Hãy hạnh phúc với chính bản thân bạn, với những việc bạn làm và những việc bạn muốn làm!

Steve Maraboli
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TÀI LIỆU » Nghiên Cứu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 08/02/2012 12:00:00 SA)
A  A  A
Chủng viện Thừa sai Kontum - hình thành và phát triển

CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Hoa quả tất yếu của việc truyền giáo ở bất cứ nơi nào trên thế giới là thiết lập nên hàng giáo phẩm và giáo sĩ địa phương, do đó chủng viện đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc hình thành Chủng viện Thừa sai Kontum cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Nhưng, việc hình thành Chủng viện Thừa sai Kontum lại có nét đặc thù riêng, nếu không muốn nói là độc nhất vô nhị. Hai chữ “Thừa Sai” gắn liền với Chủng viện Kontum đã nói lên điều ấy. Sau đây là sơ lược về những lý do hình thành và sự phát triển của Chủng viện Thừa sai Kontum.

1. Dự định thành lập chủng viện tại Miền Truyền giáo Kontum

Năm 1852, sau khi Miền Truyền giáo đã tạm được ổn định, Đức cha CUÉNOT (Thể) đã phân chia ra làm 4 điểm truyền giáo theo tiếng nói của mỗi sắc dân. Đức Giám Mục đặt Cha DESGOUTS (Đề) và Thầy Sáu DO phụ trách Trung tâm Rơhai, truyền giáo cho người Bahnar-Rơngao. Chính Cha DESGOUTS đã được Đức Giám Mục chỉ định làm linh hướng cho cơ sở Rơhai, trong khi chờ đợi sự phát triển tương lai của cơ sở này thành một chủng viện. Vậy có một số chủng sinh sống với ngài ở Rơhai, nhưng suốt ngày chỉ lo “chăm sóc” ghẻ chốc, sốt rét và nhiều thứ bệnh khác hơn là học tiếng Latinh, vì khí hậu quá khắc nghiệt. Vì thế, năm 1852, Đức Giám Mục chỉ thị cho Cha DESGOUTS đem các chủng sinh đến xứ Bơnông, phía nam Kontum, để chủng viện sẽ có nhiều cơ may thành tựu hơn. Nhưng dự tính ấy đã thất bại, vì cả đoàn truyền giáo đã phải bỏ vùng này và trở về Kontum năm 1856.

2. Xây dựng Chủng viện Thừa sai

Sau 80 năm hình thành và phát triển, Miền Truyền giáo Kontum được Toà Thánh nâng lên thành Hạt Tông toà Kontum vào năm 1932. Việc ưu tiên hàng đầu của Đức cha Martial JANNIN, vị Đại diện Tông toà tiên khởi (1933), là thiết lập ngay Trường Truyền giáo (Ecole Apostolique), theo kiểu như của Hội Thừa sai Paris, với mục đích chiêu mộ các ơn gọi từ miền Trung Châu, trong khi chờ đợi sự trưởng thành của các ơn gọi nơi người sắc tộc. Bản thân Đức Giám Mục trước đây, khi còn là linh mục, đã thành công trong việc tổ chức và điều hành Trường CUÉNOT (1908), là trường đào tạo các Yao Phu (thầy giảng người sắc tộc), góp phần làm phát triển Miền Truyền giáo Kontum. Dự định của Đức Giám mục JANNIN càng được thôi thúc vì những lý do sau đây: số tín hữu gia tăng vì có nhiều buôn làng xin tòng giáo, trong khi con số các linh mục thiếu hụt vì già nua hay bệnh tật; các Yao Phu tuy có đông số và giúp việc truyền giáo cách tích cực, nhưng không thể thay thế vai trò của linh mục; hơn nữa dự định lập Trường Truyền giáo của Đức Giám mục Jannin đã được Đức cha DREYER, Khâm sứ Toà Thánh tại Đông Dương, khích lệ; và nhất là Đức Giáo hoàng Piô XI đã chúc lành cho dự án, qua bức thư của Đức Hồng y FUMASOMI BIONDI, Bộ trưởng Bộ Truyền giáo ngày 17-1-1934.

Được khích lệ như thế, nên Đức cha JANNIN đã bắt tay vào việc thiết kế và thi công ngôi Trường Truyền giáo. Chính ngài vừa là kiến trúc sư vừa là đốc công của toà nhà. Trước tiên vị trí được chọn nằm trên một ngọn đồi, đối diện và cách Trường Cuénot 600m về hướng bắc. Đó là một toà nhà dài 100m, hoàn toàn bằng gỗ cà chít, loại danh mộc có thể đương đầu với mối mọt, người Pháp gọi là “Bois de fer” (= gỗ sắt), gồm 2 tầng lầu và 1 tầng trệt. Các cột nhà được đặt trên bệ xây xi măng cao 2 mét. Theo thiết kế, chính giữa là Nhà nguyện, hai cánh hai bên là nhà ở và các lớp học. Từ năm 1933, tiến hành thi công dãy nhà cánh trái (phía đông) và nhà nguyện được dựng lên trước. Chẳng may, khi khung nhà mới được dựng lên, thì một cơn lốc mạnh đã làm cho sụp đổ hoàn toàn. Thế là phải làm lại từ đầu. Với sự kiên nhẫn và quyết tâm của cả thầy lẫn thợ, cuối cùng cánh trái và nhà nguyện cũng hoàn thành, sẵn sàng để khai giảng vào năm 1935. Dãy nhà bên phải nhà nguyện tiếp tục được thi công, và công việc xây dựng dãy nhà này đã hoàn thành cách an toàn vào năm 1937.

Năm 1935, lớp tuyển sinh đầu tiên gồm 80 em người Kinh, hầu hết từ các nơi ở miền xuôi lên. Cha HUTINET (Nhì), mới từ Pháp sang, đặc trách giai đoạn đầu của Trường Truyền giáo, được gọi là Trường Thử (Probatorium). Thời gian ở đây, các em theo học các lớp tiểu học trong 3 năm. Sau đó, khi cánh phải của ngôi nhà hoàn tất (1937), thì nơi này được dùng làm Tiểu Chủng viện. Năm 1938, Tiểu Chủng viện, với Cha J.B. DÉCROUILLE (Tôn) làm giám đốc, mở cửa đón tiếp 25 em còn lại của lớp đầu tiên từ Trường Thử chuyển qua. Sau 5 năm ở Tiểu Chủng viện học tiếng Latinh và các môn khoa học tự nhiên, các chủng sinh sẽ được gởi đi học Triết và Thần học tại một trong những Đại Chủng viện của các Hạt Tông toà khác. Năm 1939, Kontum gởi 3 thầy lưu học tại Địa phận Quy Nhơn, 2 thầy ở Xuân Bích Hà Nội, và 3 thầy ở Pinăng (Mã Lai).

Ngày 16-7-1940, Đức cha JANNIN qua đời. Hai năm sau, kế nhiệm ngài là Đức cha Gioan Liêvin SION, được tấn phong ngày 22-4-1942. Đức cha SION rất đạo đức và giàu kinh nghiệm trong vấn đề đào tạo các ơn gọi. Trước đây, ngài đã lập nên Dòng Thánh Giuse cho Quy Nhơn, và sau này còn lập một Dòng Nữ cho Kontum là Dòng Ảnh Phép Lạ. Ngài rất quan tâm đến vấn đề đào tạo trong chủng viện và còn đích thân tham gia vào việc dạy dỗ nữa.

Năm 1945, khi Thế chiến II vẫn còn chưa kết thúc, sau khi tấn công Đông Dương, quân Nhật tiến lên vùng Kontum. Họ bắt tất cả các thừa sai ngoại quốc, trong đó có Đức cha SION, tạm giam tại Tiểu Chủng viện vài ngày, rồi sau đó đem đi quản thúc tại Dòng Phanxicô Nha Trang, trên một ngọn đồi ven bờ biển Đông. Trong thời kỳ này, Cha Phêrô DƯƠNG NGỌC ĐÁNG phụ trách chủng viện và sau đó cho giải tán chủng sinh về với gia đình. Các chủng sinh, bị phân tán và cách ly, không thể về tựu trường vào tháng 8-1946 như dự trù được, ngoại trừ số chủng sinh thuộc Kontum và Pleiku. Tuy Thế chiến II đã kết thúc, nhưng tình hình chính trị tại Việt Nam rất phức tạp. Những người bị kẹt ở Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên… dần dần tìm cách vượt qua hiểm nguy, quy tụ về Kontum và trình diện các Đấng Bề trên vào những năm 1947-1948. Lúc bấy giờ, Cha Bề trên J.B. DÉCROUILLE (Tôn) lo ổn định số chủng sinh cũ. Đích thân Đức cha SION lo lắng chỉ dẫn từng đại chủng sinh một về các mon thần học cần thiết, như giáo luật và luân lý. Năm 1949, trước khi về Pháp chữa bệnh, Đức Cha đã phong chức linh mục cho 2 Thầy J.B. TRẦN KHÁNH LÊ và Anrê PHAN THANH VĂN thuộc lớp đầu tiên xuất thân từ Trường Truyền giáo, hay nói cách khác là từ Chủng viện Thừa sai Kontum. Các thầy còn lại lần lượt được gửi đi hoàn tất chương trình triết và thần học tại Đại Chủng viện Sài Gòn.

Ngày 19-8-1951, Đức cha SION qua đời tại Pháp. Một tân Giám mục trẻ hoạt bát, nhân bản và nhiệt thành với việc truyền giáo lên kế nhiệm, đó là Đức cha Phaolô Lêô SEITZ (Kim). Ngài được tấn phong giám mục tại Hà Nội ngày 3-10-1952. Trước khi về nhiệm sở mới là Địa phận Kontum, Đức Cha trao việc quản trị và giáo dục “Gia đình Têrêxa” của ngài, ở Thái Hà ấp, Đống Đa, Hà Nội, cho Hội Dòng Don Bosco đảm nhiệm hướng dẫn.

Lo lắng đào tạo linh mục cho tương lai, Đức Cha luôn muốn tuyển chọn một số thanh thiếu niên thuộc “Gia đình Têrêxa” vào Chủng viện Thừa sai Kontum, nên ngài xin các linh mục Dòng Don Bosco tuyển lựa một số học sinh có khả năng và ý hướng “đi tu”, và lo liệu cho các học sinh này vào giáo phận ngài đang đảm nhiệm. Đã có 2 đợt vào Kontum:

Đợt I: Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ (7/5/1954), khoảng 30 em thuộc gia đình Têrêxa được gửi vào Kontum với ý hướng theo ơn gọi linh mục.

Đợt II: Sau Hiệp định Genève (20/7/1954), khoảng 25 em vào Kontum cũng với ý hướng trên.

Tại thị xã Kontum, từ năm 1951-1953, Cha Giám đốc J.B. DÉCROUILLE (Tôn) tuyển mộ lớp chủng sinh mới, với sỉ số 18 em. Ngài bắt đầu ổn định nơi ăn chốn ở, nhưng thiếu hụt mọi thứ và việc học hành cũng chưa được như lòng mong ước. Số chủng sinh này và các chủng sinh thuộc “Gia đình Têrêxa” vừa đến được gởi vào Tiểu Chủng viện Sài Gòn tu học.

Vả lại, số chủng sinh vẫn còn ít, nên đầu năm 1955, Giám mục gửi thư đến các địa phận xin ơn gọi chủng sinh và đặt Linh mục THOMANN (Mẫn) làm Giám đốc Chủng viện Thừa sai Kontum, Linh mục Phêrô TRẦN THANH CHUNG làm quản lý kiêm dạy học. Ban giáo sư còn có các thầy KHẮC, thầy TRÍ…

Niên khoá 1955-1956, số chủng sinh là 70, nhưng rất đa dạng, gồm cả 3 miền: Nam, Bắc, Trung. Chẳng những học lực khác nhau, tâm lý khác nhau vì chênh lệch về tuổi tác, mà thời gian tựu trường cũng không đồng nhất, cứ lai rai trong suốt cả năm. Do đó, niên học này chủ yếu là thời gian xếp đặt, ổn định nơi ăn chốn ở và phân loại chia lớp cũng như bổ túc giáo sư cho thời gian sắp tới.

3. Phát triển

Niên khoá 1956-1957: Đức Giám mục thay thế Bề trên chủng viện. Cuối niên khoá, ngài đặt Cha Alexis PHẠM VĂN LỘC làm Bề trên Chủng viện thay Cha THOMANN. Các sư huynh Lasan phụ trách dạy một số môn học tại chủng viện cho chủng sinh. Những niên khoá sau, các chủng sinh những lớp nhỏ ra học tại Trường Lasan Kim Phước được xây dựng bên cạnh chủng viện, nay là “Trường Tiểu học Thực hành Sư phạm Kontum”. Tuy nhiên, còn thiếu giáo sư cho các lớp cấp ba và cần ổn định lâu dài hơn, nên số chủng sinh dần dần được gửi tu học tại các Chủng viện Piô XII của Hà Nội (tại Sài Gòn), Chủng viện Vinh (tại Thủ Đức), Chủng viện Dòng Phanxicô (Thủ Đức), hay Chủng viện Dòng Chúa Cứu Thế (Sài Gòn).

Song song với chương trình Việt, ngài quyết định đào tạo tại chỗ một thế hệ chủng sinh có nền học vấn chắc chắn và có phẩm chất hơn: ngài cho áp dụng chương trình Pháp. Hầu hết các chủng sinh được tuyển chọn theo chương trình Pháp từ đó. Năm 1966, Giám Mục đã thành lập một chi nhánh Chủng viện Thừa sai Kontum tại thành phố Đà Lạt và đặt Linh mục Phaolô LÊ QUANG TRINH làm giám đốc kiêm quản lý, cùng với một số linh mục thừa sai Pháp làm giáo sư. Chi nhánh này gồm 4 lớp lớn, từ lớp đệ tứ đến lớp đệ nhất (chương trình Pháp), các chủng sinh đi học tại Trường Collège d’Adran của các Sư huynh Dòng Lasan. Chủng viện và nhà trường hợp tác với nhau về vấn đề giáo dục. (Qua năm sau, Chủng viện Nha Trang cũng cùng tham gia vào chương trình này). Cũng ngay trong năm 1966 đó, Cha LÊ QUANG TRINH đột ngột qua đời vì tai nạn xe hơi. Lập tức, Đức Cha cho Linh mục Phêrô TRẦN THANH CHUNG lên thay thế và điều hành chủng viện cho đến năm 1974. Kế nghiệp Cha Chung là Linh mục Giuse BÙI ĐỨC VƯỢNG làm giám đốc và Linh mục Phêrô NGUYỄN VĂN ĐÔNG làm quản lý. Vì thời cuộc, chi nhánh tại Đà Lạt này chỉ tồn tại cho đến năm 1975 mà thôi.

Trở lại Chủng viện tại Kontum, năm 1969, Cha Alexis LỘC thôi làm giám đốc để đi tu nghiệp bên Pháp. Linh mục Giuse ĐOÀN ĐỨC THIỆP lên thay. Sau Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, vì chiến tranh, Đức cha SEITZ (Kim) cho di tản chủng viện lên Đà Lạt, vì mượn được ngôi nhà Học viện của Dòng Chúa Cứu Thế đang để không. Tại đây, Cha THIỆP tiếp tục điều hành các lớp nhỏ (các lớp đệ nhất cấp chương trình Pháp) và cũng đóng cửa vì biến cố 1975.

Sau biến cố tháng 4-1975, Đức Giám Mục cho quy tụ các chủng sinh Kontum từ mọi nơi về Chủng viện tại Kontum để tiếp tục học các môn học triết và thần học. Linh mục Giuse BÙI ĐỨC VƯỢNG được đặt làm bề trên và Linh mục NGUYỄN VĂN ĐÔNG làm quản lý, đồng thời một số linh mục có khả năng gấp rút dạy những môn cần thiết cho đời sống linh mục sau này. Nửa năm sau, Chủng viện bị giải thể, toà nhà “Chủng viện Thừa sai Kontum” bị đóng cửa. Tuy nhiên, ơn gọi linh mục thừa sai vẫn còn được duy trì nơi này nơi khác dưới nhiều dạng khác nhau.

Dù mộng ước thuở ban đầu (truyền giáo cho cả Đông Dương) có lẽ không thực hiện được, nhưng toà nhà “Chủng Viện” vẫn luôn là một biểu tượng có sức hun đúc tinh thần truyền giáo của mọi thành phần dân Chúa trong Giáo phận Kontum dành cho đồng bào sắc tộc, và là biểu tượng liên kết các cựu chủng sinh Kontum trên toàn thế giới. Về mặt kiến trúc, “Chủng viện Thừa sai Kontum”, số 56, đường Trần Hưng Đạo, TP. Kontum, quả là một kiệt tác của Đức cha JANNIN để lại cho hậu thế, bằng chứng là ngày nay toà nhà đã trở thành một trong những điểm đến không thể bỏ qua của khách du lịch thập phương khi thăm Thành phố Kontum.

 

Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Chủng viện Thừa sai Kontum - hình thành và phát triển

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   73 tin bài trong TÀI LIỆU » Nghiên Cứu
  Tại sao Vatican II gọi Giáo hội là ‘Dân Thiên Chúa’ | Father Joseph Thomas
  Câu chuyện chưa biết về Quả cầu vàng của Đền thờ Thánh Phêrô | Mi Trầm
  Bảy sự Thương khó của Đức Maria | Cao Nguyên
  Mộ Thánh Phêrô: Khi khoa học khẳng định Truyền thống | Thérèse Puppinck
  Các giám mục nói rằng thuỷ phân (an táng bằng nước) không khả thi đối với người Công giáo | J-P Mauro
  Tại sao Thánh Bonaventura được mệnh danh là “Bác sĩ thiên thần” | Philip Kosloski
  Cách Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina lan rộng ra toàn thế giới | TT
  Nhà thần học luân lý giải thích Giáo huấn Công bình về Chiến tranh và Cuộc chiến ở Ukraine | Cao Nguyên
  Lịch sử đầy biến động của Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Mátxcơva | Cao Nguyên
  Con Hổ trong văn hoá Việt | Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Điều gì xảy ra tại buổi Dâng Chúa vào Đền thánh? | Jimmy Akin
  Phúc đáp của Bộ Giáo lý Đức tin đối với nghi vấn về việc chúc phúc cho kết hiệp đồng giới | VoetCatholic
  Cảm tưởng về Tết trong Nam | Vương Hồng Sển
  Tục tắm nước lá mùi đêm Tất niên: ‘Tẩy sạch’ những muộn phiền năm cũ | Tuệ Anh
  Tướng do tâm sinh: Người thiện tâm có tướng mạo hiền lành phúc hậu | An Hoà
  Thủ tục filibuster là gì và tại sao filibuster quan trọng với nước Mỹ? | Hải Đăng
  Đạo Công giáo có cho phép thuỷ táng không? | Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
  3 cách Rửa tội khác nhau trong Giáo hội Công giáo | Mi Trầm
  Điều kỳ diệu của Orvieto: Nguồn gốc ấn tượng của Lễ Mình Máu Thánh Chúa | Kathy Schiffer
  Tâm lý ngày Tết | Thượng Chi (Phạm Quỳnh)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@