Print  
Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (8)
Bản tin ngày: 12/10/2011   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo

Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi

Bài 8: Trong Giáo Hội

1. Như Thánh Đa Minh...

Cha Eyquem luôn tiếp tục theo đuổi những nỗ lực tông đồ trong mối liên lạc với Giáo Hội, thường là qua Giáo Hội hoặc hiệp thông với Giáo Hội. Điều đó minh chứng cho sự trung thành của cha với một cam kết nền tảng của Thánh Đa Minh: từ rất sớm người ta đánh giá cao là một người giảng thuyết ân sủng (praedicator gratiae), họ nhấn mạnh rằng thánh nhân đã đón nhận ân sủng giảng thuyết và thánh nhân đã giảng ân sủng của Chúa, bản dịch luôn luôn nói rằng Thánh Đa Minh đã thực thi công việc đó trong lòng Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội (in medio Ecclesiae)!

Người con thiêng liêng của Thánh Đa Minh, tu sĩ Joseph cũng đã giảng Tin Mừng như thế, khi mang mối bận tâm này đối với Dòng Anh em Giảng thuyết là dòng đã trình bày mối quan tâm của mình đối với Các Nhóm Kinh Mân Côi.

2. Mối dây liên lạc giữa Các Nhóm Kinh Mân Côi và Giáo Hội

2.1. Sự chấp thuận của Đức Tổng Giám mục Gabriel-M. Garrone và của Đức Tổng Giám mục Emile Puech

Một cách cụ thể, sự chấp thuận của Đức Tổng Giám mục Gabriel-M. Garrone và sự ủng hộ của Đức Tổng Giám mục Emile Puech (lúc đó là Giám mục Carcassone) luôn luôn quan trọng đối với Cha Eyquem và trong nhiều trường hợp.

Người ta nhận thấy điều đó trong lời mời Đức Tổng Giám mục Garrone viết: “Lời nói đầu về sự xuất hiện Kinh Mân Côi vào năm 1957: Kinh Mân Côi phục vụ Giáo Hội đang trong tình trạng truyền giáo. Lời đề tựa của Đức Tổng Giám mục gây ngạc nhiên rất lớn!

“Tác phẩm nhỏ này không phải là bình thường. Đây không phải là một cuốn sách về lòng đạo đức. Đây là một công cụ hành động. Tôi rất muốn người ta mở sách này ra mà đọc. Người mục tử chăm sóc linh hồn người ta, khi xem những trang sách ngắn ngọn và sáng sủa này, lại không cảm thấy nhiệt tâm và sốt sắng, được đánh động trong tâm khảm và bỗng thấm nhuần bằng một niềm hy vọng lớn lao ư?

Nếu lời của Giáo Hội không trở nên vô ích, liệu người ta có chống lại dấu chứng về một lời kêu mời của Thiên Chúa thông qua những lời mời gọi thôi thúc, tái lên đường và tiếp tục này của các đức giáo hoàng?

Bởi vì lời kêu mời này là một lời hứa. Một lời hứa được mang đến nơi sâu thẳm và bí nhiệm nhất của mối ưu tư mục vụ. Vâng, như Giáo Hội nói, có thể đạt được khởi đi từ lời cầu nguyện táo bạo, từ lời cầu nguyện nơi đám đông dân chúng. Vâng, có thể làm linh hoạt trong toàn bộ sâu thẳm tâm hồn của những trái tim đã ngủ mê mà ân sủng tác động đến tâm hồn u mê của chúng ta qua kinh “Kính Mừng Maria” mà họ đã từ chối đi trên con đường của Chúa Cha là Đấng sẽ cứu họ.

Vâng có thể sẽ đạt được rằng những con người, rất nhiều người, liên hệ với các mầu nhiệm cứu độ: tâm hồn họ đã sẵn sàng đón nhận các mầu nhiệm cứu độ ấy hiệp thông đơn giản và thánh thiện với Đức Mẹ là đấng đã sống các mầu nhiệm ấy một cách trọn vẹn, chính Mẹ là người đầu tiên trong tất cả mọi người sống các mầu nhiệm cứu độ bằng một tình mẫu tử tuyệt vời. Kinh Mân Côi Sống, nhà giáo dục cầu nguyện và đức tin cho đám đông dân chúng, một công cụ giáo dục trong tay của người linh mục.

Đức Mẹ Mân Côi, xin phù hộ tất cả mọi người, mục tử và người tín hữu, để họ đạt đến ân sủng là không hiểu sai lầm về ân sủng này!”

2.2. Giáo Hội đối với tôi, trước hết chính là vị giám mục của tôi

Trong bức thư đề ngày 3-11-1958, Cha Eyquem nói về cuộc sống cụ thể của con cái trong Giáo Hội, cuộc sống của Giáo Hội, và chính xác Giáo Hội của Đức Tổng Giám mục Garrone:

“Đức Tổng đã không ngừng khuyến khích con trên con đường mở rộng qua Kinh Mân Côi Sống, hoàn toàn đã được canh tân. Con đã ghi dấu những dòng quan trọng trong Kinh Mân Côi phục vụ một Giáo Hội đang trên đường truyền giáo. Ngày hôm nay (tức là một năm sau đó), con vui mừng khi đệ trình việc thực hành cụ thể những nguyên tắc đã được công bố để đức tổng phê chuẩn. Giai đoạn mới này có thể sẽ kích động những sự mâu thuẫn nơi này hoặc nơi kia. Thực vậy, điều mà con sợ hơn tất cả mọi sự khác, đó sẽ là việc đưa con ra xa khỏi Giáo Hội. Giáo Hội đối với con, trước tiên đó là vị giám mục của con. Chính vì lý do đó, con xin đệ trình lên đức cha với lòng khiêm tốn thẳm sâu những dự án mới này”.

Ngoài ý hướng và mong muốn ra, việc chấp thuận của giáo quyền là rất quan trọng: “Giáo Hội đối với tôi, trước hết chính là vị giám mục của tôi”; người ta đã không biết những lời này là của Thánh Inhaxiô Antiôchia hoặc của một tông phụ khác!

3. Mối liên hệ giữa Giáo Hội và việc cầu nguyện tại nhà riêng

Trong một hội nghị diễn ra vào tháng 4-1960, Cha Eyquem nhấn mạnh đến điều đang xảy ra trong suy nghĩ của cha. Chúng ta nhận thức trong hội nghị này căn tính và nguồn gốc của những nhóm truyền giáo này.

“Vào tháng 12-1958, chúng ta đã chuyển sang một giai đoạn thứ hai, khá hấp dẫn: giai đoạn họp mặt cầu nguyện, nguyên tắc của việc loan báo Tin Mừng. Trước khi đưa ra ý tưởng về điều này, tôi cảm thấy có nhu cầu là cần phải đệ trình toàn bộ dự án của tôi cho Đức Tổng Giám mục Toulouse, Đức Tổng Garrone là người đang giữ vị trí quan trọng trong Hội đồng Giám mục Pháp. Vì vậy, nói về sáng kiến quá táo bạo, đừng nại đến sự quen biết thân thiết của tôi, và nguy cơ của sáng kiến ấy là có thật.

Ít lâu sau đó khoảng chừng một năm, vào tháng 2 (1960), tôi quay trở về gặp Đức Tổng Garrone để trình lên ngài toàn bộ hồ sơ, và đặc biệt là tuyển tập trọn bộ “Courrier des Chefs de Quinzaines”, trong đó chúng ta biết mục đích của chúng là làm sinh động cuộc họp mặt (Courrier này sẽ trở thành “le Rosaire en Equipe”).

Sau khi nghiên cứu cẩn thận, Đức Tổng Giám mục trao lại cho tôi toàn bộ với sự chấp thuận của ngài. Dựa trên những gì ngài yêu cầu, tôi đã soạn lại một khảo cứu ngắn gọn về phương pháp đã xuất hiện trong tuần lễ tôn giáo Toulouse vào ngày 13-3 sau đó, đồng thời một vị đặc trách Kinh Mân Côi Sống ở cấp giáo phận đã được bổ nhiệm.

4. Cuộc hành hương Rôma lần II

4.1. Một cuộc bộ hành

Nhằm tái bày tỏ lòng trung thành của mình đối với Giáo Hội và lòng biết ơn đối với Đức Tổng Giám mục Garrone nhân dịp hành hương Rôma lần II của Các nhóm Kinh Mân Côi. Thư ngày 4-7-1984 viết:

“Chúng con mong muốn rằng Đức Tổng sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế. (...) Các Nhóm Kinh Mân Côi biết ơn đức tổng rất nhiều. Con thường nói điều đó. Chính vì lý do đó, con rất đỗi vui mừng thấy rằng những vị đặc trách hiện thời ao ước và rất mong muốn đức tổng có mặt”.

Dù đã được nghe rõ, những bước chân bộ hành này không thể thay thế cho lời của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã được gửi tới cho các Nhóm Kinh Mân Côi mà chúng ta đã cho xuất bản - tiếp theo lời bình luận mà vị tuyên uý toàn quốc Pháp đã loan đi, tu sĩ P. Leblanc. Với cuộc bộ hành này, các thành viên của các Nhóm Kinh Mân Côi vẫn còn thấy thúc bách là phải làm cho nhớ lại ân sủng đã được mời gọi ngay giữa trong một Nhóm... Hiệp thông với nguồn sống đức tin, đó là điều mà người ta khám phá ra khi hiệp thông với chứng tích của các thánh tông đồ như khách hành hương ở Rôma.

Những ngày tháng của các năm 1967, 1971 và 1984 rất có ý nghĩa: Việc nhớ lại biến cố diễn ra vào tháng 7-1967 qua Hội đồng Giám mục Pháp và những bài diễn văn của Đức Giáo hoàng Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II trong những dịp hành hương Rôma chứng minh cho sự gắn bó với Giáo Hội.

4.2. Gặp lại Đức Tổng Giám mục Toulouse của những năm ‘57-58’

Trong cùng một tinh thần, chúng ta có thể nghĩ tới bức thư được gửi tới cho đức tổng trước đây vào tháng 4-1971. Bức thư liên kết tinh thần yêu mến Giáo Hội của cá nhân Cha Eyquem với sự gắn bó mật thiết mang tính cộng đoàn của các Nhóm Kinh Mân Côi đối với Giáo Hội:

“Thưa Đức Hồng y, thời điểm mà các Nhóm Kinh Mân Côi sẽ có mặt hành hương tại Rôma đã tới gần. Đối với chúng con, đó là một viễn tượng mang lại niềm vui lớn lao cho chúng con và cũng làm cho chúng con cảm động, bởi vì chính tại Rôma có vị đại diện của Chúa Kitô. Và chính nhờ phúc lành của Chúa mà chúng con tìm đến với ngài.

Nhưng tại Rôma, cũng có đức hồng y. Con không thể quên được rằng từ những ngày khai sinh của các Nhóm Kinh Mân Côi, Đức Hồng y là người hiểu rõ và cổ vũ các Nhóm Kinh Mân Côi. Nhờ thế, con đã được quyết định là phải vượt qua biết bao nhiêu trở ngại. Con đã phải cương quyết để tiếp tục duy trì công trình đang dở dang này. Tuy nhiên, con tin là trái tim con đã bị tan nát nếu con gặp sự phản đối của Đức Tổng Giám mục giáo phận của con. Rồi từ đó, phong trào đã tìm thấy sự quân bình và đã phát triển mạnh mẽ dưới sự thúc đẩy đầy quyết tâm của bà Couvreur”.

Tôi cũng xin trích dẫn ra đây một số dòng trong bức thư đề ngày 9-2-1966:

“Kinh Mân Côi Sống (ngày nay là các Nhóm Kinh Mân Côi) mắc nợ Đức Hồng y rất nhiều. Nếu con không tìm thấy nơi Đức Hồng y một sự hiểu biết sâu rộng, một sự hỗ trợ lâu dài, thì con đã giải thích Kinh Mân Côi như là một dấu chỉ mà sự cố gắng thành công không có giá trị gì cho những vất vả đã theo đuổi lâu nay. Nhưng ngược lại may là Đức Hồng y đã thôi thúc con suy nghĩ”.

Còn tiếp...

F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
In ngày: 23/11/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print