Hạnh phúc tuyệt đỉnh của cuộc đời là xác tín rằng chúng ta được yêu thương.

Victor Hugo
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Bác Ái - Xã Hội
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 07/08/2021 5:24:43 CH)
A  A  A
Sài Gòn ‘bao’ thương

Khi chúng tôi quyên góp giúp bà con Sài Gòn đang khó khăn, bất ngờ nhất là tiền đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong bảy ngày, nhóm người Việt chúng tôi ở Thung lũng Silicon, Mỹ đã quyên góp được 114.000 USD và 84 triệu đồng để gửi về Sài Gòn.

Trang, "tay hòm chìa khoá" của nhóm, bảo ngày nào mở mắt dậy kiểm tra tài khoản, khoé mắt cũng cay cay. Bà mẹ của ba đứa con nhỏ vẫn luôn trực chiến theo dõi tiến độ, trả lời e-mail, gửi hoá đơn đóng góp cho các nhà hảo tâm. Vì phần lớn tiền đóng góp được đối ứng (matching) bởi các công ty, mất một thời gian mới được giải ngân, Trang lấy tiền nhà ra ứng trước "để gửi về Việt Nam cho kịp".

Anh Bình, chủ xị dự án, sửa tới sửa lui lời kêu gọi quyên góp sao cho thật chân thành và tường minh mới chịu. Khi đăng lên mạng xã hội, có người nhắn ngay "ai viết mà dễ thương quá vậy?". Người đàn ông trung niên này đã rời Sài Gòn du học mấy chục năm trước, nhưng nhìn cách anh ấy tìm kiếm, kêu gọi, rồi cảm ơn từng người đóng góp mới thấy dù ở đâu, làm gì, anh vẫn là người Việt.

Nhóm VietBay chúng tôi, những người Việt ở khu vực Bay area San Francisco, đã lên kế hoạch cho chiến dịch quyên góp này từ giữa tháng sáu. Bọn tôi cũng có chút kinh nghiệm.

Năm ngoái, dù phải sống trong nhà mấy tháng trời vì "bão Covid" ở Mỹ, chúng tôi vẫn tổ chức quyên góp ủng hộ những người bán hàng rong, thầy cô giáo và nạn nhân bão lụt miền Trung. Các chị em còn tổ chức nấu ăn từ thiện, bán được bao nhiêu tiền gửi hết cho Việt Nam, còn bỏ thêm tiền túi.

Lần này, chúng tôi đặt mục tiêu quyên góp 24.000 USD, tương đương với 3.000 phần quà, mỗi phần dự kiến gồm 5 cân gạo, một chai dầu ăn, một chai nước mắm và một lốc cá hộp. Một người bạn bảo, anh thấy thật giản dị khi chỉ cần bớt uống hai ly Starbucks (khoảng 12 USD) là có thể giúp một người sống vài ngày.

Khi chuẩn bị phát động chiến dịch, anh Bình nói hồi hộp quá, không biết có đạt được mục tiêu không, vì kêu gọi bà con góp hoài cũng kỳ. Không ngờ, đến khi tôi viết những dòng này, số tiền quyên được đã gần năm lần mục tiêu đề ra.

Bất ngờ hơn, ngoài Việt Nam và Mỹ, chúng tôi đã nhận được tiền đóng góp từ Anh, Australia, Ba Lan, Pháp, Singapore và Thuỵ Sĩ. Tổng cộng hơn 500 người đóng góp, trong đó có những người bạn, đồng nghiệp không "dây mơ rễ má gì" với Việt Nam.

Là người con Sài Gòn, tôi có cảm giác như chính gia đình mình gặp đại họa để rồi bao nhiêu người dưng nước lã nhào vào, mỗi người phụ một tay. Ơn nghĩa này không biết bao giờ mới trả hết.

Thành công bước đầu của chúng tôi một phần nhờ chính sách thuế của Mỹ. Luật Mỹ quy định, tiền đóng góp cho các hoạt động cứu trợ, từ thiện hay phi lợi nhuận đều được miễn trừ thuế. Nhờ đó, nhiều công ty ở đây có chính sách đối ứng: nhân viên cho tổ chức từ thiện một đồng, công ty sẽ cho thêm một đồng, có nơi còn hào phóng cho những hai đồng. Nhân viên không cần giấy tờ thủ tục gì, chỉ cần gửi yêu cầu là công ty chuyển tiền. Hơn một phần ba số tiền mà chúng tôi đã quyên được đến từ đối ứng của các tập đoàn ở Thung lũng Silicon. Google tuần trước cũng đã đối ứng cho tôi 5.000 USD.

Nhờ chính sách này mà 1 USD chúng tôi cho đi, bên nhận sẽ được 4 USD hoặc hơn nữa. Trước đây, tôi cứ nghĩ đó là mánh trốn thuế của "bọn nhà giàu", nhưng kỳ thực đây là chính sách giao lại quyền quyết định đầu tư công cho người dân và các tổ chức xã hội. Thay vì phải trả hết thuế thu nhập cá nhân vào ngân khố của chính phủ Mỹ, mỗi năm tôi có một số tiền không bị đánh thuế để quyết định giúp ai, ủng hộ hoạt động nào.

Quyên tiền đã khó, sử dụng tiền càng khó hơn và cũng là vấn đề rất nhạy cảm. Chúng tôi không có người ở Việt Nam, cũng không có nhiều kinh nghiệm trực tiếp đứng ra cứu trợ hay triển khai các hoạt động từ thiện. Kỹ sư máy tính như tôi, vì phải thường xuyên tự học, nên có tâm lý cái gì mình cũng tự làm được. Thực tế phũ phàng trong hoạt động từ thiện, tôi thấy mình chẳng làm được gì ra hồn, nên giờ tôi muốn tập trung vào sở trường của mình, còn lại góp tiền để người khác làm.

Vì thế, thay vì tự làm hết, chúng tôi thống nhất sẽ chỉ quyên tiền, còn lại giao cho các tổ chức cứu trợ, từ thiện chuyên nghiệp lo. Chúng tôi chọn hệ thống quán cơm Nụ cười vì sự minh bạch và cái tâm của họ với người nghèo nhiều năm nay. Chỉ trong vài ngày nhận tiền từ Mỹ chuyển về, các anh chị ở Việt Nam đã kịp mua và phát quà, đem "nụ cười" đến cho bà con ở Hóc Môn và Bình Tân.

Chuyện chưa kết thúc. Số tiền đã quyên không thấm vào đâu so với lo âu, thiếu thốn chồng chất trên vai người nghèo Sài Gòn và cả nước. Tôi e những ngày sắp tới sẽ còn khó khăn hơn nữa khi virus đang lan rộng. Anh chị em chúng tôi vẫn đang cố gắng làm tốt phần của mình, quyên thêm được một đồng là giúp thêm được một người trong hoạn nạn.

Tôi nghiệm ra rằng làm từ thiện không chỉ là cứu trợ mà còn là xác định các vấn đề xã hội mình muốn giải quyết, tìm ra ai đang xử lý các vấn đề đó chuyên nghiệp và mình có thể giúp gì cho họ. Mỗi người làm tốt phần của mình, xã hội tự khắc sẽ đi lên.

Trang nói sau đợt này phải viết lời cảm ơn "thật đàng hoàng" gửi những người đã đóng góp, trong đó có nhiều người chưa từng đến Việt Nam. Tôi chưa hình dung sẽ nói gì cho đủ, bởi món nợ ân tình quá lớn. Cảm ơn cuộc đời cho tôi cơ hội được biết những tấm lòng bốn phương, những người bạn rộng rãi và nhân hậu.

Và từ bên kia địa cầu, chúng tôi phải cảm ơn những người Sài Gòn đang hy sinh tự do cá nhân và sinh kế vì cái chung. Những người dân lam lũ nhận món quà nhỏ bé của chúng tôi kỳ thực chính là người đã đóng góp lớn nhất.

Chính họ nhắc nhở chúng tôi, những đứa con xa nhà, về một Sài Gòn luôn "bao" thương.

Dương Ngọc Thái
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Sài Gòn ‘bao’ thương

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@