Nghệ thuật sống hạnh phúc chính là khả năng cảm nhận được hạnh phúc từ những điều bình thường.

Henry Ward Beecher (1813-1887)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15072
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Kitô Giáo
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 13/06/2017 3:21:50 SA)
A  A  A
Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể bao lâu sau khi chúng ta Rước lễ?
TT (ncregister.com, by Philip Kosloski) - Kho báu vĩ đại của Giáo hội Công giáo là Bí tích Thánh Thể - chính Chúa Giêsu ẩn dưới hình bánh và rượu. Chúng ta tin rằng, như Giáo lý dạy, "Trong bí tích cực thánh có sự hiện diện đích thực, thực sự và bản thể của Mình và Máu Đức Kitô, cùng với linh hồn và thiên tính của Người, nghĩa là Đức Kitô trọn vẹn" (CCC 1374). "Sự hiện diện này được gọi là "thực sự", không có nghĩa là Đức Kitô không hiện diện thực sự trong những cách khác; nhưng đây là cách hiện diện đầy đủ nhất vì là sự hiện diện bản thể, và nơi đây có Đức Kitô, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, hiện diện trọn vẹn" (MF 39).

Ngoài ra, sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể không kết thúc ngay khi chúng ta tiếp nhận Người vào lúc Rước Lễ. Giáo lý tiếp tục giải thích "Đức Kitô hiện diện trong Thánh Thể bắt đầu từ lúc truyền phép và kéo dài bao lâu hình bánh rƣợu còn tồn tại. Trong hình bánh cũng hhư trong hình rượu, Đức Kitô hiện diện trọn vẹn. Và trong bất cứ phần nhỏ bé nào cũng có trọn vẹn Mình và Máu Chúa. Việc bẻ bánh không phân chia Đức Kitô. (CĐ Trentô: DS 1641) (CCC 1377).

Điều đó có nghĩa gì khi chúng ta rước lễ? Bao lâu sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu vẫn còn trong thân thể chúng ta?

Có một câu chuyện nổi tiếng từ cuộc đời của Thánh Philip Neri giúp trả lời câu hỏi này. Một ngày nọ, khi đang cử hành Thánh lễ, một người đàn ông đã Rước Lễ và rời nhà thờ sớm. Người đàn ông dường như không chú ý đến Đấng Hiện Diện trong mình và Philip Neri đã quyết định dùng cơ hội này thành dịp để giảng dạy. Ngài sai hai chú chú giúp lễ cầm nến được thắp sáng và theo người đàn ông bên ngoài nhà thờ. Sau một thời gian đi bộ qua các đường phố của Rome, người đàn ông quay lại nhìn thấy các chú giúp lễ vẫn theo anh ta. Bối rối, người đàn ông trở lại nhà thờ và hỏi Philip Neri lý do tại sao ngài sai các chú giúp lễ đi theo. Thánh Philip Neri đã đáp lại bằng cách nói: "Chúng ta phải tôn trọng Chúa là Chúa, Đấng mà bạn đang mang đi trong mình bạn. Vì bạn không chú ý đến Ngài, nên tôi đã phái hai chú giúp lễ đến chỗ của bạn." Người đàn ông bị choáng váng vì câu trả lời và quyết tâm nhận thức rõ hơn về sự hiện diện của Thiên Chúa trong tương lai.

Thường vẫn được cho rằng Bánh Thánh vẫn còn tồn tại trong khoảng 15 phút sau khi tiếp nhận. Điều này dựa trên sinh học đơn giản và phản ánh tuyên bố của Giáo lý rằng sự hiện diện của Chúa Kitô "tồn tại chừng nào mà các linh thể Thánh Thể còn tồn tại". Đó là lý do tại sao nhiều vị thánh đã đề nghị đưa ra 15 phút cầu nguyện sau khi nhận Bí tích Thánh Thể như một lời tạ ơn Chúa. Điều này cho phép linh hồn thưởng thức sự hiện diện của Thiên Chúa và có một "giao tiếp con tim" (heart-to-heart) thật sự với Chúa Giêsu.

Trong thế giới chúng ta đang đối mặt thường rất khó để ở lại lâu sau Thánh lễ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể dâng một lời nguyện tạ ơn ngắn ngủi. Điểm chính là chúng ta cần nhớ sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể ở lại với chúng ta trong vài phút và cho chúng ta một thời gian đặc biệt khi chúng ta có thể hoà hợp với Chúa của chúng ta và cảm nhận được tình yêu của Người trong chúng ta.

Nếu một ngày nào đó bạn quên, đừng ngạc nhiên nếu linh mục giáo xứ của bạn sai các chú giúp lễ đến xe của bạn khi bạn rời khỏi Thánh Lễ sớm (ra về trước Phép Lành cuối lễ)!

TT
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể bao lâu sau khi chúng ta Rước lễ?

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   103 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Kitô Giáo
  'Thuê tử cung': Cách mang thai hộ khai thác phụ nữ về tái chính thế nào? | Meghan Schultz
  Những điều người Công giáo nên biết về chết não | Cao Nguyên
  Làm thế nào để được ơn Toàn xá trong Tuần Thánh | Mi Trầm
  Canh thức Phục sinh: 'Mẹ của mọi canh thức' | Mi Trầm
  Thiên Chúa, Ma quỷ và Cuộc tấn công Capitol | Cao Nguyên
  Người ngoài hành tinh và Trí tuệ nhân tạo (AI) | Cao Nguyên
  Sự mạch lạc, chính trực Công giáo | George Weigel - Cao Nguyên dịch
  Các nhà Đạo sĩ dạy chúng ta điều gì? | George Weigel
  Giáo hoàng Phanxicô không thay đổi Giáo huấn của Giáo hội về Hôn nhân | Cao Nguyên
  Tóm tắt Thông điệp “Fratelli tutti” (Tất cả anh em) | Vatican News
  Truyền thống pháp luật Công giáo mang lại điều gì cho Hoa Kỳ | Cao Nguyên
  Dư âm Thư "Người Samaritano nhân lành" về nghĩa vụ săn sóc bệnh nhân cuối đời | G. Trần Đức Anh OP
  Hồng y Müller nhìn vào Chính trị Hoa Kỳ, Bầu cử năm 2020 và Lương tâm Công giáo | Cao Nguyên
  Giáo hội giảng dạy sự thật, và sự thật không bao giờ có thể trái ngược với sự thật | Cao Nguyên
  Nhà trừ quỷ vạch mặt cuộc chiến tâm linh công khai của Satan ở Mỹ | Cao Nguyên
  Chỉ nam mới về Huấn giáo: Làm cho Tin Mừng luôn phù hợp thời đại, với văn hoá gặp gỡ | Ngọc Yến
  Tại sao Kitô hữu tin vào sự phục sinh, không phải tái sinh? | Cao Nguyên
  Lời cầu nguyện Trọng thể vào Thứ Sáu Tuần Thánh cho đại dịch virus corona | Cao Nguyên
  ĐHY Mauro Piacenza diễn giải sắc lệnh ban ơn toàn xá trong đại dịch | Ngọc Yến
  ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho các gia đình và nhắc nhở cách cầu nguyện | Ngọc Yến
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 3-2024
Cầu nguyện cho những vị tử đạo mới
Chúng ta hãy cầu nguyện để những ai có nguy cơ phải mất mạng sống vì Tin Mừng tại các nơi khác nhau trên thế giới, làm giàu cho Giáo Hội bởi lòng dũng cảm và sự nhiệt thành truyền giáo của họ.
For new martyrs
Pope Francis urges the faithful to pray during March for “those who risk their lives for the Gospel in various parts of the world.”
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@