Một người bạn là người hiểu quá khứ của bạn, tin tưởng vào tương lai của bạn, và chấp nhận con người của chính bạn.

(Khuyết danh)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Kitô Giáo
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 26/09/2017 12:53:21 SA)
A  A  A
Sửa đổi trong tình phụ tử với Đức Thánh Cha Phanxicô
các Hồng y 'Dubia' - Carlo Caffarra, Walter Brandmüller, Raymond Burke và Joachim Meisner
TT (9/26/2017, National Catholic Register, Edward Pentin) - Một nhóm các giáo sĩ và các học giả tại khắp nơi trên thế giới đã thực hiện một bước rất hiếm hoi để trình bày cho Đức Giáo hoàng Phanxicô qua hình thức chỉnh sửa trong tình hiếu thảo cách chính thức, về cáo buộc ngài đã giảng dạy những chuyện dị giáo liên quan đến hôn nhân, đời sống đạo đức và lãnh nhận các bí tích.

Bức thư có tên là Correctio filialis de haeresibus propagatis, có nghĩa là "Một bản sửa đổi liên quan đến việc tuyên truyền những chuyện dị giáo", dài 25 trang đã được chuyển đến cho Đức Thánh Cha tại căn hộ của ngài ở Santa Marta vào ngày 11 tháng 8.

Đức Giáo hoàng đã không trả lời sáng kiến ​​này, trong đó có 62 người ký tên gồm có học giả người Đức Martin Mosebach, cựu Chủ tịch Ngân hàng Vatican Ettore Gotti Tedeschi, và Bề trên Huynh đoàn Thánh Piô X, Đức cha Bernard Fellay (ông chỉ biết được tài liệu này sau khi nó đã được trao cho Đức Giáo hoàng và đã ký tên thay mặt cho huynh đoàn).

Bức thư bắt đầu bằng cách nói rằng với "nỗi đau sâu sắc nhưng được đánh động bởi lòng trung thành với Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, bằng tình yêu với Giáo Hội và với chức vụ giáo hoàng và bởi lòng hiếu thảo đối với ngài", những người ký tên cảm thấy "bắt buộc" thực hiện hành động này "về việc truyền bá những chuyện dị giáo". Họ trích dẫn cụ thể lời trong Tông huấn Amoris Laetitia của ĐGH Phanxicô về Hôn nhân và Gia đình và "những lời nói, hành động và những điều thiếu sót khác". Họ cáo buộc Đức Giáo hoàng việc duy trì 7 vị trí dị giáo về "hôn nhân, đời sống đạo đức và tiếp nhận các bí tích", theo họ, những điều đó đã "gây ra những quan điểm dị giáo lan rộng trong Giáo hội Công giáo".

Các giáo sĩ và các học giả "trân trọng nhấn mạnh" rằng Đức Giáo hoàng đã lên án các dị giáo mà ngài đã trực tiếp hoặc gián tiếp tuân giữ và ngài dạy sự thật về đức tin Công giáo trong sự toàn vẹn của nó. Việc chỉnh sửa trong tình con thảo, lần đầu tiên được thực hiện dưới triều Đức Giáo hoàng Gioan XXII năm 1333, được chia thành 3 phần chính.

Trong phần thứ nhất, những người ký tên nói rằng họ có "quyền và nghĩa vụ" để đưa ra một sửa đổi như vậy. Họ nói rõ giáo lý về tính không sai lầm của Đức Giáo hoàng đã không bị mâu thuẫn vì Đức Giáo hoàng đã không tuyên bố các quan điểm dị giáo như những giáo huấn giáo điều của Giáo Hội, nhưng họ vẫn khẳng định rằng ĐGH Phanxicô đã "tôn trọng và rao giảng các quan điểm dị giáo bằng nhiều cách trực tiếp và gián tiếp".

Phần thứ hai đề cập đến sự tự điều chỉnh. Được viết bằng tiếng Latinh, liệt kê các đoạn văn của Amoris Laetitia, mà họ tranh luận rằng, Đức Giáo hoàng đã xúc phạm hoặc khuyến khích các vị trí dị giáo. Họ đề cập đến những người xác nhận rằng bản văn này có thể được diễn giải một cách chính thống, nhưng những trưng dẫn trong danh sách cần được sửa chữa rõ ràng "không còn nghi ngờ hợp lý nào" rằng Đức Thánh Cha "muốn người Công giáo giải thích những đoạn văn này theo cách thức mà trong thực tế là dị giáo". Nói chung, họ nói rằng Đức Giáo hoàng đã ủng hộ niềm tin rằng, tuân theo luật luân lý của Thiên Chúa có thể là điều không thể hay không mong muốn, và người Công giáo đôi khi nên chấp nhận người ngoại tình cũng là người theo Chúa Kitô.

Trong phần thứ ba, những người ký tên nêu bật 2 nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này: chủ nghĩa hiện đại và ảnh hưởng của Martin Luther. Họ lập luận rằng việc chạy theo trào lưu chủ nghĩa hiện đại, mà họ xác định như một niềm tin rằng Thiên Chúa đã không đưa ra các chân lý xác định cho Giáo Hội mà Giáo Hội phải tiếp tục dạy một cách chính xác cho đến tận thế, nghĩa là đức tin và luân lý chỉ có tính cách "tạm thời và là điều có thể được duyệt lại". Những suy nghĩ đó, họ chỉ ra rằng đã bị Đức Giáo hoàng Piô X lên án. Về Martin Luther, họ cho thấy một số ý tưởng của ĐGH về hôn nhân, ly hôn, tha thứ và thiên luật lại tương ứng với những gì của tu sĩ cải cách người Đức này, và lôi kéo sự chú ý đến việc "khen ngợi rõ rệt và chưa từng thấy", Đức Giáo hoàng đã đưa ra các thuyết giáo của thế kỷ 16.

Không có lời tố cáo chính thức về dị giáo

Những người ký tên nhấn mạnh rằng họ không tố cáo Đức Giáo hoàng là người dị giáo hiển nhiên (khi một người tách rời đức tin do nghi ngờ hoặc chối bỏ một số sự thật được mạc khải với một sự lựa chọn đầy đủ do ý chí) và họ không đưa ra kết án nào "về sự vi phạm của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong việc truyền bá 7 dị giáo" vì "đó không phải là nhiệm vụ của họ để đánh giá có phải đã mắc phải tội dị giáo". Nhưng họ cũng lưu ý rằng một số tín hữu từng lên tiếng bảo vệ đức tin Công giáo đã bị trả thù trong Giáo hội và các tổ chức của Giáo hội. Vì vậy họ nói rằng những người ký tên "nói thay cho một số đông các giáo sĩ và giáo dân không có quyền tự do ngôn luận".

Việc có tên Đức Giám mục Fellay, cũng như Bề trên Huynh đoàn Thánh Pio X tại Anh, Cha Robert Brucciani, là đáng chú ý vì thực tế huynh đoàn ​​vẫn tiếp tục các cuộc đàm phán về việc trở lại hiệp thông với Rôma. Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở lòng hoà giải với huynh đoàn, đã cho phép họ có sự khác biệt với Rôma về một số giáo lý của Công đồng Vatican II.

Đây là sáng kiến lần thứ sáu, trong đó cả giáo sĩ và giáo dân đều bày tỏ mối quan tâm về giáo huấn của ĐGH, đặc biệt lấy từ Amoris Laetitia. Mặc dù đã có nhiều lời nhắc nhở được lặp lại và cảnh báo về sự hỗn loạn và nhầm lẫn, ĐGH Phanxicô đã từ chối trả lời hoặc thừa nhận những sáng kiến ​​như sau, theo trình tự thời gian:

- Tháng 9 năm 2015, ngay trước khi Thượng Hội đồng Giám mục thứ hai về Gia đình, đơn kiến ​​nghị gần 800.000 chữ ký của các cá nhân và hiệp hội trên khắp thế giới trong đó có 202 giám chức, được trình lên Đức Giáo hoàng Phanxicô, kêu gọi ngài đưa ra những lời rõ ràng về giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Những người ký tên từ 178 quốc gia đã bày tỏ mối quan ngại về "sự nhầm lẫn lan rộng" có thể phát sinh khả năng "vi phạm" đã được mở ra trong Giáo hội tại phiên họp trước.

- Vào tháng 7 năm 2016, một nhóm gồm 45 học giả, giám chức và giáo sĩ Công giáo đã gửi đơn khiếu nại lên Hồng y đoàn yêu cầu họ thỉnh cầu ĐGH Phanxicô "phủ nhận" những gì mà họ coi là "những mệnh đề sai lầm" có trong Amoris Laetitia. Họ nói rằng lời tông huấn có chứa "một số tuyên bố có thể được hiểu theo một ý nghĩa trái với đức tin và đạo đức Công giá".

- Vào ngày 19/9/2016, bốn hồng y - Carlo Caffarra, Walter Brandmüller, Raymond Burke và Joachim Meisner - đệ trình Đức Giáo hoàng về 'dubia', 5 câu hỏi về các đoạn văn đang gây tranh cãi của Tông huấn Amoris Laetitia, nhằm mục đích làm sáng tỏ và giải quyết sự nhầm lẫn đối với các diễn giải đa dạng về những đoạn văn tranh cãi giữa nhiều giám mục và các hội nghị giám mục. Đức Giáo hoàng đã không thừa nhận dubia, và cũng không đáp lại yêu cầu của các hồng y có được cuộc tiếp kiến chung vào tháng 5.
 
- Vào tháng 2 năm nay, các huynh đoàn đại diện cho hàng ngàn linh mục khắp thế giới đã đưa ra một tuyên bố rằng, sự sáng tỏ của Amoris Laetitia "rõ ràng cần thiết" sau những "phổ biến rộng rãi" những diễn dịch khác nhau về tông huấn. Họ cũng cảm ơn bốn hồng y đã gửi 'dubia - những nghi vấn'.

- Vào tháng 4 năm nay, sáu học giả giáo dân tại các vùng khác nhau trên thế giới đã tổ chức một cuộc hội nghị ở Rôma, trong đó họ chú ý đến những đoạn văn gây tranh cãi của Amoris Laetitia, cho thấy mức độ lo lắng lan rộng và sự bất an của giáo dân đối với tài liệu của Đức Thánh Cha và sự giải thích về tài liệu này.
Trung Nguyên
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Sửa đổi trong tình phụ tử với Đức Thánh Cha Phanxicô

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   103 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Kitô Giáo
  'Thuê tử cung': Cách mang thai hộ khai thác phụ nữ về tái chính thế nào? | Meghan Schultz
  Những điều người Công giáo nên biết về chết não | Cao Nguyên
  Làm thế nào để được ơn Toàn xá trong Tuần Thánh | Mi Trầm
  Canh thức Phục sinh: 'Mẹ của mọi canh thức' | Mi Trầm
  Thiên Chúa, Ma quỷ và Cuộc tấn công Capitol | Cao Nguyên
  Người ngoài hành tinh và Trí tuệ nhân tạo (AI) | Cao Nguyên
  Sự mạch lạc, chính trực Công giáo | George Weigel - Cao Nguyên dịch
  Các nhà Đạo sĩ dạy chúng ta điều gì? | George Weigel
  Giáo hoàng Phanxicô không thay đổi Giáo huấn của Giáo hội về Hôn nhân | Cao Nguyên
  Tóm tắt Thông điệp “Fratelli tutti” (Tất cả anh em) | Vatican News
  Truyền thống pháp luật Công giáo mang lại điều gì cho Hoa Kỳ | Cao Nguyên
  Dư âm Thư "Người Samaritano nhân lành" về nghĩa vụ săn sóc bệnh nhân cuối đời | G. Trần Đức Anh OP
  Hồng y Müller nhìn vào Chính trị Hoa Kỳ, Bầu cử năm 2020 và Lương tâm Công giáo | Cao Nguyên
  Giáo hội giảng dạy sự thật, và sự thật không bao giờ có thể trái ngược với sự thật | Cao Nguyên
  Nhà trừ quỷ vạch mặt cuộc chiến tâm linh công khai của Satan ở Mỹ | Cao Nguyên
  Chỉ nam mới về Huấn giáo: Làm cho Tin Mừng luôn phù hợp thời đại, với văn hoá gặp gỡ | Ngọc Yến
  Tại sao Kitô hữu tin vào sự phục sinh, không phải tái sinh? | Cao Nguyên
  Lời cầu nguyện Trọng thể vào Thứ Sáu Tuần Thánh cho đại dịch virus corona | Cao Nguyên
  ĐHY Mauro Piacenza diễn giải sắc lệnh ban ơn toàn xá trong đại dịch | Ngọc Yến
  ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho các gia đình và nhắc nhở cách cầu nguyện | Ngọc Yến
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@