Cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Sức Khoẻ
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 21/08/2012 12:00:00 SA)
A  A  A
Có thể kéo dài tuổi thọ con người được không?
Câu trả lời là có thể! Tuổi thọ của mỗi người dài hay ngắn tuỳ thuộc vào quá trình sinh họat, vui chơi của người đó.Tuổi thọ của một người sống lành mạnh, chan hoà, vui vẻ cũng giống như một cái bóng đèn. Chúng ta có thể làm một phép tính so sánh như thế này:
 
Chúng ta có thể làm một phép tính so sánh như thế này:

Ví dụ: Một cái bóng đèn có tuổi thọ là 3.000 giờ.

Nếu mỗi ngày chúng ta mở đèn (sử dụng) 10 giờ thì chúng ta có thể (sử dụng) trong khoảng thời gian là 300 ngày. Nếu chúng ta mở đèn mỗi ngày 24/24 giờ thì chúng ta sử dụng được nó trong 125 ngày.

Tuy là cùng một giờ sản xuất, nhưng do môi trường sử dụng, người sử dụng và mục đích sử dụng nên mỗi bóng đèn có tuổi thọ dài ngắn khác nhau.

Tại sao thời gian trôi nhanh hay thời gian trôi chậm!?

Thời gian trung bình mà Trái Đất quay 1 vòng quanh trục mất 24 giờ. Trong đó 12 giờ là trời sáng, 12 giờ là trời tối. Nhưng do chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo từng giai đọan khác nhau nên tuỳ vào từng mùa, thời gian trời sáng và thời gian trời tối chênh lệch nhau... Trong dân gian Việt Nam có câu “đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” là vì vậy.

Chu kỳ của Trái Đất luôn luôn có 24 giờ quay quanh trục. Vậy tại sao thời gian trôi nhanh, thời gian trôi chậm?

Thời gian trôi chậm là vì thời gian chúng ta mở mắt (thức và làm việc) nhiều.

Thời gian trôi nhanh là vì thời gian chúng ta nhắm mắt (ngủ) nhiều.

Khi chúng ta ngủ, hệ thần kinh tạm thời ngưng hoạt động hoặc làm việc ít hơn khi chúng ta thức. Khi chúng ta ngủ, chúng ta không có cảm nhận về thời gian, nhất là với giấc ngủ “sâu”.

Trong dân gian Việt Nam còn có câu: “Có thức đêm mời thấy đêm dài”. Quả thật, “có thức đêm mới thấy đêm dài”. Chúng ta có thể làm một thí nghiệm nhỏ như thế này để cảm nhận thời gian trôi nhanh, thời gian trôi chậm.

Hãy làm thí nghiệm với khỏan thời gian 1 tuần, hoặc 1 tháng!

Bắt đầu một tuần mới, chúng ta hãy thức dậy vào lúc 5 giờ sáng của ngày thứ nhất trong tuần đó. Tập thể dục, đọc báo, làm việc, vui chơi, xem tivi, làm việc bên máy vi tính... Hãy làm bất cứ việc gì, trưa không ngủ, cứ làm việc và vui chơi như thế đến tối, rồi khuya hãy kết thúc tất cả và đi ngủ lúc 2 giờ sáng của ngày hôm sau. Ngủ 3 tiếng, đến 5 giờ dậy, và tiếp tục chu kỳ tập thể dục, đọc báo, làm việc... Đến 2 giờ sáng ngày hôm sau đi ngủ.

Cứ thế bạn hãy làm trong 1 tuần, bạn hãy ghi chép lại. Bạn sẽ thấy hết tuần rất lâu, thời gian trôi thật chậm.

Ngược lại, cũng trong 1 tuần, bạn thức dậy vào lúc 6:30 sáng, tập thể dục, ăn sáng, đọc báo, đi làm, vui chơi, xem tivi… Nhưng khi nào có thời gian rảnh bạn hãy ngủ một giấc, vào bất cứ lúc nào, có thể bỏ qua việc vui chơi, giải trí để dành cho việc ngủ. Và buổi tối bạn hãy đi ngủ thật sớm, kết thúc tất cả vào lúc 9:00 tối. Lên giường và ngủ đến 6:30 dậy. Cứ làm như thế trong 1 tuần, bạn sẽ thấy 1 tuần qua rất mau, thời gian trôi nhanh.

Như vậy, thời gian trôi nhanh hay chậm là do quá trình sinh hoạt của mỗi người. Và do chúng ta làm việc nhiều, chiếm khoảng thời gian 1 ngày quá nhiều, hãy làm một phép tính đơn giản sau:

Lấy mốc thời gian trung bình mỗi ngày chúng ta làm việc, vui chơi trong 16 tiếng, và ngủ 8 tiếng. Kết thúc lúc 100 năm, chúng ta có:

Thời gian làm việc: 100 x 365 x 16 = 584.000 giờ

Thời gian ngủ: 100 x 365 x 8 = 292.000 giờ

Nếu mỗi ngày chúng ta làm việc, vui chơi ít hơn, trong 12 tiếng, và ngủ 12 tiếng. Kết thúc lúc 584.000 giờ làm việc chúng ta có tuổi thọ:

Thời gian làm việc: 100 x 365 x 12 = 438.000 giờ

=> Tuổi thọ trung bình sẽ kéo dài thêm:

584.000 – 438.000 = 146.000 giờ

146.000 / 24 = 6.083,3 ngày  <=> 16,7 năm

Thời gian ngủ: 100 x 365 x 12  = 438.000 giờ

Số giờ ngủ kéo dài thêm:

438.000 – 292.000 = 146.000 giờ

146.000 / 24 = 6.083,3 ngày  <=> 16,7 năm

Vậy tuổi thọ sẽ kéo dài là 116,7 năm

Nếu mỗi ngày chúng ta làm việc, vui chơi nhiều hơn, trong 20 tiếng và ngủ 4 tiếng. Kết thúc lúc 584.000 giờ làm việc chúng ta có tuổi thọ:

Thời gian làm việc: 100 x 365 x 20 = 730.000 giờ

=> Tuổi thọ trung bình sẽ giảm đi:

730.000 – 584.000 = 146.000 giờ

146.000 / 24 = 6083,3 ngày  <=> 16,7 năm

Thời gian ngủ: 100 x 365 x 4  = 146.000 giờ

Thời gian ngủ giảm:

292.000 – 146.000 = 146.000 giờ

146.000 / 24 = 6.083,3 ngày  <=> 16,7 năm

Vậy tuổi thọ sẽ giảm đi còn 83,3 năm

Từ đó ta có công thức chung:

Tuổi thọ một người tăng hay giảm có độ lớn thời gian như sau:

Giá trị tuyệt đối


l  TWup – 584.000  l = TL
Nếu TWup > 584.000 thì TL tuổi thọ giảm
Nếu TWup < 584.000 thì TL tuổi thọ tăng

Trong đó:
TWup: là thời gian thức (làm việc, giải trí...) (Time: wake up)
TL: là thời gian tuổi thọ được kéo dài hay giảm đi (Time: life)

Hoặc:

Giá trị tuyệt đối

l  TSl – 292.000  l = TL
Nếu TSl > 292.000 thì TL tuổi thọ tăng
Nếu TSl < 292.000 thì TL là tuổi thọ giảm

Trong đó:
TSl: là thời gian ngủ (Time: sleep)
TL: là thời gian tuổi thọ được kéo dài hay giảm đi (Time: life)

Đây là công thức tuổi thọ trung bình tăng giảm dành cho những người sống lành mạnh, chan hoà, vui vẻ, sức khoẻ tốt.

Đối với người hay cáu giận, suy nghĩ nhiều, làm việc quá sức... Công thức tuổi thọ trung bình trên sẽ không đúng. Mà hãy trừ thêm khoảng thời gian hay cáu giận, làm việc quá sức...

Chính những người thức nhiều ngủ ít, thấy thời gian trôi qua mau sẽ dễ lão hoá hơn người ngủ nhiều thấy thời gian trôi chậm, tuy cùng khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, nếu cứ ăn rồi ngủ, không vận động, hoặc không làm việc sẽ sinh ra những chứng bệnh khác. Hãy sống lành mạnh, ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ tốt, làm việc đều, suy nghĩ điều độ, sống vui tươi, giảm cáu gắt, kèm thêm với khoảng thời gian ngủ nhiều sẽ giúp chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ, sự trẻ trung. Ngược lại, chúng ta sẽ làm tuổi thọ ngắn đi, chúng ta mau già và chết sớm.

Hãy nhìn vào cái bóng đèn. Tuỳ vào môi trường, mục đích sử dụng mà tuổi thọ sẽ lâu năm hay ít tháng.

Một điều hiển nhiên, nếu chúng ta thức nhiều, làm việc nhiều thì sẽ có nhiều tiền hơn, kinh tế và xã hội sẽ phát triển hơn. Cái gì cũng phải có sự đánh đổi, được cái này thì mất cái kia.


Mai Sỹ Xuân Lâm
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Có thể kéo dài tuổi thọ con người được không?

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   113 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Sức Khoẻ
  Nước mưa ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều không an toàn để uống | Trà Vân
  Mỹ thử nghiệm thuốc trị khỏi 100% bệnh ung thư | Phan Anh
  Vitamin D: Sự thật bị cáo buộc về sự ‘che đậy’ Covid | TT
  Trái hồng tốt cho sức khoẻ chúng ta như thế nào? | Kiên Tín biên dịch
  Nghiên cứu: Phụ nữ sống hạnh phúc và thọ hơn khi trồng cây trong nhà | Ngọc Quỳnh biên dịch
  Thử nghiệm phòng thí nghiệm: 2 loại nước súc miệng phá vỡ virus corona | Mộc Lan
  Mọi thứ trên bãi biển đều tốt cho sức khoẻ của bạn | Minh Minh
  Nấu cơm bằng nước trà sẽ tốt hơn dùng nước lọc gấp bội, ngăn ngừa được cả lão hoá lẫn ung thư, tim mạch
  19 loại thực phẩm được chứng minh làm giảm huyết áp | Tân Dân biên dịch
  10+ loại thực phẩm giúp lấy lại năng lượng nhanh nhất khi bạn mệt mỏi |
  9 công dụng hữu ích của bia không phải ai cũng biết | Minh Khuê
  9 loại thuốc và thực phẩm không nên dùng chung với nhau | Minh Khuê
  Nghiên cứu: COVID-19 là loại bệnh tự miễn | Phan Anh
  Tại sao những người phụ nữ mạnh mẽ nhất lại dễ kiệt sức nhất | Nancy Colier - Hạo Nhiên dịch
  Làm thế nào thoát khỏi những mối lo của bản thân | MyMy
  Yêu nước | Bs. Hồ Ngọc Minh
  Khi bị cảm cúm nên ăn uống ra sao? | BS. Hồ Ngọc Minh
  Ăn bao nhiêu trứng một tuần là đủ? | Hà An
  Câu chuyện y học: Đục thuỷ tinh thể | Bs. Nguyễn Văn Đức
  Người ta có thể sống khoẻ ở lứa tuổi 90 và vẫn hạnh phúc? | Cao Nguyên
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@