Print  
Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (3)
Bản tin ngày: 26/09/2011   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo

Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (3)

Bài 3: Những giai đoạn của một lịch sử

Hugues Rovarino, OP

Sau khi những cột mốc đã được trình bày ngắn gọn và nhanh chóng, bây giờ chúng ta sẽ đào sâu thêm để biết rõ hơn. Những ngày tháng, hứng khởi và những sự kiện, những điểm này liên kết với nhau như những hạt ngọc của một tràng chuỗi Mân Côi!

1. Mười năm đầu tiên: 1955-1965

1.1. Ngày 1-9-1955, Tu viện Rômanô, Toulouse

Ngày 01/09/1955, từ tu viện Rômanô ở Toulouse, cha Eyquem viết cho Bề trên Cao cấp của mình là cha Vincent-de-Paul Rande, Giám tỉnh Tỉnh dòng Toulouse:

“Hôm nay {như ở thời kỳ của Pauline Jaricot vào năm 1826 tại Lyon, người sáng lập ra ‘Kinh Mân Côi Sống’ (Rosaire Vivant)}, chúng tôi đổ xô vào các giáo xứ có đến 80% tín hữu không sống Đạo (không cầu nguyện mà cũng chẳng suy niệm); và việc đón tiếp 20% tín hữu đang sống Đạo còn lại vẫn còn khả quan. Do đó, tôi muốn mang những phương dược giống như thế cho những người đang sống trong khô khan nguội lạnh”.

1.2. Tháng 10-1955, Cha Eyquem và Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu

Vào tháng 10-1955, Cha Eyquem đề nghị cho những người dấn thân vào cổ vũ và đọc Kinh Mân Côi trong vùng một tinh thần truyền giáo mới theo tinh thần của phong trào Kinh Mân Côi Sống do Pauline Jaricot khởi xướng. Cha trao phó tinh thần truyền giáo mới này cho lời bầu cử của Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Nhan Chúa. Cha cũng trình bày một viễn tượng truyền giáo mang tính chất hoàn cầu.

1.3. Ba tháng đầu của năm 1957, Kinh Mân Côi phục vụ cho một Giáo Hội đang ở trong tình trạng truyền giáo

Một bản tuyên ngôn được xuất bản vào quý I năm 1957: “Kinh Mân Côi phục vụ cho một Giáo Hội đang nằm trong tình trạng truyền giáo” (Le Rosaire au service d’une Église en État de Mission). Lời tựa của bản tuyên ngôn là của Đức Tổng Giám mục Gabriel-Marie Garrone, khi đó là Tổng Giám mục Toulouse, sau này được triệu về Toà Thánh Vatican, rồi trở thành hồng y, và ngài qua đời tại Rôma vào ngày 15-1-1994. Ngài đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo nên Nhóm Mân Côi.

1.4. Tháng 9-1958, bà Colette Couvreur

Tháng 9-1958, bà Colette Couvreur gia nhập Phong trào Kinh Mân Côi Sống. Khi Phong trào mang tầm mức quốc gia thì sẽ trở thành Nhóm Mân Côi, bà trở thành người đặc trách toàn quốc tiên khởi.

1.5. Tháng 10–12/1958, cầu nguyện hằng tháng tại tư gia

Tháng 10–12/1958, những buổi cầu nguyện hằng tháng đầu tiên diễn ra tại tư gia. Những buổi cầu nguyện như thế từ đó được coi như một lối thực hành quen thuộc và có tổ chức. Đức Tổng Giám mục Toulouse rất ủng hộ ý tưởng này của bà Colette Couvreur.

1.6. Tháng 1-1959, tờ thông tin của những người trưởng Nhóm Mười Lăm (Courrier des Chefs de Quinzaine)

Vào tháng 1-1959, tờ thông tin đầu tiên “Courrier des Chefs de Quinzaine” chính thức phát hành, sau này được phát hành hàng tháng “Le Rosaire en Equipe”.

1.7. Tên gọi Nhóm Mân Côi (Equipes du Rosaire), năm 1965

Tên gọi Nhóm Mân Côi (Equipes du Rosaire) bắt đầu xuất hiện từ năm 1965. Cha Eyquem giải thích vào ngày 28-3-1989 rằng: “Chắc chắn người ta sẽ tự hỏi, khi nào và tại sao Kinh Mân Côi Sống lại mang danh xưng là Nhóm Mân Côi (Equipes du Rosaire). Tôi nhớ rất rõ tên gọi đó, nhưng lại không biết chính xác là nó bắt đầu từ ngày tháng nào. “Courrier des Chefs de Quinzaine” lần đầu tiên nói về “Equipes du Rosaire” trong số báo phát hành tháng 7-8/1965. Cha Pitavy, giám đốc điều phối Kinh Mân Côi trong Tỉnh dòng Lyon (nay là Tỉnh dòng Pháp), đang ở trong phòng làm việc của tôi vào tháng Năm hoặc tháng Sáu không chắc lắm, nhân dịp hội nghị của ban biên tập mà ngài là thành viên trong đó. Ngài nói với tôi rằng trong Tỉnh dòng Pháp, Kinh Mân Côi Sống của Pauline Jaricot được hưởng ứng khắp nơi, như các tu sĩ Đa Minh quảng bá, như dựng cờ tung bay trước gió. Ngài đi vận động nhiều để cho người ta thay đổi tên gọi. Chúng tôi đã trao đổi điều này với bà Couvreur. Tôi không còn nhớ ai là người đầu tiên có ý tưởng gọi Phong trào là “Équipes du Rosaire”. Chúng tôi lấy làm tiếc là chẳng bao lâu sau đã phải thay đổi, vì tiếc rằng danh xưng mới này không hay lắm. Đó là lý do tại sao lại bắt đầu sử dụng danh xưng này trong các ấn bản mà không thông báo cho người ta biết về sự thay đổi này và vẫn tiếp tục nói về Nhóm Mười Lăm (Quinzaine). Từ sự kiện đó, người ta dễ dàng gọi danh xưng đó mà không đặt vấn đề nào cả”.

1.8. Về thuật ngữ “Những Nhóm Mười Lăm” (Quinzaines du Rosaire)

Chúng ta biết chính xác một điểm: Cha Eyquem nói về những Nhóm Mân Côi Mười Lăm Người. Đó là những nhóm gồm 15 người gắn bó với một tổ chức, Kinh Mân Côi Sống mà chị Pauline-Marie Jaricot là người sáng lập ra tại Lyon vào năm 1826.

Tổ chức này, thông qua Nhóm Mười Lăm Người dưới sự điều động của một người nam hoặc một người nữ, yêu cầu các thành viên thực hiện 2 điều: dự một buổi họp lần hạt Mân Côi cầu nguyện chung với nhau vào đầu tháng, và cầu nguyện riêng hằng ngày bằng một mầu nhiệm Kinh Mân Côi sao cho 15 người trong nhóm lần hết 15 mầu nhiệm Kinh Mân Côi cho mỗi ngày. Lòng khiêm tốn bề ngoài đòi hỏi phải có - vào thời kỳ này - phù hợp với mục đích truyền giáo.

2. Tại sao lại phải duy trì hình thức “Kinh Mân Côi Sống”?

2.1. Sứ vụ giảng thuyết của Dòng Đa Minh, được đào sâu và nhân lên qua người giáo dân

Để hiểu lý do tại sao phải nuôi dưỡng việc lần hạt Mân Côi Sống, chúng ta hãy quay trở lại với thực tế của những năm 1950.

Vào năm 1956, Cha Eyquem viết thư cho Bề trên Tổng quyền Dòng Đa Minh, Cha P. Browne: “Tại sao chúng ta không lôi kéo một phần của những điều kiện rất tốt cho công việc tông đồ mà những nhu cầu của thời đại này đặt ra cho chúng ta? Bởi vì chắc chắn rằng Kinh Mân Côi sẽ chỉ sinh hoa quả dồi dào ở Pháp nếu hành động của giám đốc điều phố khu vực được đào sâu và nhân lên bởi hành động của người giáo dân, tại sao lại không tổ chức một phong trào nhằm vào mục đích này? Chính những suy tư này dựa trên 10 năm kinh nghiệm và được củng cố vững mạnh nhờ đức tin trong Giáo Hội dẫn đưa tôi tới việc tái khám phá Kinh Mân Côi Sống. Kinh Mân Côi Sống cũng thực sự đã chết”.

Sự công bố nghịch lý này nằm trong phong cách của Cha Eyquem; nhưng chúng ta hãy để ý tới tinh thần mà chúng ta có trong suốt 10 năm thay đổi cách trình bày này thành Kinh Mân Côi, và 2 năm của cuộc gặp mặt cầu nguyện chung đầu tiên tại tư gia.

2.2. Để thông truyền một phương tiện sống thiêng liêng Kitô giáo

Có một mong muốn lớn lao là: mong muốn thông truyền một phương thế sống thiêng liêng. Ước mong này được tìm thấy trong bức thư viết vào tháng 3-1963:

“Chính do sự chọn lựa truyền giáo này ngăn cản Kinh Mân Côi Sống không làm phương tiện thay thế của hội đoàn. Bởi vì cái ‘ít ỏi’ mà Kinh Mân Côi đòi hỏi đại diện cho những người mà Kinh Mân Côi muốn gửi tới cho một nỗ lực lớn lao, một sự kiên vững mà những người ấy có cho đến khi không thể.

Phải nói rõ hơn: con số ‘ít ỏi’ đặc trưng cho Kinh Mân Côi Sống hoàn toàn nằm trong kế hoạch thiêng liêng. (...) Nỗ lực của Kinh Mân Côi Sống là nhằm vào việc suy ngắm các mầu nhiệm. Và ở đó, điều đó muốn nói lên rằng chiêm ngắm mầu nhiệm mỗi ngày hơn 2 lần hoặc ít hơn 2 lần thì tốt biết bao! Một sự khởi đầu chiêm ngắm mầu nhiệm Kinh Mân Côi đã không đạt đến tuyệt đối ư? (...)

Kinh Mân Côi Sống đã được lập nên một cách chính yếu là dành cho người lớn, và những người lớn trong các giáo xứ. Kinh Mân Côi Sống được gửi đến cho các tâm hồn yếu nhược và đang mang đầy thành kiến đối với Kinh Mân Côi. Than ôi! Nếu đó là những điều kiện cần thiết để phát triển Kinh Mân Côi Sống, thì phải nhận thức rõ ràng rằng ở Pháp những điều kiện đó hoàn toàn đầy dẫy!

Và cuối cùng, tôi tin tưởng rằng Kinh Mân Côi Sống trước hoặc sau Cuộc Cách mạng Pháp là một phương tiện quan phòng Thiên Chúa ban để thiết lập lại Kinh Mân Côi trong các tâm hồn. Tôi tin điều đó bởi vì Kinh Mân Côi đòi hỏi rất ít nơi các tâm hồn không thể làm nhiều hơn...”.

Vì thế, chúng ta quan tâm đến những giai đoạn quan trọng trong việc mở rộng phong trào, tiếp tục đi trên con đường này. Hành trình lữ hành này gợi lên mối ưu tư thường xuyên là phải thuộc về Giáo Hội của Chúa Kitô một cách sống động; vì thế, chúng ta đồng thời cũng tham gia vào đời sống nội tại và sứ vụ của Giáo Hội.

3. Sau năm 1965, thay đổi danh xưng và cơ cấu

3.1. Tên gọi đã thay đổi

Chúng ta đã biết rằng việc thay đổi đó chỉ xảy ra vào năm 1965 khi Các Nhóm Mười Lăm Người (Quinzaines du Rosaire) trở thành Nhóm Mân Côi (Equipes du Rosaire). Những sự việc liên quan đến cơ cấu tổ chức tiếp tục được thừa kế kể từ ngày này.

3.2. Năm 1967: được Hội đồng Giám mục Pháp công nhận

Việc Hội đồng Giám mục Pháp công nhận là một sự kiện lớn. Việc chấp nhận này diễn ra nhờ sự can thiệp của Uỷ ban Tông đồ Giáo dân. Uỷ ban này liên quan đến đặc tính truyền giáo của Nhóm Mân Côi này và với vị trí phù hợp đối với người giáo dân. Nhóm Mân Côi không chỉ là những nhóm về linh đạo hoặc sùng kính. Tuy nhiên, chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau.

3.3. Tháng 5-1971, cuộc hành hương Rôma

Có một cuộc hành hương Rôma từ tháng 5-1971. Cuộc hành hương đó đánh dấu chiều kích hoàn vũ của Phong trào. Nhân dịp này, Đức Giáo hoàng Phaolô VI phác hoạ một bức chân dung mà chúng ta đã thấy, đoạn trích dẫn mô tả cho chúng ta rất rõ.

3.4. Năm 1972, sự nhìn nhận của Dòng Anh em Giảng thuyết (Dòng Đa Minh)

Vào năm 1972, Nhóm Mân Côi được Dòng Anh em Giảng thuyết (Dòng Đa Minh) chấp nhận: thư của Bề trên Tổng quyền Dòng, Cha Anicet Fernandez. Cha Eyquem rất mong muốn có một mối liên hệ mật thiết giữa Dòng và Các Nhóm. Ước muốn của Cha không hề bị từ chối: bài diễn văn hoàn toàn có sức thuyết phục và đầy tâm huyết.

3.5. Năm 1976, Quy chế được bỏ phiếu và thông qua

Vào năm 1976, Quy chế đã được bỏ phiếu và được phê chuẩn, sau một thời gian căng thẳng kéo dài 3 năm, đặc biệt là nhắm tới mối liên hệ của Giáo Hội với Dòng Anh Em Giảng Thuyết. Những năm này là thời kỳ để Các Nhóm trưởng thành.

3.6. Năm 1979: Hiệp hội Nhóm Mân Côi (association des Equipes du Rosaire), theo quy chế pháp lý của Pháp

Ngày 2-10-1979 thiết lập Hiệp hội Nhóm Mân Côi phù hợp với ý nghĩa của nền pháp chế của Pháp quốc, thích hợp với Điều Luật năm 1901. Điều này được diễn ra tại Lộ Đức, là nơi biểu tượng cho việc lần hạt Mân Côi vào đầu tháng 10 là tháng dành cho Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi, Tháng Mân Côi đối với người Công giáo.

Với việc thiết lập quy chế hoàn thành giai đoạn của những năm 1960-70. Để đạt được sự ổn định cho phong trào, hơn 20 năm là điều cần thiết.

3.7. Phát triển ra ở tầm mức quốc tế

Ở tầm vóc quốc tế, việc phát triển được xác minh. Song song với tình hình ở nước Pháp, những cơ cấu tổ chức quốc gia khác cũng xuất hiện tương tự, kể từ những năm 1975-1985:

Đối với Châu Âu: tại Tây Ban Nha, Bỉ, Thuỵ Sĩ - và những vùng khác xunh quanh Rumania.

Đối với Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương: tại đảo Maurice (gồm Đảo Rodrigues), ở Seychelles, ở Madagascar và tại Úc.

Đối với Châu Phi: tại Bờ Biển Ngà, Burkina-Faso, Bénin, Congo-Brazzaville, Gabon, Cameroun, Trung Phi, Sénégal... Những tổ chức này có mặt tại đó thỉnh thoảng tạo nên một tổ chức quốc gia, hoặc là đang trong quá trình hình thành.

Nhóm Mân Côi ở tầm mức quốc tế cũng có mặt tại Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Haiiti. Nhiều liên hệ đã được thiết lập với Nam Mỹ.

3.8. Tháng 1-1997, sự ra đời của tổ chức điều phối quốc tế

Chức năng ở tầm mức quốc tế trước tiên được bảo đảm bởi cấp quốc gia Pháp.

3.9. Tháng 3-2004, Hiến chương và sự tự trị của “tổ chức điều phối” này

Từ tháng 1-1997, xuất hiện một cơ cấu tổ chức được gọi là “Hợp tác quốc tế” (Coordination internationale). Vào tháng 3-2004, tổ chức này thực sự trở thành tự trị, Hiến chương của Nhóm Mân Côi đã được thông qua trong cuộc họp bỏ phiếu tán thành của Hội đồng Toàn quốc Pháp tại Montmartre. Các thành viên trong Nhóm Mân Côi Pháp, qua những sứ điệp và qua rất nhiều viện trợ tài chính đã trình bày cụ thể rằng việc tăng triển này làm thoả lòng mong ước và cầu xin của họ.

3.10. Tháng 3-2005, Lisieux, Năm Truyền Giáo

Vào tháng 3-2005, tưởng niệm về nguồn gốc và phó thác trong chương trình truyền giáo, Phong trào cử hành Năm Truyền Giáo để đánh dấu 50 năm hình thành và phát triển tại Lisieux trong ước mong là tiếp tục chương trình phục vụ cho công cuộc loan báo Tin Mừng.

4. Những danh xưng!

Sau thời của bà Colette Couvreur và Cha Joseph Eyquem (liên quan đến tu sĩ, có tu sĩ Marie-Bertrand), cho đến ngày nay có những vị đặc trách toàn quốc như sau: Bernadette Simon, Fransoise Mellier, Simone Ehret, Monique Brillant, Chantal Courtin, Anne-Marie Nas; cũng có những tu sĩ Đa Minh làm tuyên uý toàn quốc Pháp: tu sĩ Jean-Claude Laurenceau, tu sĩ Fransois Leblanc, tu sĩ Claude Bonaiti, tu sĩ Norbert-Marie Sonnier, tu sĩ Hugues-François Rovarino.

Từ tháng 1-1997, ở cấp độ quốc tế có các điều phối viên: Simone Ehret, rồi Simone Sacaze, Marie-France Sellier và tuyên uý quốc tế là các tu sĩ Đa Minh: tu sĩ Pierre Pirson, tu sĩ Claude Bonaiti, tu sĩ Guy Tardivy, tu sĩ Gilles Danroc.

5. Bình luận về bức ảnh tại Vatican 1984

Vào năm 1984, cuộc hành hương Rôma của các Nhóm Mân Côi dẫn đến lời bình luận về Cha Eyquem: “Ngày tiếp kiến Đức Giáo hoàng, thứ tư ngày 29-5-1984, trên Quảng trường Thánh Phêrô, tôi ở với nhóm khách hành hương đang đứng khá xa hàng rào mà Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phải đi qua dọc theo hàng rào đó. Nhận ra tôi, Bernadette Simon và Cha Leblanc, tân tuyên uý toàn quốc đang ở nơi vị trí thuận lợi với bà Couvreur và Cha Kopf, nguyên Giám tỉnh Toulouse, tìm đến gặp tôi. Họ toàn hoàn để ý tới điều tôi đang được ngồi nơi vinh dự. Tôi đi theo họ là những tình nguyện viên. Nhưng khi bóng dáng của Đức Giáo hoàng tiến lại gần, tôi nhận thấy vẻ mặt buồn bã của bà Céleste Vatel, sáng lập viên của Nhóm Mân Côi của Ấn Độ Dương (vào năm 1963). Bà là một người nhỏ và thấp nên không thấy gì. Vì thế, tôi nhường vị trí của tôi cho bà, cũng như cho bà Abbadie, đặc trách giáo phận của đảo Maurice.

Vì lý do đó, tôi phải lui ra đằng sau đám đông đang xô đẩy nhau phía sau hàng rào. Cũng may là trước đây không lâu, tôi đã được biết Đức Giáo hoàng. Nhưng hơi tiếc là trên những tấm hình, người ta không thấy tôi ở đó (...). Tất cả mọi người đều rất mong muốn rằng chúng tôi phải được chụp hình chung với nhau trong dịp đặc biệt long trọng này.

Và tôi phải nói rằng, tôi cũng vậy, tôi rất tiếc về điều đó. Nhưng đối với tôi, đó là một dấu chỉ: về mặt tích cực, ơn gọi của tôi trong Nhóm Mân Côi là phải lùi ra đằng sau và phải thúc đẩy người giáo dân tiến lên phía trước. Do đó, những điều khác cũng sẽ trở nên tốt đẹp”.

Điểm ghi chú này xuất hiện vào ngày 15-8-1990, ngày lễ Mông Triệu; và Cha Eyquem đã an nghỉ trong bình an của Chúa vào ngày 19 tháng sau đó, thực tế là 2 tháng sau đó.

Còn tiếp...

F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
In ngày: 23/11/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print