Cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Môi Trường
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 10/05/2013 10:07:28 CH)
A  A  A
Những dòng sông chảy máu
Một sớm thanh bình và hiền hoà trên Sông Hương
Đồng bằng thiếu nước sạch

Vài năm trở lại đây, sông Hương đổi màu, thay vì bốn mùa xanh trong, hiền hoà, đôi khi sông Hương có màu nước xanh đục, pha vàng hoặc đỏ ngầu. Với cư dân Huế, sông Hương đổi màu là một nỗi buồn lớn của họ. Và, không riêng gì sông Hương, tất cả mọi con sông trên đất nước hình chữ S, chảy từ Tây sang Đông đều rơi vào tình trạng xuống cấp, ô nhiễm trầm trọng. Có thể nói, sông Hương là niềm hy vọng cuối cùng để người ta còn có thể tin rằng ở Việt Nam còn có một dòng sông đẹp và trong xanh. Nhưng mọi sự đã đổi thay.

Nạn phá rừng, khai thác vàng, khai thác khoáng sản tràn lan ở những cánh rừng đầu nguồn đã giết chết những dòng sông. Một người lái đò trên sông Hương nói với chúng tôi rằng ông đã chèo đò, đưa khách trên dòng sông này gần 40 năm, chưa kể đến mấy đời tiền nhân trong gia tộc ông cũng chèo đò trên sông Hương, nhưng chưa có ai phàn nàn về con sông hiền hoà này, đến thời ông, chỉ có 10 năm trở lại đây là thấy sông Hương trở nên dơ dáy, dòng chảy cũng bất thường.

Ông quả quyết rằng sông Hương hiền hoà nhất nước, không sâu lắm, không có dòng chảy ngầm và mặt sông lúc nào cũng êm đềm, dịu dàng. Nhưng đó là chuyện ngày trước, bây giờ thì khác, thỉnh thoảng ông nhìn thấy vài bao tải rác hoặc một đoạn gỗ trôi về từ nguồn, có nhiều năm, mùa hè, dòng nước đỏ ngầu. Nhà cầm quyền loan báo rằng đó là do tảo đỏ kết thành màu nước như vậy, nhưng ông không tin, ông biết nước màu đỏ là do chứa quá nhiều máu của rừng.

Giải thích với chúng tôi về khái niệm máu của rừng, ông cười chua chát và lắc đầu nói rằng các con sông bắt đầu đổi màu kể từ khi lâm tặc hoạt động mạnh trên các cánh rừng phía Tây, rồi người ta đào vàng vô tội vạ, đắp đập thuỷ điện quá nhiều khiến cho mọi dòng chảy thay đổi, hoặc là dữ dội, hoặc là cạn khô. Cuối cùng, người chịu thiệt thòi nhất vẫn là nông dân và đại bộ phận lao động nghèo.

Điều người đàn ông này tâm sự khiến chúng tôi liên tưởng đến sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc, sông Vệ ở Quảng Ngãi, sông Bến Hải ở Quảng Trị, sông Danh ở Quảng Bình, sông Mã, sông La ở Tây Bắc, Thanh Hóa, sông Hồng ở Hà Nội... Tất cả các con sông này đều cho cảm giác rất dữ tợn và dơ dáy, nước đục ngầu, dòng chảy cuồn cuộn, có nhiều đoạn bãi bồi trơ cát, làm lệch dòng chảy.

Miền núi đói khổ


Đặc biệt, thượng nguồn các con sông này đều có nhiều đập thủy điện lớn nhỏ, nhiều sông gánh trên mình nó cả vài chục thuỷ điện như sông La, sông Thu Bồn, mỗi con sông chịu đựng vài chục thuỷ điện, dòng chảy bị thay đổi, lưu lượng nước cạn kiệt khiến cho phía hạ lưu bị nước mặn xâm thực liên tục. Đây là mối hoạ lớn đối với người nông dân, trong những năm thời tiết khô hạn, nước mặn lấn vào sông, các cánh đồng chết khát, người nông dân đứng ngồi không yên, mất mùa, đói kém là chuyện dễ thấy nhất.

Thượng nguồn sông Hương cũng không khác mấy so với những con sông còn lại trên đất nước Việt Nam, rừng cũng bị khai thác gỗ, bị đào bới lở loét vì vàng tặc và bị đắp đập, ngăn dòng để làm thuỷ điện. Khi sông Hương và những con sông khác bị ô nhiễm, nguồn nước uống của người dưới đồng bằng bị ô nhiễm trầm trọng, nước có vị mặn, hoặc tanh tưởi bởi lượng rác trong lòng sông quá cao, không thể xử lý.

Nhưng, đó là chuyện của đồng bằng, còn chuyện ở rừng thì thê thảm hơn nhiều. Những người đồng bào dân tộc thiểu số như M'Nông, Tà Ôi trên núi cao gần đây rơi vào đói kém triền miên mặc dù họ sống ngay trên một khối tài sản lớn.

Ông A Đông Khai, người Tà Ôi, huyện Nam Đông, nằm trên dãy Trường Sơn, phía Tây thành phố Huế, cho biết, từ 5 năm trở lại đây, tình hình núi rừng biến động khôn lường, lũ quét, mưa núi, sạt lở đất xảy ra thường xuyên hơn.

Nhưng đó là chuyện không đáng ngại lắm so với chuyện thực phẩm và điều kiện sống, hầu như đồng bào miền núi có cố gắng cách gì cũng không thể làm đủ ăn. Người đi làm rừng, hạ gỗ thuê thì được mỗi ngày 156.000 đồng, nhưng công việc không ổn định, mỗi năm chỉ làm đúng 3 tháng, có năm làm chỉ được 1 tháng, thời gian còn lại vì mưa nguồn, vì động rừng, hoặc lũ quét, họ phải co cụm ở nhà, hái rau rừng, đào củ mài qua bữa.

Khi nghe chúng tôi hỏi vì sao không dự trữ lương thực và thực phẩm khô để cải thiện trong mùa mưa, lúc không đi làm. Ông A Đông Khai lắc đầu nói rằng khoản tiền kiếm được chẳng thấm là bao cho một gia đình 4, 5 người, còn phải lo che chắn nhà cửa, mua các vật dụng cần thiết, thỉnh thoảng mua cho con trẻ vài ổ bánh mì để chúng khỏi thiệt thòi, thèm ăn, số tiền còn lại chỉ đủ để trang trải việc đi chợ với mỗi ngày đúng 5.000 đồng.

Bà Hồ Thị Mốt, người Tà Ôi, cho biết thêm rằng ở Nam Đông, có đến 80% là người dân tộc thiểu số, trước đây họ làm rừng trên những khoảng rừng tự khai phá, nhưng từ năm 2000 cho đến nay, nhà nước thu hồi rừng, người dân còn lại diện tích canh tác rất nhỏ, phải đi làm thuê cho những chủ rừng mới từ đồng bằng lên. Nhiều cây gỗ quý bị triệt hạ để trồng rừng, nhìn mà tiếc đứt ruột.

Bà cho biết thêm là gỗ huỳnh đàn có giá 18 triệu đồng trên 1 ký lô, bà mới nghe đây, chứ trước đây loại cây này có khá nhiều ở Nam Đông, trên những khoản rừng của người dân đã có sẵn vài ba cây thuộc diện cổ thụ, có khi nặng cả vài tấn, nhưng người của nhà nước đã khai thác sạch sẽ từ lâu, lẽ ra, số gỗ quý này phải là của người đã săn sóc và bảo vệ cánh rừng này mấy chục năm nay, nó phải là của dân.

Môi trường xuống cấp, lòng tham tăng cao


Trong khi đó, người dân phải làm thuê lại cho doanh nghiệp ngay trên cánh rừng gắn bó với mình lâu đời, tự tay chặt những khúc gỗ quý của mình giao cho họ, để nhận vài đồng còm mà sống qua ngày, đói rách cũng chằng có ai ngó ngàng, giá gạo mỗi lúc một tăng cao vì mùa màng dưới đồng bằng thất bát, giá xăng tăng, điện cũng tăng, chi phí vận chuyển từ thành phố lên đến Nam Đông quá cao, chính vì vậy, chuyện mua được 1 ký gạo ngon hay 1 con cá tươi đối với bà con miền núi nghe ra không bao giờ có thật.

Đó là chưa nói đến dịch vụ y tế, trường học, nguồn nước uống ở huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên - Huế này vẫn còn thiếu trầm trọng. Một khi rừng chảy máu, những dòng sông chết cạn, cuộc sống của con người cũng khốn khó theo.

Một thầy giáo người Kinh ở Nam Đông, bày tỏ mối lo rằng với cái đà này, không sớm thì muộn, đồng bào miền núi cũng sẽ đối diện với nạn đói vì kế sinh nhai bị đứt đoạn do rừng thu hẹp, giá thực phẩm tăng cao và nạn thất nghiệp tràn lan. Không có thứ gì nguy hiểm hơn cho con người bằng sự xuống cấp của môi trường trong lúc lòng tham thì tăng cao.

Ông cũng nói rằng, sông Hương nói riêng và mọi con sông trên đất nước này nói chung sẽ là thước đo sự trong sạch của môi trường, sự trong sạch và trách nhiệm của nhà nước cũng như sự phồn thịnh của nhân dân, nếu như những con sông này bị khô cạn hoặc dơ dáy, e rằng khó mà có được một nhà nước trong sạch, có trách nhiệm và cũng khó mà có một đời sống phồn thịnh đúng nghĩa trong nhân dân.

Giữa hàng triệu con người phải gánh chịu hậu quả của sự tàn phá thiên nhiên này, có một thiểu số nắm quyền lực và hưởng lợi, nhân dân càng đói khổ vì thiên tai, họ càng có nhiều cơ hội để mau giàu, để thành những ông trùm xã hội chủ nghĩa.

Tường trình từ Huế - Việt Nam

Uyên Nguyên

Nguồn: RFA

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Những dòng sông chảy máu

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@