Nếu tôi có thể làm cho một trái tim thôi tan vỡ, tôi sẽ không sống vô ích; nếu tôi có thể xoa dịu nỗi đau trong đời của một người, hoặc làm một vết thương thôi nhức nhối, hoặc có thể giúp đem về tổ một cánh chim ngất lả dọc đường, tôi sẽ không sống vô ích.

Emily Dickinson
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15082
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Kitô Giáo
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 12/12/2017 4:41:45 SA)
A  A  A
Đức Giáo hoàng: Kinh Lạy Cha bị dịch sai
TT (Vatican City, ngày 8/12/2017, CNA/EWTN News, Elise Harris) - Trong một loạt video cho Kênh Truyền hình Ý TV2000, Đức Giáo hoàng Phanxicô nói rằng "xin đừng đưa chúng con sa chước cám dỗ" là một câu dịch sai của Kinh Lạy Cha. "Đây không phải là một bản dịch tốt", Đức Giáo hoàng nói trong cuốn băng video, phát hình vào ngày 6 tháng 12. "Tôi là người sa ngã, chứ không phải Chúa đẩy tôi sa vào sự cám dỗ để thấy tôi ngã như thế nào. Một người cha không làm điều này, một người cha giúp chúng ta đứng dậy ngay lập tức."

Ngài lưu ý rằng dòng này gần đây đã được dịch lại trong phiên bản tiếng Pháp của Kinh Lạy Cha để đọc "đừng để con rơi vào chước cám dỗ". Phiên bản Latinh của Kinh Lạy Cha, phiên bản thẩm quyền trong Giáo hội Công giáo, đọc là "ne nos inducas in tentationem."

Đức Giáo hoàng nói rằng kẻ dẫn dắt người ta đến sự cám dỗ "là Satan; đó là công việc của Satan". Ngài nói rằng bản chất của dòng tư tưởng đó trong Kinh Lạy Cha giống như nói với Thiên Chúa: "Khi Satan dẫn con vào sự cám dỗ, xin hãy đưa tay của Ngài ra. Xin đưa bàn tay của Ngài cho con nắm lấy." Giống như Chúa Giêsu đã đưa bàn tay của Ngài cho Phêrô để giúp ông ra khỏi nước khi ông bắt đầu chìm, lời cầu nguyện cũng xin Thiên Chúa "đưa tay cho con để con không bị chết đuối".

Đức Giáo hoàng đã đưa ra nhận xét của ngài trong phần 7 của loạt phim truyền hình "Kinh Lạy Cha" được phát sóng bởi Kênh Truyền hình Ý TV2000. Được cộng tác với Văn phòng Truyền thông của Vatican, loạt bài này gồm 9 câu hỏi và trả lời với Đức Giáo hoàng Phanxicô và Cha Marco Pozza, một nhà thần học và là tuyên uý nhà tù ở thành phố Padua thuộc miền bắc Ý.

Trong mỗi buổi phát hình, Cha Pozza hỏi Đức Giáo hoàng về một lời khác trong Kinh Lạy Cha, và Đức Giáo hoàng đưa ra những hiểu biết của ngài. Bản xem trước của bộ phim đã được trình bày tại Thư viện Phim của Vatican bởi Đức ông Dario Edoardo Vigano, người đứng đầu Ban Thư ký Truyền thông. Chương trình cũng dẫn tới việc xuất bản cuốn sách "Lạy Cha chúng con - Our Father", được xuất bản bởi Nhà Xuất bản Vatican và Nhà Xuất bản Rizzoli của Ý vào ngày 23 tháng 11, và dựa trên các cuộc trò chuyện của Cha Pozza với Đức Giáo hoàng trong loạt video.

Tám tập đầu tiên của bộ phim bắt đầu bằng một đoạn trích từ cuộc trò chuyện giữa ĐGH và Cha Pozza, tiếp theo là cuộc trò chuyện thứ hai giữa Cha Pozza và vị khách khác. Tập cuối cùng sẽ bao gồm toàn bộ cuộc trò chuyện của linh mục với Đức Giáo hoàng Phanxicô.

Trong câu hỏi với Đức Giáo hoàng Phanxicô về câu "đừng đưa chúng con sa chước cám dỗ", Cha Pozza nêu lên rằng nhiều người đã hỏi ngài làm thế nào Thiên Chúa lại có thể dẫn dắt ai đó vào sự cám dỗ và đặt câu hỏi về cụm từ này thực sự muốn nói gì.

Câu hỏi đặt ra là một trong những lý do mà các giám mục Pháp đã quyết định yêu cầu có bản dịch mới của Kinh Lạy Cha mà các ngài tin rằng truyền đạt ý nghĩa rõ ràng hơn. Theo Hội đồng Giám mục Pháp, quyết định thay đổi này đã được phép của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích vào tháng 6 năm 2013. Bản dịch mới, được phát hành vào ngày 3 tháng 12 để đánh dấu ngày đầu tiên của Mùa Vọng và bắt đầu năm phụng vụ mới, bây giờ đọc là "ne nous laisse pas entrer en tentation", nghĩa là "đừng để chúng con rơi vào cám dỗ" (do not let us fall into temptation), so với trước đây là "ne nous soumets pas à la tentation", hoặc "đừng đưa chúng con sa chước cám dỗ" (lead us not into temptation). Những lời nhận xét của Đức Thánh Cha không thay đổi bản dịch phụng vụ. Sự thay đổi như vậy sẽ bắt đầu với một nghị quyết của một hội nghị giám mục ở các nước nói tiếng Anh.

Trong một tập trước của loạt bài "Kinh Lạy Cha", Đức Giáo hoàng Phanxicô đã nói "phải can đảm" để đọc Kinh Lạy Cha, bởi vì nó có nghĩa là kêu gọi người khác và thực sự tin rằng "Chúa là Cha đã đi cùng tôi, tha thứ cho tôi và ban cho tôi của ăn, chú ý tới mọi thứ tôi cầu xin và trang điểm cho tôi tốt hơn loài hoa dại".

"Tin là một thách thức lớn", và có nghĩa là táo bạo để thực hiện bước nhảy vọt của đức tin, ngài nói. Do đó, "cùng nhau cầu nguyện thì rất đẹp: bởi vì chúng ta giúp đỡ lẫn nhau để dám thể hiện".
Mi Trầm
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Đức Giáo hoàng: Kinh Lạy Cha bị dịch sai

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   103 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Giáo Dục Kitô Giáo
  'Thuê tử cung': Cách mang thai hộ khai thác phụ nữ về tái chính thế nào? | Meghan Schultz
  Những điều người Công giáo nên biết về chết não | Cao Nguyên
  Làm thế nào để được ơn Toàn xá trong Tuần Thánh | Mi Trầm
  Canh thức Phục sinh: 'Mẹ của mọi canh thức' | Mi Trầm
  Thiên Chúa, Ma quỷ và Cuộc tấn công Capitol | Cao Nguyên
  Người ngoài hành tinh và Trí tuệ nhân tạo (AI) | Cao Nguyên
  Sự mạch lạc, chính trực Công giáo | George Weigel - Cao Nguyên dịch
  Các nhà Đạo sĩ dạy chúng ta điều gì? | George Weigel
  Giáo hoàng Phanxicô không thay đổi Giáo huấn của Giáo hội về Hôn nhân | Cao Nguyên
  Tóm tắt Thông điệp “Fratelli tutti” (Tất cả anh em) | Vatican News
  Truyền thống pháp luật Công giáo mang lại điều gì cho Hoa Kỳ | Cao Nguyên
  Dư âm Thư "Người Samaritano nhân lành" về nghĩa vụ săn sóc bệnh nhân cuối đời | G. Trần Đức Anh OP
  Hồng y Müller nhìn vào Chính trị Hoa Kỳ, Bầu cử năm 2020 và Lương tâm Công giáo | Cao Nguyên
  Giáo hội giảng dạy sự thật, và sự thật không bao giờ có thể trái ngược với sự thật | Cao Nguyên
  Nhà trừ quỷ vạch mặt cuộc chiến tâm linh công khai của Satan ở Mỹ | Cao Nguyên
  Chỉ nam mới về Huấn giáo: Làm cho Tin Mừng luôn phù hợp thời đại, với văn hoá gặp gỡ | Ngọc Yến
  Tại sao Kitô hữu tin vào sự phục sinh, không phải tái sinh? | Cao Nguyên
  Lời cầu nguyện Trọng thể vào Thứ Sáu Tuần Thánh cho đại dịch virus corona | Cao Nguyên
  ĐHY Mauro Piacenza diễn giải sắc lệnh ban ơn toàn xá trong đại dịch | Ngọc Yến
  ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho các gia đình và nhắc nhở cách cầu nguyện | Ngọc Yến
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@