Print  
Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (4)
Bản tin ngày: 27/09/2011   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo

Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi

Bài 4: Các nhóm và một tinh thần

Hugues Rovarino, OP

1. Năm 1944, Cha Eyquem, OP, với 2 mục tiêu

Từ khi chịu chức linh mục vào năm 1944, Joseph Eyquem nổi bật lên với 2 điểm:

* Muốn làm tông đồ cho những người nghèo khổ nhất.

* Ưu tư về cách tổ chức, cơ cấu tổ chức cho phép lòng trung thành trong công trình cần phải hoàn thành.

2. Bản phác thảo của tháng 7-1954: 5 nguyên tắc

Cha cũng trình bày trong bản dự thảo tháng 7-1954:

Một vài nguyên tắc để định hướng cho Kinh Mân Côi

2.1. Công bố Tin Mừng cho người nghèo khổ

Trước hết là phải lưu tâm đến những người thiếu thốn nhất trong các tín hữu Kitô. Vì thế, phải tiếp cận những người không hành đạo, tham dự thánh lễ qua loa, và - trước khi thực hành đạo - mang lại đức tin cho họ. Đó là vấn đề đặc biệt về mục vụ. Một cuốn Giáo lý: Giáo dục đức tin cho đến nơi đến chốn.

2.2. Sử dụng hết mức tông đồ giáo dân

Sử dụng tông đồ giáo dân vừa theo nghĩa của Giáo Hội ngày nay vừa trong truyền thống sâu xa nhất của lối cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi của người giáo dân, bản giản lược của những người tín hữu. Trước đây, người ta chỉ nhấn mạnh nhiều đến khái cạnh cầu nguyện, thì ngày nay phải nhấn mạnh nhiều hơn đến khía cạnh giáo huấn; bởi vì KINH MÂN CÔI vừa là lời cầu nguyện cũng vừa là bản tóm lược Tin Mừng, một kho tàng kiến thức.

2.3. Cách thức tổ chức hoạt động tông đồ giáo dân

Đó là cách thức tổ chức Kinh Mân Côi Sống mà điểm ưu tiên lớn lao là tập họp một con số khá hạn chế những con người xuay quanh một người cổ động; một con số xác định cụ thể, điều bắt buộc phải đạt được hoặc phải thành lập Nhóm Mười Lăm Người khác; một con số giàu tính biểu tượng, mỗi một thành viên làm thành viên đá sống động của một tổng thể.

Người trưởng nhóm Mười Lăm Người là người cổ động chính. Nhóm Mười Lăm không nhất thiết ở trong một giáo xứ. Trưởng nhóm có thể tuyển người theo hoàn cảnh sống hoặc theo công việc. Điều đó phụ thuộc một tổ chức theo cơ cấu trong giáo phận (với cấp độ xã, quận...), quốc gia và quốc tế. Kinh Mân Côi Sống theo hình thức mới, dưới sự giám sát của hàng giáo phẩm và được Dòng Thánh Đa Minh hưởng ứng ở cấp toàn cầu, quốc gia và vùng. Tính duy nhất của Phong trào có ý nghĩa rất quan trọng đối với uy tín và sự tiến triển của Phong trào. 

2.4. Huấn luyện những người trưởng Nhóm Mười Lăm

a. Nhờ bản tin (bulletin), tờ thông tin phải ngày càng trở thành là lời công bố Tin Mừng được diễn tả trong các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, bản tóm lược đức tin của chúng ta.

b. Nhờ những tập tài liệu nhỏ (brochures), giải thích các mầu nhiệm, bác bẻ những phản bác hoặc là mang lại những bài suy niệm trong đó ý nghĩa tôn giáo của một số lớn những con người sẽ phải phát huy.

c. Nhờ những tập hồi ký (récollections).

2.5. Sự bắt đầu của toàn bộ hệ thống

a. Thử nghiệm bản Quy chế Kinh Mân Côi Sống.

b. Chấp thuận của giám mục.

c. Thư được gửi đi với sự chấp thuận của các vị giám mục lần lượt cho mọi cấp giáo sĩ, cho tất cả những tuyên uý Công giáo tiến hành trong các giáo phận dưới đây: Haute-Garronne, Aièqe, Lot, Tarn, Tarn-et-Garonne”.

Đó là ý tưởng từ năm 1954.

Người ta không thể tin nổi là sự bắt đầu ấy sao lại cứ giống như một dự án, và thậm chí như là một chương trình vậy!

3. Lo huấn luyện sao cho có chất lượng

Mô hình thiêng liêng được chọn lựa cho việc huấn luyện có chất lượng và để đưa ra một sứ điệp cần thiết là:

3.1. Tổ chức không được quên việc đào tạo Kitô hữu

“Kinh Mân Côi Sống có một mức độ kép: một mức độ của những người đứng đầu Nhóm Mười Lăm và một mức độ của những người đã cam kết lần đầu. Giả thiết rằng những người đã cam kết lần đầu thường xuyên không thể trốn tránh được, thậm chí là hàng giáo sĩ địa phương; vì thế qua trung gian của người đứng đầu Nhóm Mười Lăm của họ, phải tìm cách để tiếp cận với những người đã liên kết lần đầu. Những người đứng đầu Nhóm Mười Lăm phải là những cổ động viên đích thực, những tông đồ hiểu theo đúng nghĩa của nó, tức là những Kitô hữu chịu trách nhiệm một sứ điệp. Tôi có một niềm hy vọng chắc chắn rằng trong tương lai gần đây, việc tông đồ của những người đứng đầu Nhóm Mười Lăm sẽ xuất hiện như một sự tham gia của những người giáo dân vào việc tông đồ của hàng giáo phẩm, dưới hình thức tốt đẹp nhất: thông truyền sứ điệp Tin Mừng.

Những người tông đồ Kinh Mân Côi tương lai sẽ được Giáo Hội giao phó và sai đi đến với những người, những nơi mà linh mục cũng như các nhà truyền giáo không thể đặt chân tới được, và đến với những người đang còn giữ một mầm mống đức tin nào đó. Và đó là vinh dự của Dòng Đa Minh. Vinh dự của Dòng là đã chủ trương cổ vũ tông đồ giáo dân, trong những phạm vi rõ ràng, cụ thể và truyền thống (mầu nhiệm cứu độ như được diễn tả cho chúng ta trong Kinh Mân Côi) của tác vụ Lời” (27-10-1955, Thư gửi P. Louis-Marie Baron, OP, đặc trách cổ vũ Kinh Mân Côi của Tỉnh dòng Toulouse).

3.2. Kinh Mân Côi, trường cầu nguyện

Người ta biết rằng Phong trào bắt đầu hoạt động từ những năm 1955.

Nhưng với sự giảm sút, bản thảo năm 1954 có vẻ mang tính quyết định, mang thành mầm mống một cây lớn của các Nhóm Mân Côi. Cha Eyquem còn ghi chú thêm: “Kinh Mân Côi phải là một trường cầu nguyện (...). Kinh Mân Côi Sống tập hợp xung quanh vị đặc trách một con số cụ thể những con người (...). Đối với một giáo xứ, Kinh Mân Côi Sống cũng tăng gấp nhiều lần những vị đặc trách. Kinh Mân Côi Sống không bị bóp chết bởi thế giới riêng của nó”.

Vì vậy, mới ưu tư này xuất hiện trong đoạn trích về một cuộc đàm thoại với Đan viện phụ En-Calcat vào năm 1960 (Tarn). Các Nhóm Mân Côi chưa có tên gọi của chúng.

“Chuỗi Mân Côi đọc bất cứ như thế nào và không có suy niệm trong tinh thần của chúng ta sẽ nối kết những thánh lễ này với các thánh lễ mà cộng đoàn không tham dự và trong các thánh lễ đó cộng đoàn theo dõi những nghi thức bằng một con mắt thảm thương mà không hiểu biết gì hết”.

Nét đặc trưng mang tính sư phạm về các Nhóm Mân Côi này liên quan đến tinh thần của Kinh Mân Côi, hoặc tới tâm hồn của Kinh Mân Côi sống của chị Pauline Jaricot.

3.3. Một giá trị Kitô giáo về Đức Maria

Trong số báo (Rosaire dans la Pastorale) xuất bản vào tháng 1-1971, Cha Eyquem nhấn mạnh: “Khoa sư phạm của lời cầu nguyện có chất lượng hơn là số lượng. Thực vậy, trước đây người ta thường nhấn mạnh đến những lời cầu nguyện đã được soạn sẵn để đọc. Càng có nhiều lời nguyện đọc như thế thì càng tốt. Kinh Mân Côi đã chịu cách nhìn này, đặc biệt là khi người ta đi đến chỗ phân biệt lần 10 chuỗi hạt bằng cùng con tim của Kinh Mân Côi: mầu nhiệm về Chúa Kitô. Các Nhóm Mân Côi nhấn mạnh đến việc suy niệm những bối cảnh khác nhau trong cuộc đời của Chúa Kitô, và lấy Đức Maria như là mẫu gương...”.

4. Tổng hợp

Chúng ta cũng có 5 điểm chính như sau: trước hết là đi đến với người nghèo; thứ hai là đi truyền giáo; thứ ba, phương tiện Kinh Mân Côi mạc khải đúng thời đúng lúc và đồng thời cho phép trình bày một mối dây với Giáo Hội và với Dòng; thứ tư là hãy khơi dậy niềm tin trong công việc tông đồ giáo dân; và cuối cùng là chúng ta đừng quên cầu nguyện, mà vì lời cầu nguyện đó, các Nhóm Mân Côi đạt được tinh thần trong công trình của Pauline Jaricot, Kinh Mân Côi Sống và còn thêm vào đó một yếu tố lớn lao hơn.

Còn tiếp…

F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
In ngày: 23/11/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print