Print  
Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (7)
Bản tin ngày: 04/10/2011   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo

Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi

Bài 7: Giờ Của Kinh Mân Côi

1. Sự kiện hay cú sốc vào năm 1953

Vào năm 1953, một sự kiện xảy ra sẽ mang tính quyết định đối với các Nhóm Mân Côi. Chúng tôi đọc thấy sự kiện quyết định này trong hội nghị được tổ chức vào ngày 12-3-1989:

“Năm 1953 (tháng 4?), Cha Nicolas mời tôi vào phòng làm việc của ngài. Cuộc trò chuyện giữa tôi và ngài đã làm thay đổi cuộc sống của tôi. Ngài lập tức yêu cầu tôi nắm giữ vai trò điều phối việc đọc Kinh Mân Côi tại Toulouse.

Không có ai. Tôi tự xin lỗi về sự so sánh đã đến với tâm thần tôi. Tôi tự đi đến chợ trời (chợ bán đồ cũ). Ở đó có một bức tượng Đức Trinh Nữ như được đem đi bán đấu giá. Và không có ai mua cả! Tôi cảm thấy nảy lên trong lòng một loại nghi ngờ và một cuộc nổi loạn, cũng là một quyết định không bao giờ rời khỏi tâm trí và cuộc đời tôi. Tôi nói: “Vâng, thưa cha giám tỉnh. Tôi quyết định dành những mối bận tâm và ưu tư truyền giáo vào Kinh Mân Côi. Những mối bận tâm này sẽ giúp tôi thành lập và dẫn dắt các Nhóm Mân Côi, nếu có thể được, tới “chiến thắng”. Ra khỏi phòng cha giám tỉnh, tôi có cảm giác là mình bắt đầu bước đi theo bước chân của ai đó. Cho đến tận cuối đời, tôi không hề hối tiếc về lời “vâng” đó. Tôi không nghĩ là các Nhóm Mân Côi lại ra đời từ ngày đó. Tôi còn được khích lệ rằng trong một chuỗi sự kiện này, không chỉ có những biến cố khác mà còn có một sự giải thích quý giá đối với các Nhóm Mân Côi: Các Nhóm Mân Côi không phải tách biệt xa rời khỏi những gì Thiên Chúa đã nối kết sâu xa vào trong trái tim của những người sáng lập ra chúng, và hơn thế nữa, vào trong đời sống gương mẫu của chị Pauline Jaricot.

Trong các Nhóm Mân Côi, một sự sùng kính và dâng hiến thực sự cho Đức Maria phải được theo sát không chỉ bằng một hấp dẫn sống động đối với người nghèo khổ nhất nhưng còn bằng một khao khát xây dựng một xã hội nhân bản hơn, huynh đệ hơn, và bằng sức mạnh của những sự việc, ưu tiên hơn hướng về Thiên Chúa là Đấng phát sinh ra mọi Tình yêu.”

2. Không chờ đợi nhưng là cơ may

2.1. Nguyên tắc Tin Mừng: hướng đến người nghèo

Không chờ đợi nhưng là cơ may, việc tông đồ Kinh Mân Côi cho phép cha Eyquem hết lòng lưu tâm đến những người nghèo khổ nhất, bé nhỏ nhất và cho những ai dù nam hay nữ có thể nghĩ tới điều ác mà Tin Mừng hoặc lời cầu nguyện đã không được thực hiện cho nó, hoặc không còn có thể giúp sự ác được.

Cha nhớ lại vào ngày 26-4-1960:

“Chính lúc đó, tôi đã giải quyết là phải áp dụng vào Kinh Mân Côi nguyên tắc Tin Mừng lớn lao luôn luôn có tính khả thi, tôi đã bị khuất phục về điều đó và tôi biết điều đó qua kinh nghiệm, là phải ra khỏi mọi sự bế tắc không lối thoát: đi đến với người nghèo khổ nhất, đến với họ là những người đang thiếu thốn nhất, và tất cả được quan niệm, tất cả được tổ chức là vì người nghèo.” Nhưng phải làm như thế nào?

2.2. Nghĩ tới những người đã có đức tin

“Trong viễn tượng của Kinh Mân Côi, người nghèo khổ nhất, chính là người còn có một chút đức tin, nhưng lại không còn có đủ sức sống để thực hành đức tin, để cầu nguyện và để lưu tâm đến Tin Mừng được chứa đựng đầy đủ và trọn vẹn trước hết trong con người của Chúa Giêsu Kitô. Bên cạnh người nghèo này, còn có người không còn đức tin nữa hoặc chưa bao giờ có đức tin. Những người đó không hoàn toàn nằm ngoài tầm nhắm của Kinh Mân Côi. Nhưng để đạt được điều đó, cần nghĩ đến những người có đức tin trước đã. Đó sẽ là mục tiêu của giai đoạn sau này”.

Mối ưu tư dấn thân vào tông đồ Kinh Mân Côi, chọn lựa đi đến với người nghèo khổ nhất trở lại với việc làm đơn giản hoá bước tiếp cận với cách cầu nguyện cho những ai không còn cầu nguyện nữa, hoặc rất ít khi cầu nguyện. Bởi vì, những người này, nếu không tham gia vào các Nhóm Mân Côi, có thể sẽ không biết cầu nguyện.

2.3. Một nền phụng vụ trong tầm tay

Giúp những người nghèo về đức tin, nhờ vào những người có đức tin sống động hơn, là một chuyện, nhưng còn phải mang lại một thực tại cụ thể cho tất cả điều đó...

“Làm thế nào để áp dụng nguyên tắc này vào Kinh Mân Côi? Đó là vấn đề mà tôi đã từng đặt ra. Quan tâm để ý tới lời mời gọi của Giáo Hội, tôi ý thức rõ ràng hơn rằng Kinh Mân Côi không chỉ là một lời cầu nguyện, nhưng còn là lương thực nuôi dưỡng đức tin, và rằng Kinh Mân Côi phải được dành cho tất cả mọi người.

Nếu đúng như vậy - thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa - phải đưa thứ lương thực này tới tầm tay của mọi người, của những ai đặc biệt không còn đức tin nữa. Điều đó có ích cho việc làm cháy sáng lại những bấc đèn đang còn cháy, nhưng đã không còn sáng nữa. Thực tế, hình như Kinh Mân Côi được coi như là một nền phụng vụ, một nền phụng vụ trong tầm tay của mọi người, ai cũng có thể thực hiện được. Một cộng đoàn nhỏ cầu nguyện là một cộng đoàn đang đi kiếm tìm một mối dây liên lạc với Chúa Kitô.

Chính vào thời gian đó mà tôi biết đến công trình của chị Pauline Jaricot, công trình của thế kỷ XIX: người phụ nữ nổi danh này đã thành lập Hội Kinh Mân Côi Sống (1826) và Hội quảng bá đức tin (le Rosaire Vivant et la Propagation de la Foi), là người không sợ thời đại, dám dấn thân hết sức mình (và không để mất cơ hội đó) vào việc thành lập một tổ chức mà ở đó con người bảo tồn giá trị của con người. Tôi cũng có một cơ may không đáng giá lắm vào thời gian đó, tất cả mọi sự chỉ là mầm mống để được hiểu biết và hỗ trợ bởi tổng giám mục Toulouse, đức tổng Gabriel-Marie Garrone” (Le Rosaire dans la Pastorale, tháng 1-1971).

Quyết định cuối cùng về sự ủng hộ của đức tổng giám mục là một điều rất quan trọng. Lòng trắc ẩn của Chúa Kitô đối với người nghèo tiếp tục được Giáo Hội theo đuổi.

Còn tiếp...

F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
In ngày: 30/10/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print