Việt Nam hôm nay, về sứ mạng và công cuộc đão luyện Linh mục tương lai, con xin được nhấn mạnh tới cốt lõi đó là xác định căn tính của Ơn gọi Linh mục thừa tác, về động cơ thúc đẩy . làm sao hướng người chủng sinh vượt ra khỏi được ảnh hưởng của môi trường giáo dục theo hoc thuyết của xã hội hiện tai, một xã hội sống thực dụng, duy vật , và tương đối hoá mọi sự.

3. Về công cuộc đào tạo nhân sự giáo dân cách riêng giáo lý viên cần được chú trọng cách đặc biệt, cần đánh thức “anh chàng Khổng lồ giáo dân” có một chương trình đào luyện thống nhất theo những tiêu chuẩn chung của cả quốc gia do Bộ giáo ly Đức tin ,và Giáo duc Công giáo theo 1 quy chuẩn. Đồng thời giúp giáo dục thường xuyên, nâng cấp để có thể có được một mặt bằng trình độ hiểu biết sâu rộng và một xác tìn đúng đán để có thể thể hịên tinh thần sống Phúc âm giữa lòng dân tộc. Để không chỉ có những thầy giảng mà là có những chứng nhân sống mầu nhiệm mình rao giảng cho phù hợp với chân lý Đức tin và dần hoàn thiện hoá đạt đến một trình độ trưởng thành về nhân bản theo khuôn mẫu của Chúa Giêsu Kitô. Sao cho công ucộc giảng dạy luôn hiệp thông với Giáo hội phổ quát, và rồi được phong phú hoá khi áp dụng sống sự hiệp thông đó trong sự hội nhập với những khác biệt của từng vùng miền , từng giáo phận theo Đấng bàn quyền.

PHẦN SỨ VỤ

1. Để nói lên được tính hiệp thông trong cùng một sứ vụ duy nhất và toàn diện Đó chính là việc chiêm ngắm Chúa Kitô và công cụoc Tông đồ của Ngài , vì chỉ có một công cụôc Tông đồ duy nhất mà chính Đức Kitô đã đảm nhận từ việc Ngài được sai đến và Ở laii với chúng ta “ Như Cha đã sai Thầy , Thầy cũng sai các con “ mà Ngài đã để lại cho Hiền thê yêu quý của mình là Giáo Hội và rồi “ Đừng sợ” vì Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đế tận thế . Khởi đi từ việc chon gọi nhóm 12 mà Ngài gọi là Tông Đồ Ngài đã thức suốt đêm và gọi tơii với Ngài những kẻ Ngài muốn để họ ở lại với Ngài và Ngài sai họ đi (x Mc. 2). Vâng theo con cần nhần mạnh tới việc chiêm ngắm và sống kinh nghiệm mật thiết sâu xa gắn bó liên lỉ với Thiên Chúa đấng là Tình Yêu , là Đường là Sự Thật và là Sự Sống.

2. Với chủ đề về Giáo dục, Công Bằng Xã hội và di dân con xin được tham gia như sau:

• Đặt trong tâm trên các quyền cơ bản của con người với đầy đủ phẩm giá và nhân quyền của họ, không phân biệt đối xử, vì mọi người đều được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, tiêu chuẩn chung là theo sát với anh sáng từ giáo huấn của Giáo hội về xã hội ( 2005).

• Mỗi giáo phận cần có một hình thức tổ chức môi trường học tập có tính cộng đồng giúp mọi thành phần trong dân Chúa khám phá ra các quyền cơ bản của họ theo từng lãnh vực chuyên biệt về nghề nghiệp của ho; giáo dục theo đúng với phẩm chất đạo đức , luân lý và lương tâm công giáo theo từng ngành nghề chuyên biệt của họ như: thầy thuốc, giáo viên, doanh nhân, công nhân lao động, và sản xuất nông nghiệp để chính họ người giáo dân”họ sống giữa cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội. Đó là nơi Thiên Chúa gọi ho để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như “men” từ bên trong ho thánh hóa thế giới” (LG. 31)

• Bị ảnh hưởng từ một nền giáo dục chạy theo bằng cấp, và thành tích mà không quan tâm đến chât lượng giáo dục trên nền tảng là tôn trong phẩm giá và các quyền con người, một sự phát triển không toàn diện và không bên vững . Do đó cần giáo dục để con người khám phá và thăng tiến chính mình họ hạnh phúc khi biết được mình là ai, từ đâu đến , sống để làm gì và nhắm tới mục đích tối hậu của con người là gì?

• Vì chưa thể mở được các trường lớp trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, thì các giáo xứ , giáo phận nên có những môi trường giáo dục song song với sự phát triển của con người theo từng cấp lớp và lứa tuổi, giáo dục về nhân bản , về luân lý chiến thắng thứ chủ nghĩa tương đối để việc giáo dục đó giúp hình thành trọn vẹn con người. Đặc biệt chú trong tới các thành phần túng thiếu , bị gạt ra ngoài lề xã hội , đễ họ được tự tin sống hội nhập với môi trường và đúng với phẩm giá con người.

• Giáo dục là trao cho con người quyền để họ tự thay đổi bản thân, cải tạo môi trường sống cho phù hợp với tinh thần Tin Mừng. Giúp cải tạo nông nghiệp và nông thôn vê hệ thống thuỷ lợi , đường xá và cung cấp nguồn giống, cũng như dẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ lành mạnh, bảo vệ sự sống con người, đừng chỉ nghĩ tới lợi nhuận trước mắt mà rời xa hay đánhmất phẩm giá và mục đích tối hậu của đời sống con người.

• Về vần đề di dân con xin được mạnh dạn tham gia như sau: đó chính là tầng lớp chủ lực nhất của xã hội và giáo hội vì họ là 1 bộ phận đông đảo nhất, sức bật của cả dân tộc, bộ phận đó không chỉ là công nhân mà con là sinh viên học sinh, Họ sống rời xa gia đình , xa quê hương , làng xóm, cần tổ chức 1 mạng lưới đồng bộ nối kết nhịp nhàng giữa nới họ ra đi, và nơi họ đến, để giúp cho người di dân luôn cảm thấy trong giáo hội tại Vệt Nam cũng như hải ngoại đâu cũng là nhà. Cần kết nối một mạng lưới giới thiệu và đón nhận, giữa các giáo xứ và giáo phận. Vì thế các chương trìn học về giáo lý Hôn nhân hay dự tòng nên được các ủy ban trong HĐGMVN thốngnhất, và uyển chuyển linh động để dù học ở chính nơi giáo xứ gốc của mình hay nơi mình mới tới sinh sống , làm việc và học tập , đều được đón nhận và tiếp tục duy trì mà không bị gián đoan, hay chồng chéo gì cả.

• Đồng thời cũng cần đào luyện cho có những chuyên viên trợ giúp người di dân nói chung để bảo vệ họ lãnh vực vực luật pháp, hợp đồng làm việc và môi trường tư vấn tâm lý lành mạnh. Trên hết là quyền của người lao động, quyền hành xử theo lương tâm theo đúng với Giáo huấn của Giáo hội và xã hội. Để dù ở đâu trong nước hay ngoài nước người di dân luôn được tôn trong và sống đúng với phẩm giá con người, nhờ thế họ sẽ không bị rơi vào những tệ nạn xã hội, trở nên những nạn nhân của 1 xã hội thực dụng và bóc lột.

• Đặc biệt từ đó họ mạnh dạn sống là men Tin mừng để tình yêu và Chân lý được toả rạng, và qua đó tình thương và hạnh phúc cứu độ của Thiên cHúa đến được với người khác.

Cuối cùng con xin được chúc Đai hội Dân Chúa thành công như lòng Chúa mong ước dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần TìnhYêu và Chân lý để từ đó sau đai hội mọi thành phần dân Chúa bừng lên một sức bật mới trong năng động của Thánh Thần nỗ lực sống và phục hồi văn hoá của sự sống trong sự dấn thân xây dựng nền văn minh tình thương như lời Đức Giáo Hoàng Goan Phaolô đệ Nhị kêu gọi. Đi tìm để khám phá , sống hết mình và dám chết cho Sự thật , trong Yêu thương như lời hiệu triệu gần đây nhất của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI : “Đừng sợ hãi Chân Lý. Đừng bao giờ gián đoạn con đường dẫn tới Chân Lý, cũng như đừng bao giờ ngưng kiếm tìm sự thật sâu thẳm về chính mình và về sự vật với con mắt nội tại của con tim" (Castel Gandolfo sáng thứ tư 25-8-2010).

Nguyễn Thị Thu Hương
daihoidanchua.net
In ngày: 30/10/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print