Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân
Côi
Bài 9: Trong mối dây liên lạc
với Dòng Anh em Giảng thuyết
1. Một mối dây đáng ước mong
1.1. Ngay từ tháng 7-1959, Hội nghị Quốc tế
Đa Minh về Kinh Mân Côi
Giữa các
Nhóm Kinh Mân Côi và Dòng Anh em Giảng thuyết (anh em Đa Minh) có một mối dây
rất tốt đẹp. Vào năm 1959, có những câu viết rất rõ ràng:
“Mục đích
của tôi là sẵn sàng phục vụ Dòng, và qua Dòng, từ Giáo Hội, một tinh hoa của
những Trưởng Nhóm Mười Lăm Người (Chefs de Quinzaines) thuộc về tất cả mọi nơi
và tất cả mọi cơ chế, một tinh hoa sẽ tham gia vào sứ vụ của Dòng Anh em Giảng
thuyết: công bố Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Hội thảo, Hội nghị Quốc tế lần
II của các vị Cổ vũ Kinh Mân Côi, Toulouse, 05/09/1959).
1.2. Như một nhánh cây kinh Mân Côi
Một mối dây
sống động vì thế được mong muốn và được tổ chức. Điều đó còn được trình bày
trong thư đề ngày 11-1-1974:
“Tôi đã
quan niệm các Nhóm Kinh Mân Côi như là một nhánh cây của Kinh Mân Côi. Nhánh
cây này sẽ chết nếu nó hoàn toàn tách ra khỏi thân cây. Tôi đã thấy trong Các
Nhóm Kinh Mân Côi một sự tham gia tích cực và hữu hiệu vào sứ vụ của Dòng Đa
Minh. Các Nhóm Kinh Mân Côi sẽ suy yếu nếu sự tham gia này trở thành viễn vông,
mù mờ.
2. Quyết định
2.1. Dòng Đa Minh đã nhận trách nhiệm cổ vũ
Kinh Mân Côi từ chính Giáo Hội
Ngày 28-3-1974,
Cha Eyquem viết: “Thật là cần thiết để thấy rõ ràng khi phải nhớ lại rằng Dòng
Đa Minh đã nhận sứ vụ cổ vũ kinh Mân Côi từ Giáo Hội một cách đặc biệt và phải
đảm bảo đời sống và sự tăng trưởng trong toàn Giáo Hội với tước vị đặc biệt
này. Dòng thánh Đa Minh nhận sứ vụ này từ những phận vụ trổi vượt mà Dòng đã
làm trải qua nhiều thế kỷ, cụ thể là trong lĩnh vực Kinh Mân Côi cho toàn Giáo
Hội.
Chính Dòng
đã làm cho Kinh Mân Côi trở thành một việc tôn sùng Đức Mẹ trong cả Giáo Hội
hoàn vũ. Chính Dòng đã mang lại cho Kinh Mân Côi một căn tính thần học rất nổi
bật cho phép khẳng định Kinh Mân Côi như là bản tóm lược Tin Mừng. Đó cũng là
khẳng định mà Đức Phaolô VI đã đưa ra vào ngày 2-2-1974 trong một văn kiện rất
quan trọng về sự sùng kính dành cho Đức Maria (x. Tông thư Marialis Cultus, 2-2-1974).
Đối với
Dòng Đa Minh không thể có sự chọn lựa là từ bỏ sứ vụ cổ vũ kinh Mân Côi mà vẫn
còn trung thành với ơn gọi riêng của mình. (...) Hoặc để chu toàn sứ vụ này,
Dòng đã xây dựng một cơ cấu tổ chức, đặc biệt là tại Pháp. Và chính tổ chức
này, có các vị điều hành Kinh Mân Côi có trách nhiệm điều phối. Trách nhiệm này
đã được trao cho họ với sự vâng phục. Đối với họ, chu toàn trách nhiệm tức là
trả lời một mệnh lệnh quan trọng cho bổn phận theo chức vụ của mình. Cuối cùng,
chắc chắn là chính họ cần đổi mới phương pháp của mình. Nhưng ai không có bổn
phận giống như thế đối với chính mình? (...) Người ta đọc ra rằng các Nhóm Kinh
Mân Côi không thể được quan niệm như xa lạ đối với Dòng của Thánh Đa Minh.
Không có tính hai mặt! Và ngược lại, các vị điều phối Kinh Mân Côi - những tu
sĩ Đa Minh - phải ý thức về điều đó. Người ta không thể giới thiểu các Nhóm Kinh
Mân Côi như là mùa xuân của kinh Mân Côi, và người ta không thể đặt những ai có
trách nhiệm chính thức cổ vụ kinh Mân Côi từ lâu nằm ngoài tương lai này và
ngoài mùa xuân này. Chính tôi cũng là một vị đặc trách cổ vũ kinh Mân Côi. Và
để trung thành với ơn gọi của mình, tôi đã thành lập nên các Nhóm Kinh Mân Côi
và tôi muốn trao cho người giáo dân những trách nhiệm lớn lao như thế”.
2.2.
Các Nhóm Kinh Mân Côi trong mối dây yêu thương với Dòng, thậm chí là vì những
người tín hữu giáo dân
Ngày 2-11-1973,
Cha Eyquem đã nói: “Điều đang cần quan tâm, đó là mối dây thắm thiết giữa các
Nhóm Kinh Mân Côi và Dòng của Thánh Đa Minh. Tôi luôn luôn khẳng định một cách
rõ ràng rằng khi thành lập các Nhóm Kinh Mân Côi, tôi đã muốn mời gọi người
giáo dân tham gia vào sứ vụ của Dòng. Đối với tôi, chưa bao giờ là vấn đề cần
hiểu ngược lại: tức là người tu sĩ Đa Minh và một cách cẩn thận biết bao phải
tham gia vào sự vụ của người giáo dân, trong một chừng mực người giáo dấn rất
muốn như thế”.
3. Làm sáng tỏ cuộc khủng hoảng năm
1974-1975
Những khó
khăn đã thức tỉnh các Nhóm Kinh Mân Côi từ năm 1974 đến năm 1975. Những khó
khăn đó nhắm vào tính chất mãnh liệt giữa các Nhóm và Dòng Anh em Giảng thuyết.
Vào tháng 3-1974,
Cha Eyquem uỷ thác: “Đó không phải là một vấn đề sơ sài, cũng không phải là một
vấn đề éo le. Về phần tôi, tôi tin điều đó, nó khởi đi từ cùng một ý tưởng mà
người ta có thể tự làm cho Giáo Hội thay đổi bằng những đặc sủng do Chúa Thánh Thần
đã ban cho trải qua các thế kỷ trong Giáo Hội, bằng những nguồn nước sự sống
thường tồn này nếu các tín hữu còn trung thành với ơn gọi của họ, các dòng tu
nói chung và đặc biệt là biết bao con người có thể hiểu là có một sứ vụ nền
tảng, được Giáo Hội biết đến hoặc cổ vũ. Tôi tin điều đó, nó khởi đi từ một
nhận thức chắc chắn về các mối tương quan giữa người giáo dân và linh mục”. Vào
năm 1976, Cha nhắc lại mối ưu tư này: “Tầm quan trọng của Kinh Mân Côi xét như
lương thực nuôi dưỡng đức tin và phương tiện truyền giáo trong đời sống của
Phong trào làm chứng bằng một mối dây mật thiết giữa các Nhóm Kinh Mân Côi và
Dòng Anh em Giảng thuyết, là Dòng đã sản sinh ra chúng vào năm 1955, và vào
ngày 2-11-1972 đã chính thức chấp nhận các Nhóm Kinh Mân Côi (Thư của Bề trên
Tổng quyền Aniceto Fernandez). Thực vậy, kinh Mân Côi không chỉ là một cách
thức cầu nguyện truyền thống trong Dòng Đa Minh, mà còn là một hình thức giảng
thuyết trong lịch sử của Dòng. Đó là một học thuyết đức tin được đề nghệ dưới
góc cạnh của việc Đức Maria tham dự vào mầu nhiệm của Chúa Kitô và của Giáo Hội
(Hiến pháp Dòng Đa Minh). Chính vì thế, con cái của Thánh Đa Minh được giao
trọng trách qua truyền thống giữ gìn và quảng bá một lối sùng kính cũng mang
lại ơn ích cứu độ (ĐGH Phaolô VI, Marialis Cultus, số 43). Vì thế, các Nhóm Kinh Mân Côi rất mong
muốn có một lối tông đồ giáo dân mang tính cách Đa Minh (sự quyết định: không
đề cập rõ ràng tới một cách thông dự vào ơn gọi của người giáo dân đã tồn tại,
cũng không đề cập tới một dòng ba, nhưng là đề cập tới một mối dây liên hệ).
Các Nhóm Kinh Mân Côi mong đợi từ Dòng sự vững chắc trong đức tin, sự mạnh mẽ
thiêng liêng và một cái đà tiến cho công việc tông đồ.
“Để đảm bảo
mối dây với Dòng Đa Minh, vị tuyên uý toàn quốc chiếu theo luật là một tu sĩ Đa
Minh. Trong mức độ có thể, các vị tuyên uý cấp vùng cũng là tu sĩ Đa Minh”
(Hiến chương năm 1976, số 4).
Chúng ta
hãy để ý tới cách trình bày này: Được liên kết mật thiết với Dòng Anh em Giảng
thuyết (số 5).
4. Một hình thức giảng thuyết trong lịch sử
Dòng
Ngày 22-3-1976,
tất cả những yếu tố này đã được nhắc lại: “Vì thế, các Nhóm Kinh Mân Côi không
phải là thấp kém từ phía Giáo Hội, bởi vì chúng khẳng định mạnh mẽ mối dây hiệp
nhất thâm sâu của chúng với Dòng của Thánh Đa Minh. Mặt khác, các Nhóm Kinh Mân
Côi không hề từ chối sự tự trị cần thiết và cũng không coi các yếu kém của thế
giới như là ơn gọi của người giáo dân Đa Minh. Vì thế, điều hấp dẫn các Nhóm
không phải là việc thuộc về một gia đình tu trì, nhưng đó là cách thức mà gia đình
này phục vụ Giáo Hội và những ân huệ của Chúa Thánh Thần mà gia đình này đã đón
nhận để phục vụ Giáo Hội. Sự kiện mà các Nhóm Kinh Mân Côi đã được một tu sĩ Đa
Minh thành lập, vì vậy không phải là lý do của việc chúng liên kết với Dòng của
Thánh Đa Minh.
Lý do này,
như tôi vừa nói, là phải đi tìm trong ước mong rõ ràng được thôi thúc là phải
tham gia vào đoàn sủng riêng của một nguồn nước sự sống mà Chúa Thánh Thần đã
làm vọt lên trong Giáo Hội, qua hơn 7 thế kỷ, và bây giờ thì lại cần thiết hơn
bao giờ hết.
Từ đó, chúng
ta nhận thấy một điều là các Nhóm Kinh Mân Côi không bị lối kéo giữa một bên là
vị giám mục và bên kia là Dòng Anh em Giảng thuyết. Các Nhóm Kinh Mân Côi tất
cả và trên hết là phải phục dịch các giám mục như thế nào - bao gồm cả mục đích
và phương tiện của mình - thì cũng phục dịch Dòng như thế trong mối dây hiệp
nhất với Dòng Anh em Giảng thuyết.
Bởi vì các
Nhóm Kinh Mân Côi nhận được từ chính Dòng một bằng chứng làm cho chúng dễ dàng
và phù hợp hơn với việc phục vụ Giáo Hội tốt hơn và vì thế cũng phục vụ Dòng
tốt hơn.
Các Nhóm
Kinh Mân Côi được mô tả như là vinh quang đến để làm cho Dòng rạng ngời vẻ vang
nhân danh việc tông đồ của người giáo dân.
Còn tiếp...