Print  
Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (10)
Bản tin ngày: 14/10/2011   Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo

Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi

Bài 10: Tin tưởng vào việc tông đồ của người giáo dân

1. Một nét đặc biệt vào năm 1958

Đức tin vào ơn gọi tông đồ của người tín hữu giáo dân có thể đối với chúng ta vẫn còn là một điều dễ dàng thấy cần được vượt qua bằng những lời bình luận. Tuy nhiên, niềm xác tín này, và nhất là việc bắt đầu thực hiện cụ thể trong đời sống của Giáo Hội, không khởi đi từ chính Giáo Hội vào năm 1950. Chẳng hạn vào ngày 3-11-1958, bức thư của Cha Eyquem đã được gửi tới Giáo quyền, Đức Tổng Giám mục Gabriel Garrone, minh chứng cho sự khó khăn này. Bằng chứng về khó khăn mà các Nhóm Kinh Mân Côi gặp phải được thấy nơi các tu sĩ Đa Minh, những vị đặc trách vùng về tông đồ kinh Mân Côi.

2. Người giáo dân nhận trách nhiệm, một việc xoá bỏ của Cha Eyquem

Vì vậy, khi nói về cách cầu nguyện tại nhà riêng nơi người giáo dân, ở bên lề bức thư được gửi tới cho Đức Tổng Giám mục Garrone vào tháng 3-1989, chúng ta đọc thấy lời ghi chú như sau:

“Với cách cầu nguyện chung tại nhà riêng, nên nói về ‘việc thực hành cụ thể những nguyên tắc đã công bố trong bản tóm lược. Tại sao lại nghi ngờ những mặt mâu thuẫn? Bởi vì gặp nhau giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau để cùng cầu nguyện tại tư gia lúc nhà này lúc nhà kia mà không có sự hiện diện của một vị tuyên uý thì là một điều không bình thường! Ngay từ đầu, trên thực tế, người giáo dân đã được đưa vào tình trạng chịu trách nhiệm rồi. Tuy nhiên, họ duy trì mối dây liên lạc cơ cấu với cha quản xứ của họ (hoặc với linh mục được bổ nhiệm) qua trung gian của các buổi họp mặt các vị đặc trách.

Sự kiện yêu cầu một vị nữ đặc trách toàn vùng gần đây phải đích thân trình dự án cho vị tổng giám mục cũng là sự kiện kiểu mẫu về những nhiệm vụ do người giáo dân đảm nhận. Từ sự kiện đó, đối với vị điều hành kinh Mân Côi, việc tạo nên một cơ cấu phẩm trật mang tính giáo dân kéo theo một sự xoá bỏ nào đó. (...) Sự xoá bỏ này không phải là một sự rút lui thuần tuý và đơn giản cho đến nay. Xa hơn. Phải ủng hộ, cố vấn, bảo vệ, đấu tranh... và cung cấp tài chính. (...) Đối với điều liên quan đến tôi, tôi phải đảm bảo thường xuyên một sự hỗ trợ lâu dài cho giải pháp của việc mở rộng các Nhóm Kinh Mân Côi. Đó là lý do tại sao tôi đã phải nói với Hội nghị Quốc gia các Nhóm Kinh Mân Côi đã diễn ra tại Paris ngày 9-4-1972: “Khi mong muốn một cách thực lòng một phong trào của người giáo dân được sinh ra, tôi đã hiểu ra rằng đã phải tự mờ đi để cho người giáo dân làm việc... Tôi bị thuyết phục rằng Mầu nhiệm Nazareth phải được sống để cho mầu nhiệm về Hiện Xuống có thể lớn lên. Cùng một Chúa hiện diện trong mầu nhiệm này và trong mầu nhiệm kia”.

Ngày hôm nay, tôi vui mừng có thể đi đến với điểm khởi đầu của đoạn trích dẫn: Đối với tôi có một niềm vui là nói điều đó ở đây một cách công khai: Mầu nhiệm Nazareth này đã làm cho tôi gặp rất nhiều thuận lợi qua chính vị thư ký là người cũng được đưa vào những cách nhìn này, làm việc trong cùng một tinh thần và vì cùng một mục đích”.

3. Người giáo dân và tác vụ Lời, trường hợp cầu nguyện chung

Tác vụ của người giáo dân vừa ở trong sự phục vụ Lời làm nên các tông đồ và vừa ở trong lời cầu nguyện thuộc về sứ tác vụ này. Bên lề bức thư đề ngày 27-11-1955 được gửi tới cho Cha Baron, được viết vào ngày 28-3-1989: “Chúng ta hãy lưu ý tới điểm này, đối với tôi điểm này ngay từ đầu rất quan trọng: Đó sẽ là vinh quang của Dòng Đa Minh đã làm cho sự tăng triển này nghiêng về phía người giáo dân trong những giới hạn cụ thể, chính xác, truyền thống (mầu nhiệm cứu độ như nó được trình bày cho chúng ta trong kinh Mân Côi), của tác vụ Lời.

Các Nhóm Kinh Mân Côi thực sự là một phong trào loan báo Tin Mừng, một cuộc tham gia đích thực vào đoàn sủng của Dòng. Việc cầu nguyện chung với nhau chắc chắn là một hình thức cầu nguyện được ưu tiên và là dịp đáng có của tác vụ Lời, nhưng lối cầu nguyện chung đó không đào sâu những tiềm năng tông đồ của các Nhóm Kinh Mân Côi, bởi vì công việc tông đồ này đã được tìm thấy trước việc thiết lập lối cầu nguyện chung vào tháng 11-1958.

Tuy niên, nói về công việc tông đồ cho dâng chúng có địa vị cao, thì tôi có thể nói: đối với đa số dân chúng, các tông đồ phải xuất phát từ phẩm trật và... thuộc về cấp độ của mình! Đó là lý do tại sao, trong lịch sử của Phong trào, sự lỏng lẻo về mối liên hệ hiệp nhất giữa các Nhóm Kinh Mân Côi với Dòng Anh em Giảng thuyết đã được tôi coi như một sự sửa đổi quan trọng về bản chất của các Nhóm Kinh Mân Côi, một sự sửa đổi dễ gây tổn thương mang lại cho họ một thành kiến trầm trọng”.

Các Nhóm có bản chất truyền giáo. Những Nhóm này thực hiện sứ vụ truyền giáo qua lời cầu nguyện của người giáo dân tại tư gia.

4. “Trường cầu nguyện” mang tính cộng đoàn và tại tư gia từ năm 1958

Đề cập đến việc thiết lập “những trường cầu nguyện” tập thể và tư gia, có một sự mới mẻ táo bạo vào năm 1958:

“Điều làm nên đặc trưng của giai đoạn mới này, đó là tầm quan trọng được dành cho vai trò người giáo dân. Chúng tôi được định hướng thiên về người nghèo khổ nhất; để tiếp cận với họ và để giúp đỡ họ, chúng tôi đã khám phá ra sự cần thiết là phải thiết lập cộng đoàn cầu nguyện. Bây giờ, chúng tôi cảm thấy là cần phải củng cố sự gắn kết của cộng đoàn này và phải biến cộng đoàn này thành một công cụ hiệu quả của công cuộc loan báo Tin Mừng.

Vì thế, chúng tôi được hướng dẫn mang lại cho người giáo dân một lối trình bày có thể nhìn thấy được: cuộc họp mặt cầu nguyện hằng tháng, và để vẫn trung thành với hoàn cảnh truyền giáo của chúng tôi, và để bắt đầu lại việc hướng dẫn cuộc họp cầu nguyện - dưới sự điều động của hàng giáo sĩ - giữa những bàn tay của chính người giáo dân.

Điều chúng tôi mong muốn, đó là mở ra dần dần khắp mọi nơi, trong tất cả mọi nơi chốn “những trường cầu nguyện”, những trường mà ở đó người ta học cầu nguyện khi cầu xin và ở đó người ta cũng truyền đạt việc giáo dục đức tin. “Những trường” mà sự tồn tại của chúng chính là một bằng chứng tập thể về đức tin.

Những cuộc họp mặt cầu nguyện diễn ra tại nhà riêng, trong một căn phòng ở đâu cũng được. Điều căn bản là không ai cảm thấy khó chịu (người ta có cùng công thức này trong việc cầu nguyện cùng Đức Maria theo cách của Cha Eyquem) và người giáo dân có thể dùng lời nói trong một bầu khí không bình thường.

Cha sở không tham gia cuộc họp, và nếu không có phép của ngài thì cuộc họp không thể diễn ra, trừ trường hợp thật đặc biệt. Các cuộc họp luôn luôn tuỳ ý, thậm chí là đối với các thành viên của Nhóm Mười Lăm. Ngược lại, các cuộc họp cũng mở ra cho tất cả mọi người đến tham dự, thậm chí là cho những ai không muốn cam kết gia nhập vào Hội Mân Côi Sống”.

5. Lời cầu nguyện của người giáo dân và giá trị sư phạm của lời cầu nguyện ấy

5.1. Như một dấu nối kết xã hội và phụng vụ

Vị trí lời cầu nguyện của người giáo dân có một giá trị mang tính sư phạm. Những quyết định vào tháng 1-1971 (Le Rosaire dans la Pastorale) cũng cho biết như thế:

“Lời cầu nguyện chung với nhau của các Nhóm Kinh Mân Côi ngầm giải thích rằng 3 người giáo dân đọc một bản văn luôn theo thời khắc phụng vụ của Giáo Hội. Vì vậy, những thành viên của một nhóm được giáo dục để nắm rõ hơn ý nghĩa của phụng vụ. Và nếu họ dần dần có thói quen tham gia một cách tích cực vào việc cử hành phụng vụ trong một khuôn khổ gắn bó với nhau. “Nền phụng vụ nơi tầm tay” này mở rộng ra cho mọi người, được thực hiện trong một ngôn ngữ đơn giản và dễ tiếp nhận, hình như đối với chúng ta là một “cuộc chạy tiếp sức” chuẩn bị giác quan cho Phụng vụ Thánh Thể.

5.2. Một địa điểm chấn vấn trong đức tin

Nếu tất cả mọi người cũng đi đến với những người khác để cầu nguyện và để tín thác vào nhau, những câu hỏi sẽ được đặt ra, nhất là những câu hỏi có thể chất vấn Thiên Chúa... Mỗi người có những câu hỏi đặt ra cho Thiên Chúa. Làm sao những câu hỏi đó nảy sinh ra giữa chúng ta?

Thực tại này luôn luôn có vị trí của nó trong Kinh Thánh, và điều đó cũng xảy ra trong các Nhóm Kinh Mân Côi. Vào tháng 1-1971, Cha Eyquem cũng xác định như thế:

“Các Nhóm Kinh Mân Côi dạy cho những người tham dự một cách cầu nguyện chung với nhau để đặt ra những câu hỏi. Không phải là theo cách kiểm điểm cuộc sống ám chỉ một cuộc tranh luận, nhưng là theo cách cầu nguyện. Sau khi nhìn lên Đức Kitô theo gương Đức Maria, chúng ta tự hỏi về cái điều mà cái nhìn lên Chúa Giêsu này sắp thay đổi trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi người lại tự đặt câu hỏi trong thâm tâm của mình. Bản văn mà người ta nghe đọc hoặc người ta tự đọc lấy gợi lên bản chất vấn này.

Để được biến đổi trong tâm hồn, bản chất vấn tâm hồn là điều thiết thực và rất hiệu quả. Và người ta hiểu ra rằng những người không hành Đạo hoặc những người Kitô hữu đã cam kết dấn thân luôn luôn ở trong cách suy tư này về lối sống của họ theo những đường mòn của việc tìm kiếm trong thâm sâu và bị đảo lộn.

Nói tóm lại, làm cho nắm bắt và phát triển nơi những người ngày hôm nay ý nghĩa của cộng đoàn, ý nghĩa của một sự thông hiệp thiêng liêng và rất sống động, đó chính là mang lại cho họ ý nghĩa về Giáo Hội. Chính là làm cho họ khám phá ra niềm vui mừng là được thuộc về một Thân Thể lớn lao mà đầu là Chúa Kitô”.

5.3. Tại sao chỉ đọc một chục kinh

Ai không biết mẫu yêu cầu này, mà yêu cầu này thường là một dấu nhận xét: Tại sao lại chỉ đọc có một chục kinh thôi? Cha Eyquem đã trả lời cách đây khoảng mười mấy năm cho mẫu chất vấn này!

“Những nhóm tự chất vấn lẫn nhau. Và đó là một dấu hiệu tốt đẹp. Chỉ mười hạt kinh Mân Côi thôi! Tại sao lại không lần trọn một chuỗi khi người ta gặp nhau một tháng một lần? Một số khác còn đòi hỏi hơn...”.

Nhưng chính cha có một mối ưu tư duy nhất: ở tầm tay của mọi người.

“Có sự tiến triển nào không nếu chỉ có những người thường đi tham dự thánh lễ, trong cuộc sống họ thực hiện một chục kinh Mân Côi mỗi ngày và bằng lòng cầu nguyện chung với nhau mỗi tháng một lần cũng chỉ một chục kinh Mân Côi? Và nói đến những người khác, ví dụ những người không còn hành Đạo thì sao đây? Bởi vì có điều xem ra nhẹ nhàng cho những người này nhưng lại là gánh nặng cho những người kia, và cuối cùng là cho số đông nhất! Do đó, ngay từ đầu khi mới thành lập, các Nhóm Kinh Mân Côi đã chọn cách làm thích hợp cho những người yếu đuối nhất. Các Nhóm Kinh Mân Côi đã tiếp tục theo đuổi hứng khởi truyền giáo của Chị Pauline Jaricot là người đã sáng lập nên Kinh Mân Côi Sống sau Cuộc Cách mạng Pháp. Chị nghĩ rằng ít mà tốt còn hơn nhiều mà dở! Vì thế, sự chọn lựa của các Nhóm Kinh Mân Côi được dựa trên tình yêu, chứ không dựa trên mối ưu tư của sự nỗ lực yếu ớt”.

Ý tưởng về sự nỗ lực yếu ớt không có một chỗ đứng nơi chúng ta, Cha P. Eyquem đã viết như thế. Lối cầu nguyện chung, bao gồm chỉ một chục kinh Mân Côi cho mỗi ngày không làm giảm giá trị tí nào hết. Nhưng bạn hãy từ bỏ cách nói cố gắng, tốt hơn là gợi ý một sự nỗ lực hữu dụng.

“Bởi vì sự cố gắng đã có mặt trong suốt thời gian cầu nguyện chung với nhau của các Nhóm Kinh Mân Côi rồi! Cần thức tỉnh sự lười biếng và cái thói quen để cho việc đọc sách thiêng liêng được thực hiện, để cho sự im lặng được tôn trọng, để cho những lời ca được xướng lên một cách đúng đắn như mong muốn. Cách cầu nguyện chung với nhau cũng giả thiết một sự chuẩn bị nào đó từ phía của tất cả những người có vai trò để đảm nhận: chủ nhà, vị đặc trách, những người điều phối... người ta cũng sẽ đồng ý rằng điều đó khó khăn hơn cách đọc kinh Mân Côi đơn giản, là cách có thể xuất hiện ở nơi này hoặc nơi kia như một giải pháp dễ dàng, nếu cách đọc kinh Mân Côi này phải thay thế cách cầu nguyện chung như đã được đề nghị trong các nhóm.

Tuy nhiên, cuối cùng, điều mà chúng ta tìm kiếm, đó không phải là sự cố gắng vì sự cố gắng. Cách cầu nguyện chung với nhau của các Nhóm Kinh Mân Côi được mong muốn là cử hành Lời Thiên Chúa. Nhất là lắng nghe Thiên Chúa nói, tìm kiếm để hiểu biết hơn những điều Ngài đã nói với chúng ta, và tìm thấy những hiệu quả mà Lời Chúa phải có trong cuộc sống hôm nay của chúng ta.

Thời gian suy tư và cầu nguyện này cần thiết hơn bao giờ hết, bởi vì nhiều người không còn biết nữa - nếu họ đã học điều đó rồi! - cái cốt lõi của đức tin Kitô giáo. Đó là lý do vì sao lại quan trọng đến thế khi tập trung vào việc suy niệm về chỉ một mầu nhiệm Kinh Mân Côi. Kinh Mân Côi là bản tóm lược Tin Mừng tuyệt vời. Do đó, tốt hơn hết là cần “sở hữu” cho được bản tóm lược này. Do vậy, nuôi dưỡng đức tin, chính là cầu nguyện. Nuôi dưỡng đức tin trong một bầu khí cầu nguyện, mà ở nơi đó trái tim hoàn toàn sẵn sàng làm theo điều mà nó nghe được.

Các Nhóm Kinh Mân Côi có một vai trò quan trọng cần được đảm nhận để làm bén rễ đức tin sâu vào trong nhiều đời sống của người Kitô hữu. Như các bạn biết đó, điều đó làm tăng ý nghĩa cho sự khó nhọc dành một ít thời gian cho việc đọc kinh Mân Côi, và thích quan tâm đến việc đọc chỉ một chục kinh thôi tốt hơn là việc chất gánh nặng lên vai ai đó và cũng lưu tâm chăm sóc những người đang cần sự giúp đỡ huynh đệ của chúng ta nhất”.

5.4. Luôn luôn phải có tình mến truyền giáo

Sống cách cầu nguyện nuôi dưỡng đức tin, ám chỉ tình bác ái; tình bác ái này sẽ làm vượt qua sai lầm vì quá đơn giản, quá hạn chế, quá thô thiển, quá ngắn... Và được hướng dẫn bởi lòng mến đối với người yếu thế nhất, Cha Eyquem sẽ bào chữa như sau:

“Không biết người ta có đánh giá ở đây đó rằng còn tốt cho nhóm thêm một hoặc nhiều chục kinh Mân Côi, người ta rõ ràng có thể làm như thế. Nhưng trước tiên phải hỏi điều này - tại sao lại không cùng nhau làm - nếu người ta không đi đến việc giảm số người tham gia, làm cho một số người chán hoặc lại hoàn toàn đóng chặt nhóm lại lên chính mình... (...) Tuy nhiên, mỗi một nhóm có mối ưu tư là phải cởi mở đón tiếp số người đông nhất, bởi vì đó là tinh thần truyền giáo, mà ngay khi khai sinh ra các Nhóm Kinh Mân Côi và chính tinh thần đó mà các nhóm phải duy trì một cách cẩn trọng”.

6. Cầu nguyện tại nhà riêng giải thích lòng trung thành với Giáo Hội

Việc cầu nguyện tại nhà riêng giải thích lòng trung thành với Giáo Hội; điều đó được nhắc lại vào này 31-3-1989:

“Thực vậy, đối với tôi, đó là một sự chắc chắn mà sự thành công của Kinh Mân Côi Sống vào thời đại của Chị Pauline-Marie Jaricot phải nhờ cuộc họp mặt cầu nguyện hàng tháng; chính trong cuộc họp mặt hằng tháng này các thành viên của Nhóm Mười Lăm đã rút ra cho chính mình hoặc tự phân bổ các mầu nhiệm mà mỗi người phải suy gẫm trong suốt một tháng. (...) Vì thế, cuộc họp mặt này rất quan trọng và liên hệ mật thiết hoàn toàn với sứ vụ của người loan báo Tin Mừng đặc trưng cho vai trò của Trưởng Nhóm Mười Lăm (Chef de Quinzaine) trong tâm trí tôi.

Tuy nhiên tôi rất lưỡng lự khi bắt đầu đề cập lại sứ vụ đó, bởi vì tôi e ngại sự phản đối của các vị linh mục quản xứ và những vị tuyên uý công giáo tiến hành, nhất là đối với những cuộc họp diễn ra tại nhà riêng và lại không có sự hiện diện của một vị linh mục nào. Chắc chắn tôi mang nợ bà Couvreur vì bà đã nhảy cao bước chân, mà không để ý đến việc cần thiết là phải xin phép minh nhiên của đức tổng giám mục Toulouse, khi cho ngài thời gian để suy nghĩ đến điều đó để chọn lựa”. Vâng, như thế đó, một sự tham chiếu mang tính giáo hội học có tính chất quyết định.

Còn tiếp...

F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
In ngày: 23/11/2024
Website: Truyền bá Tin Tức Công Giáo
Print