Print  
Giới thiệu sách "Truyền thông trong Mục vụ và Truyền giáo" của Lm. Franz-Josef Eilers, SVD
Bản tin ngày: 10/01/2011   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo

Ấn bản thứ hai

 

   Nguyên bản: COMMUNICATING IN MINISTRY AND MISSION

Tác giả: FRANZ-JOSEF EILERS, SVD

 

NỘI DUNG

Lời tựa

Lời tựa cho ấn bản thứ hai

Nhập đề

Truyền thông Mục vụ

Truyền thông Truyền giáo

PHẦN I: CÁC NHU CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN CHUNG
CỦA TRUYỀN THÔNG MỤC VỤ VÀ TRUYỀN GIÁO

1. Thần học Truyền thông

1.1. ‘Truyền thông’ như một khái niệm thần học

1.2. Thông điệp Thánh Kinh

1.3. Vai trò của Chúa Thánh Thần

1.4. Thần học Truyền thông: Các yếu tố cơ bản

Chúa Thánh Thần

Mặc Khải

Nhập Thể

Vị Thiên Chúa Truyền Thông: Toà Thương Xót

Hội Thánh được sai đi

1.5. Lịch sử Cứu độ: Lịch sử Truyền thông của Thiên Chúa

1.6. Các hệ quả đối với Truyền thông Mục vụ

2. Truyền thông - Linh đạo Truyền thông

2.1. Linh đạo Truyền thông là sự mở lòng

Mở lòng với Thiên Chúa

Mở lòng với chính mình

Mở lòng với người khác

2.2.  Linh đạo Truyền thông làm cơ sở cho Kế hoạch Truyền thông Mục vụ và Truyền giáo

3. Truyền thông Tập đoàn của Hội Thánh

3.1.  Truyền giáo và Tầm nhìn: Chứng tá đời sống

3.2.  Truyền thông Công cộng/Quan hệ Công cộng

Aetatis Novae nói về các mối quan hệ công cộng

Truyền thông trong Kinh doanh

3.3.  Hội Thánh và các Phương tiện Đại chúng /Đa phương tiện

4. Các Đường lối của Hội Thánh đối với Truyền thông Xã hội

4.1.  Các đường lối tích cực ngày nay

4.2.  Các mẫu của một Hội Thánh Truyền thông

4.3.  Các cách thức diễn giải của Hội Thánh

4.4.  Các phát triển xa hơn

5. Những cống hiến của Hội Thánh cho Truyền thông trong xã hội

5.1.  Đạo đức Truyền thông

5.2.  Đào luyện Truyền thông và Giáo dục Truyền thông

5.2.1. Đào luyện Truyền thông

5.2.2. Giáo dục Truyền thông

5.2.3. Hướng tới người tiếp nhận

6. Các Văn kiện và các Cơ cấu Truyền thông trong Hội Thánh

6.1. Các văn kiện của Hội Thánh

6.2. Các cơ cấu của Hội Thánh

6.2.1. Cơ cấu phẩm trật

6.2.1.1. Hội đồng Giáo hoàng

6.2.1.2. Các văn phòng quốc gia

6.2.1.3. Các văn phòng quốc tế

6.2.1.4. Các văn phòng giáo phận

6.2.1.5. Các người phát ngôn hay đặc trách cáo chí

6.2.2. Các tổ chức chuyên nghiệp

PHẦN II: TRUYỀN THÔNG MỤC VỤ

1.    Thần học Mục vụ và Truyền thông Xã hội

2.    Truyền thông Mục vụ trong các Văn kiện Hội Thánh

3.    Truyền thông Mục vụ trong các thừa tác vụ của Hội Thánh

  Giảng thuyết

  Phụng vụ

  Huấn giáo

  Truyền thông Thánh Kinh

  Diakonia

4.  Truyền thông Mục vụ ở các cấp khác nhau trong Hội Thánh

    Truyền thông ở cấp giáo xứ

    Linh mục trong vai trò Truyền thông

    Giáo xứ như một Tập đoàn Truyền thông

    Các cộng đoàn Kitô hữu nhỏ/cơ bản

Truyền thông ở cấp giáo phận

  Giám mục trong vai trò Truyền thông

  Các cơ cấu Truyền thông giáo phận

  Tích hợp Truyền thông vào Đời sống và Hoạt động Tông đồ của Giáo phận

  Đào luyện về Truyền thông Giáo phận

  Kế hoạch Truyền thông Giáo phận

  Truyền thông ở cấp Quốc gia và Quốc tế

  Các Hội đồng Giám mục

  Các cơ cấu và hợp tác cấp châu lục/vùng

  Các Dòng tu

        Các Tổ chức Chuyên nghiệp

        Đào luyện Truyền thông

        Ngày Thế giới Truyền thông

5.  Các Phương tiện Truyền thông Mục vụ

        Truyền thông giữa người với người và các phương tiện ‘truyền thống’

        Truyền thông Nhóm

        Truyền thông Đại chúng

        Báo chí và Thông tin

        Phát sóng: Truyền thanh và Truyền hình

        Điện ảnh và Video

        Truyền thông Đa phương tiện: Internet, Website và E-mail

6.  Lập Kế hoạch Mục vụ và Truyền thông

        Các Yếu tố cho một Kế hoạch Mục vụ

        Các Bước trong Kế hoạch Mục vụ

7.    Xử lý Khủng hoảng

PHẦN III: TRUYỀN THÔNG TRONG TRUYỀN GIÁO

1.  Rao giảng Tin Mừng như là Truyền thông

        Truyền thông Rao giảng Tin Mừng trong Lịch sử Truyền giáo

        Từ Truyền thông Cá nhân đến Truyền thông Đại chúng

        Văn hoá và Truyền thông

2.  Truyền thông Truyền giáo trong các Văn kiện của Hội Thánh

3.  Truyền thông Truyền giáo trong ánh sáng của Ecclesia in Asia

        Tình hình

        Các phương thức Truyền thông Truyền giáo

        Các đức tính cần có cho việc Truyền thông Truyền giáo

        Rao giảng Tin Mừng trong Truyền thông Đại chúng

        Rao giảng Tin Mừng và Truyền thông

4.  Truyền thông trong Quá trình Truyền giáo

        Tiền-Rao giảng Tin Mừng

        Rao giảng Tin Mừng

        Hậu-Rao giảng Tin Mừng

5.  Đối thoại như là Truyền thông Truyền giáo

        Đối thoại Liên tôn

        Đối thoại với Dân chúng/Người Nghèo

        Đối thoại với các nền Văn hoá

6.  Truyền thông Liên Văn hoá và Truyền giáo

7.  Các Phương tiện Truyền thông Truyền giáo

        Truyền thông Người với Người và các Phương tiện “Truyền thống’

        Truyền thông Nhóm

        Truyền thông Đại chúng để phục vụ việc Rao giảng Tin Mừng

        Báo chí

        Phát sóng: Phát thanh và Truyền hình

        Điện ảnh

        Truyền thông Đa phương tiện: Tin Mừng Điện tử

        Các Chương trình mạng

        Các Thừa sai mạng

8.  Lập Kế hoạch và Đào tạo cho Truyền thông Truyền giáo

 

***

LỜI TỰA

Sách này là quyển tiếp theo và mở rộng quyển ‘Nhập môn về Truyền thông Xã hội’ Truyền thông trong Cộng đoàn, xuất bản lần thứ ba năm 2002. Trong quyển này, phần nói về Hội Thánh và Truyền Thông (Chương 6) được mở rộng và triển khai thêm về khía cạnh mục vụ và truyền giáo. Sau khi trình bày một số nhu cầu và điều kiện chung, quyển mới này triển khai thêm các nhu cầu và hướng dẫn cơ bản về khía cạnh truyền thông trong hoạt động mục vụ và truyền giáo. Hai lĩnh vực này thỉnh thoảng có những mối quan tâm trùng nhau, độc giả sẽ tìm thấy các mục tham chiếu chéo để dễ nhận ra. Đây là một cố gắng đầu tiên nhằm triển khai và trình bày một số yếu tố cơ bản trong lĩnh vực truyền thông mục vụ đang lớn mạnh và là miền đất đang được khai phá theo hướng truyền thông trong truyền giáo.

Tôi đề tặng quyển sách này cho Thánh Arnold Janssen và Thánh Joseph Freinademetz nhân dịp năm phong thánh các ngài. Thánh Janssen đã trở thành vị sáng lập Tu hội Thừa sai Lời Chúa (SVD), vì trong tư cách chủ biên một tạp chí truyền giáo do ngài khởi xướng, năm 1875 ngài đã xây dựng một cơ sở truyền giáo tại Steyl, từ đó dần dần phát triển thành một tu hội toàn cầu. Cùng năm ấy, ngài cũng đã bắt đầu mở nhà in riêng của ngài. Còn Thánh Freidnademetz là người đặt nền móng cho Công cuộc Truyền giáo Lời Chúa đầu tiên ở Nam Sơn Đông, Trung Quốc, tại đây ngay từ đầu, năm 1882, ngài đã có một nhà in thủ công được coi là thiết yếu cho công cuộc truyền giáo. Vì vậy, cả hai vị thánh đều là những gương mẫu sáng chói về việc truyền thông mục vụ và truyền giáo hiệu quả.

Tôi chân thành cảm ơn các sinh viên môn Truyền thông Mục vụ của tôi tại Trường Thần học Lời Chúa ở Thành phố Tagaytay (Philíppin), tại Đại học Thánh Tôma ở Manila và Học viện Don Bosco ở Paranaque. Tôi cũng đặc biệt ghi ơn các cộng sự viên của tôi tại Văn phòng Truyền thông Xã hội của Liên Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC) - Anthony Roman MA và Jose ‘Jun’ Destura vì sự nâng đỡ của họ - và Noni Gallego, SVD, vì mẫu thiết kế bìa. Tôi cũng cám ơn Nhà Xuất bản Logos/Lời Chúa ở Manila, và một số bạn bè người Đức đã giúp cho việc xuất bản này được hoàn thành mau chóng.

Tôi hy vọng cuốn sách này giúp ích phần nào cho những ai đang thi hành thừa tác mục vụ. Tôi rất mong đón nhận mọi đề nghị và kinh nghiệm đóng góp cho các lần tái bản sau.

Franz-Josef Eilers, SVD

Lễ Phục Sinh 2003

***

LỜI TỰA CHO ẤN BẢN THỨ HAI

Thử nghiệm một bản sách giáo khoa luôn luôn cung cấp những trực giác và những thách thức mới để suy tư lại. Vì vậy “Truyền thông trong Mục vụ và Truyền giáo” ấn bản lần thứ hai này có một số hiệu đính và bổ sung giúp cho cuốn sách trở nên hữu ích hơn trong hoạt động truyền thông mục vụ và truyền giáo. Ngoài những bản văn mới được bổ sung về tầm quan trọng của người tiếp nhận trong tiến trình truyền thông mục vụ, sách này cũng đưa thêm khía cạnh phục vụ (diakonia) của truyền thông, trong các Cộng đồng Kitô hữu Cơ bản và tầm quan trọng của việc Truyền thông Nhóm. Ấn bản mới này mở đầu với phần trình bày chi tiết hơn về các phương thức xử lý khác nhau về Thần học và Truyền thông Xã hội.

Ấn bản thứ hai này cũng được phát hành riêng tại Ấn Độ do Nhà Xuất bản Asian Trading Corporation, Bangalore. Ấn bản tiếng Ý đang được chuẩn bị.

Franz-Josef Eilers, SVD

Lễ Phục Sinh 2004

***

LỜI GIỚI THIỆU

Nói đến truyền thông, cách riêng nói đến tầm quan trọng, lợi ích và ảnh hưởng lớn lao của truyền thông xã hội, thánh Công đồng Vatican II đã khẳng định 45 năm về trước rằng: “Trong những phát minh kỳ diệu về kỹ thuật truyền thông do nhân loại phát minh, Giáo Hội đặc biệt lưu ý tới những phương tiện trổi vượt và có ảnh hưởng lớn lao đến không chỉ từng người, mà cả đại chúng và toàn thể nhân loại như: báo chí, điện ảnh, phát thanh, vô tuyến” (Inter Mirifica 4/12/1963). Ngày nay, danh sách này phải kéo dài ra cả trang để kể thêm nào là kỹ thuật số, Internet, Email, Website, nào là Cyberspace, Hi-tech, Mobile, Ipod, Intel…

Về nhiệm vụ truyền thông, sắc lệnh nêu đích danh như sau:

1.  “Đức Giáo Hoàng cũng cần có một uỷ ban riêng của Toà Thánh để thi hành mục vụ tối cao về những phương tiện truyền thông xã hội” (I.M, 19). Uỷ ban này được nâng lên thành Uỷ ban Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, và nay trở thành một Bộ của Toà Thánh.

2.  Về Giám mục, “các chủ chăn đáng kính phải cấp tốc chu toàn phận vụ mình trong lĩnh vực này, vì nó liên hệ chặt chẽ với nhiệm vụ thông thường của các ngài là giảng dạy…” (I.M, 13b). “Các giám mục có bổn phận chăm sóc các công cuộc và các tổ chức thuộc loại này trong giáo phận mình. Các ngài phải cổ võ và nếu liên quan đến việc tông đồ chung, thì phải phối hợp chúng, kể cả các tổ chức thuộc quyền điều khiển của các tu sĩ miễn trừ” (I.M, 20).

3.  Trên bình diện quốc gia, thánh Công Đồng quyết định và truyền phải thiết lập khắp nơi các cơ quan quốc gia về báo chí, điện ảnh truyền thanh và truyền hình… “Website, email, blogs…” và phải dùng mọi phương thế giúp đỡ các cơ quan đó (I.M, 21a).

4.  “Trong mỗi quốc gia, việc điều khiển các tổ chức trên phải được uỷ thác cho một Uỷ ban Giám mục đặc biệt hoặc cho một Giám mục đặc trách (I.M, 21c).

5.  Nhiệm vụ trước tiên của các cơ quan này là tìm cách “đào tạo đứng đắn lương tâm tín hữu trong việc sử dụng những phương tiện đó, cùng cổ vũ và phối hợp mọi công cuộc của người Công giáo trong lĩnh vực này”! (I.M, 21b)

Tại Việt Nam, mãi đến cuối năm 2006, Uỷ ban Truyền thông Xã hội mới được Hội đồng Giám mục Việt Nam chính thức thành lập. Kế hoạch, nhiệm vụ chính yếu đầu tiên của Uỷ ban Truyền thông là đầu tư nhân sự, huấn luyện và đào tạo nhân sự về truyền thông!

Nói đến huấn luyện, đào tạo nhân sự về truyền thông, thánh Công đồng nêu rõ như sau: “Phải đào tạo đúng lúc những linh mục, tu sĩ và giáo dân để họ có đầy đủ kinh nghiệm thích đáng trong việc sử dụng những phương tiện này vào mục đích tông đồ” (I.M,15).

“Trong các trường công giáo thuộc mọi cấp, trong các chủng viện và trong cả những nhóm tông đồ giáo dân, phải cổ vũ, tăng gia và theo nguyên tắc luân lý Kitô giáo, hướng dẫn các tổ chức có khả năng theo đuổi mục đích này, nhất là những tổ chức dành riêng cho giới trẻ” (I.M, 16b).

Nhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu cấp bách của sắc lệnh về “các phương tiện truyền thông xã hội” nói trên, tập sách “Truyền thông trong Mục vụ và Truyền thông trong Truyền giáo” của Cha Franz-Josef Eilers, SVD, đã được tổ Giáo dục Truyền thông của Uỷ ban Giám mục về Truyền thông chuyển dịch ra tiếng Việt để làm tài liệu giảng dạy cho các chủng sinh, linh mục và giáo dân vì nội dung rất bổ ích và giá trị của cuốn sách!

Chúng tôi xin hết lòng cám ơn Cha Franz-Josef Eilers, SVD, Tổng Thư ký Văn phòng Truyền thông Xã hội (OSC) của liên Hội đồng Giám mục Á Châu (FABC), đồng thời cũng là tác giả nổi tiếng của tập sách này và nhiều bộ sách quý giá khác về truyền thông, đã cho phép Uỷ ban Truyền thông Xã hội chuyển ngữ ra tiếng Việt và sử dụng như sách giáo khoa cho việc đào tạo, huấn luyện nhân sự về truyền thông!

Xin Chúa chúc lành cho những ai đã đóng góp công sức cho việc hình thành tập sách này.

Hà Nội, ngày 8/8/2008

+ Gm. Phêrô Nguyễn Văn Đệ, SDB

Nguyên Chủ tịch UBTTXH
In ngày: 21/11/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print