Với tất cả những sự giả dối, đau khổ và cả những giấc mơ tan vỡ, thì thế giới này vẫn luôn tươi đẹp. Hãy vui lên. Hãy đấu tranh để giành lấy hạnh phúc.

Max Ehrmann
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TÀI LIỆU » Nghiên Cứu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 10/11/2010 12:00:00 SA)
A  A  A
75 năm Chủng viện Thừa sai Kontum (1935-2010) (2)

III. CHỦNG VIỆN THỪA SAI KONTUM - THĂNG TRẦM THEO TỪNG GIAI ĐOẠN

A. GIAI ĐOẠN 1935-1955

Chúng tôi vừa trình bày dự án, những khó khăn trong việc thực hiện xây dựng cơ sở, khó khăn về mặt tài chính... trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, để chúng ta có cái nhìn toàn bộ, trong giai đoạn này, chúng tôi xin trình bày rõ hơn việc đào tạo linh mục trong địa phận nói chung và tại Chủng viện Thừa sai nói riêng trong giai đoạn 20 năm (1935-1955) qua những thành quả gặt hái được.

Thật thế, các dự án thiết lập Hội Linh mục Thừa sai Việt Nam tại vùng Kontum đã được các vị Bề trên, nhất là Đức cha JANNIN, Giám mục Đại diện Tông toà, cố gắng hết sức thực hiện về mặt pháp lý cho Hội Linh mục Thừa sai Việt Nam, cũng như dự án kiến thiết cơ sở, chương trình đào tạo. Những bước đầu dù có những khó khăn, nhưng cũng đạt được những thành quả đáng khích lệ.

1. Địa phận đào tạo linh mục

Có một số chủng sinh Địa phận MẸ - QUI NHƠN được phân phối cho Hạt Đại diện Tông toà KONTUM, số chủng sinh địa phương theo tiếng Chúa gọi vào chủng viện trước khi chia địa phận vẫn tiếp tục học tại Tiểu Chủng viện Làng Sông, hoặc các đại chủng sinh được gửi tu học tại Đại Chủng viện Qui Nhơn hay Pinăng hay tại Hà Nội.

Trong khi đó, số tiểu chủng sinh được nhập học và được đào tạo tại trường Dự Bị (Probatorium) của địa phận nhà. Trong năm 1939, Tiểu Chủng viện (lớp cinquième): Cha Gioan Baotixita Dérouille làm Bề trên, Cha Aloys Asseray làm linh hướng, có 30 chủng sinh. Cha Gustave HUTINET NHÌ làm Bề trên Trường Dự Bị, Cha Aloys Asseray làm linh hướng và 3 Sư huynh Dòng Thánh Giuse làm giáo sư, với 60 chủng sinh. Học xong Trường Dự Bị, các chủng sinh tiếp tục lên Tiểu Chủng viện địa phận theo chương trình đã đề ra. Bản tường trình của Cha Bề trên HUTINET gửi cho Đức Cha về sinh hoạt của Chủng viện Thừa sai vẫn hưng thịnh qua hết năm 1939[1].

Chính Đức Cha quan tâm đặc biệt về đời sống vật chất, tiện nghi, nhất là tinh thần liên quan đến đời tu.

Về nhân sự đào tạo, dù địa phận thiếu hụt linh mục, nhất là nhu cầu  mục vụ mỗi ngày một gia tăng kể cả những vùng cực nam như vùng Ban Mê Thuật giáo dân cũng xin gửi đến đó linh mục chăn dẫn đoàn chiên Chúa, thì Đức Cha vẫn ưu tiên tìm những linh mục đạo đức và đầy đủ khả năng để đảm trách chủng viện. Ngoài ra, Đức Cha còn cắt đặt một số thầy Sư huynh Dòng Thánh Giuse [2] và một số thầy giảng người kinh hay một số thầy đại chủng sinh phụ trách dạy tiểu chủng viện này. Con số chủng sinh trước khi thành lập Trường Truyền giáo và những chủng sinh xuất thân từ Trường Truyền giáo này trong năm 1939 như sau:

CHỦNG VIỆN [3]:

“Chủng sinh: 8 (3: ; 2: Xuân Bích Hà Nội; 3: Đại Chủng viện Qui Nhơn); Tiểu Chủng viện: 1; tiểu chủng sinh: 30; Trường Dự Bị: 1; với số  học sinh: 60”.    

Nhìn chung, công việc điều hành cũng như đào tạo chủng sinh ổn định trong thời gian 1935-1940.

2. Những thăng trầm

Cũng như bao công việc của Chúa, con đường đi của Chủng viện Thừa sai Kontum cũng có những Thập giá, các thử thách, những thăng trầm. Ý định của Thiên Chúa sâu thẳm khác với dự tính của loài người, để không ai tự cho rằng thành công là do tài năng của nhân loại.

Một số linh mục thừa sai bị đau ốm như Cha Bề trên HUTINET NHÌ lâm bệnh nặng phải qua Hồng Kông điều trị cuối tháng 11-1939. Một số linh mục thừa sai khác bị động viên quân dịch vì thế chiến thứ hai sắp bùng nổ: Cha Renaud, Cha Curien, Cha Giffard và cha Romeuf bị gọi về Sài Gòn; địa phận còn 13 linh mục mà đa số các linh mục lảo đảo vì mục vụ quá nặng trên vai.[4]

Một thiệt thòi to lớn cho địa phận cũng như cho Chủng viện đó là cái chết của Đức cha JANNIN vào tháng 7-1940. Lúc đó các chủng sinh nghỉ hè không gặp được vị sáng lập Chủng viện Thừa sai đạo đức, lão luyện, người Cha Già tốt lành. Người đã ra đi vĩnh biệt trong một giai đoạn thời cuộc biến chuyển và khó khăn.

GIÁM MỤC GIOAN SION (KHÂM), ĐẠI DIỆN TÔNG TOÀ KONTUM (1942-1951)

1. Tiểu sử

- Tên thật: Jean Liévin Sion   

- Sinh: 10.06.1890, tại Estaire (Pháp)

- 11-9-1908: Gia nhập Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris

-         20-3-1920: Thụ phong linh mục

-    4-8-1920 : Đến Địa phận Đông Đàng Trong

-    Năm 1920: Học tiếng Việt tại Gò Dài, địa sở Gò Thị

-    Tháng 1-1921: Phụ trách họ Phú Thượng (Đà Nẵng)

-    Tháng 9-1923: Giáo sư  Đại chủng Viện Đại An

-    19-3-1924: Chánh xứ địa sở Nhà Đá

-    5-7-1926: Phụ trách thành lập Dòng Thánh Giuse

-    22-4-1942: Tấn phong Giám mục tại Nhà thờ Chính toà Qui Nhơn

-    Khẩu hiệu: “DELEXI TE” (Ta đã yêu thương con) (Gr 31,3)

-    28-4-1942: Nhậm chức Giám Quản Địa Phận Kontum

-    19-8-1951: Tạ thế tại Monbeton (Pháp).

Đang giữ chức vụ Giám đốc Dòng "Các Sư huynh Thánh Giuse" tại Kim Châu thuộc Hạt Tông toà Mẹ (Qui Nhơn), Cha Gioan SION (Khâm) được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Đại diện Tông toà vào ngày 23-12-1941, kế nhiệm Đức cha JANNIN (Phước). Sau 2 tháng do dự, ngài đã phúc đáp chấp nhận trách nhiệm được trao phó và ngày 24-4-1942, lễ tấn phong Giám mục được tổ chức tại Nhà thờ Chính toà Qui Nhơn, với khẩu hiệu “Dilexi Te(Ta đã yêu thương con) (Gr 31,3). Sau đó Đức tân Giám mục lên Kontum chính thức nhận trách nhiệm Đại diện Tông toà Hạt Tông toà Kontum. Ngài đã chuyển nơi cư trú Giám mục từ Trường Cuenot về nhà xứ chính toà Kontum.

Ngày 5-2-1943, Đức Giám mục đã dâng hiến toàn thể Giáo phận cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Trinh Nữ Maria. Nghi thức dâng hiến diễn ra trọng thể tại Nhà thờ Chính toà. 

2. Tân Giám mục kinh nghiệm và đạo đức

Tuy nhiên, Chúa an bài xếp đặt cho địa phận được một vị Giám mục: Đức cha GIOAN SION KHÂM kinh nghiệm và đạo đức trong vấn đề đào tạo ơn gọi linh mục tu sĩ. Ngài tiếp tục công việc của vị tiền nhiệm như: trường thừa sai, trường thầy giảng dân tộc, các trường học tại các họ đạo hoặc tổ chức các dự án mà Đức cha JANNIN chưa hoàn thành như: Dòng nữ dân tộc... Tất cả đều dồn vào việc huấn luyện nhân sự, nhất là đào tạo linh mục tương lai, là những đối tượng quan trọng của ngài.

Trường thừa sai phải trở nên vườn ươm các thừa sai Việt Nam trên xứ người Thượng và chương trình của Đức cha JANNIN làm cho ngài (Đức cha SION) lưu ý. Ngài quan tâm nhiều các “thỉnh nhân” thừa sai này và mỗi tuần thường đi bằng ngựa, ngài từ Toà Giám Mục[5] đến trường để huấn đạo cho họ. Điều hành việc giáo huấn, ngài khuyến khích việc học hành của họ; chính ngài cũng dự các cuộc thi có các vị trong ban cố vấn của các chủng viện tham dự. Vào tháng 7-1943, 14 chú rời ghế nhà trường ra đi: 7 chú đến Chủng viện Quinhơn, 7 chú đi giúp xứ”.[6]

3. Tình trạng chủng sinh trong thời kỳ Thế chiến II

Nhưng khi Thế chiến II bùng nổ, Đức Cha đặc biệt quan tâm chuẩn bị cho chủng sinh về đời sống tận hiến và luôn luôn hướng về đất dân tộc Tây Nguyên để nuôi dưỡng tinh thần truyền giáo. Năm 1945, quân phiệt Nhật tấn công Đông Dương và tiến lên vùng KONTUM, bắt tất cả các cha thừa sai và cả Đức Cha địa phận  tạm giam tại tiểu chủng viện vài ngày rồi sau đó quản thúc tại Nha Trang. Trong thời kỳ này, Cha Phêrô Dương Ngọc Đáng phụ trách chủng viện và sau đó ngài cho giải tán chủng sinh về lại gia đình. Các chủng sinh bị phân tán và bị cách ly với địa phận trong những nơi mà không thể về lại địa phận theo ngày ấn định tựu trường vào tháng 8-1946 được. Ngoại trừ số chủng sinh tại thị xã Kontum, Pleiku và vùng ven Kontum, còn tất cả  đại chủng sinh hay tiểu chủng sinh bị kẹt ở  Trung Châu. ­

4. Đại chủng viện

Thế chiến và nội chiến lại tiếp nối nhau. Trước tình hình mới của xã hội, Đức cha Sion xúc tiến việc thiết lập Trường Lý Đoán (đại chủng viện) riêng cho Giáo phận Kontum, vì tình hình lúc bấy giờ không thể gửi các chủng sinh vào Sài Gòn hay ra Hà Nội được nữa. Trước đây, Đức Cha đã ban hành thiết lập các Phân khoa Đại Chủng viện Kontum (Facultates Majoris Seminarii Kontumensis). Năm 1946, ngài ký ban hành Quy chế của Đấng Bản quyền cho Đại Chủng sinh Kontum (Statuta Ordinarii pro Alumnis Majoris Kontumensis). Trường Lý Đoán đã bắt đầu hoạt động với con số khiêm tốn khoảng 10 chủng sinh. Chính ngài làm giám đốc, Cha CRÉTIN (Xuân) làm giáo sư, Cha THOMANN (Mẫn) làm quản lý.

Vào tháng 8-1946, các chủng sinh tựu trường. Chúng tôi xin ghi lại đây những tâm tư và nỗi lo lắng của cả Giám mục Giáo phận vì chiến sự ngăn trở:

“Than ôi, chiến tranh trở lại, các chủng sinh phải phân tán, nhiều người  mất ơn kêu gọi và mặc dù Đức Cha lo lắng chỉ bảo cho họ. Khi tựu trường vào tháng 8-1946, chính ngài phải giữ ghế giáo sư dạy giáo luật và luân lý tại Chủng viện Kontum, chỉ có hai trên 14 người nay là linh mục của vùng thừa sai được Đức Cha phong chức linh mục, trước khi ngài lên đường về Pháp”.[7]

Những chủng sinh này dần dần tìm cách vượt qua hiểm nguy qui tụ về Kontum và trình diện Đức Cha vào những năm 1947, 1948. Lúc bấy giờ Cha Bề Trên J.B. Décrouille TÔN lo ổn định số chủng sinh cũ. Trường CUENOT cũng bắt đầu học lại[8]. Chính Đức Cha lo lắng chỉ dẫn từng đại chủng sinh về các môn thần học cần thiết cũng như về đời sống tìm hiểu ơn thiên triệu của số đại chủng sinh này.

Theo Échos năm 1948, Cha J.B. DÉCROUILLE TÔN làm Bề trên Chủng viện Thừa sai, có 14 tiểu chủng sinh, 12 đại chủng sinh, trong số đó có 6 thầy theo ban triết và 6 thầy khác theo ban thần học. Số đại chủng sinh này được địa phận gửi vào Đại Chủng viện Sài Gòn tu học vào năm 1948. Riêng tiểu chủng sinh, mỗi năm đều thu nhận lớp mới, nhưng đa số ở trong địa phận nhà mà thôi. Chương trình đào tạo chủng sinh tại chủng viện thừa sai tương đối ổn định, dù gặp khó khăn thiếu giáo sư phụ trách. Bầu không khí chính trị có phần ảnh hưởng đến sinh hoạt nội bộ cho đến biến cố năm 1945.

5. Canh tân đời sống gia đình, quan tâm thành lập các đoàn thể cầu nguyện cũng như Công giáo Tiến hành trong các họ đạo là nhân tố lâu bền, hầu xây dựng nền tảng vững chắc cho ơn gọi người bản xứ

Tờ thông tin chính thức của Giáo phận[9] đã liệt kê hầu hết các Hiệp-Hội đào tạo nhân sự: Hội Thừa sai người Annam, Hiệp hội Thánh Phanxicô Xavie (25-10-1936) để hỗ trợ tài chính, Dòng Ảnh Phép Lạ cho thiếu nữ Dân tộc bản địa (6-4-1947) chuyên chăm giáo dục gia đình người dân tộc; các Hiệp-Hội đạo đức hay Công giáo Tiến hành, như Hội Mân Côi được Giáo Hội thiết lập năm 1905, Hiệp hội Hiền Mẫu Công Giáo được Cha ALBERTY (Hiền) thành lập tại địa sở Tân Hương vào ngày 7-10-1948, Hiệp hội Thánh Phanxicô Régis do Đức Giám mục SION thiết lập vào ngày 1-6-1944 tại địa sở Phương Nghĩa, Thiếu Nhi Thánh Thể được thành lập tại nhiều địa sở Kinh và từ ngày 1-8-1949 với quy chế hướng dẫn của Đức cha SION. Hội Thiếu Nhi Thánh Thể đã được thành lập hầu hết các địa sở Kinh cũng như Dân tộc, Hội Các Đẳng và nhiều hiệp hội khác cũng được thành lập.

Sau Lễ Mừng Đệ Nhất Bách Chu Niên kỷ niệm truyền giáo tại Tây Nguyên (1850-1950), Đức cha SION lâm trọng bệnh. Thứ hai sau Phục Sinh năm 1950, ngài đã phải rời Kontum về Pháp, một mặt dự Tổng Công hội Hội Thừa sai Paris, mặt khác để điều trị với lời hứa 4 tháng sẽ mau trở về. Toàn thể tín hữu trong Hạt Tông toà Kontum cầu nguyện cho ngài được mau chóng khỏi bệnh, nhưng ngài qua đời tại Montbeton, Pháp, vào ngày 19-8-1951. Một ngày sau, ngày 20-8[10], Kontum nhận được điện tín báo tin. Một nỗi buồn bao trùm trên tất cả[11]. Hạt Tông toà lại được đặt dưới quyền nhiếp chính của Cha Bề trên RENAUD (Ái) cho đến ngày 3-10-1952, là ngày Đức tân Giám mục Phaolô SEITZ (Kim) được tấn phong Giám mục tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội.

Khoá nhập học đầu tiên (năm 1935) vào Trường Bự Bị (Probatorium) gồm 80 học sinh, ra trường được 8 linh mục, trong đó có 6 linh mục thuộc địa phận nhà và 2 thuộc địa phận khác. Sau đây là danh sách các cha:

STT

DANH TÁNH

Sinh

Vào CVK

Thụ phong Lm

Địa chỉ

Qua đời

1

JB. Trần Khánh Lê

1923

1935

1949

29/7/1985

2

Anrê Phan Thanh Văn

1925

1935

1949

19/10/2008

3

Giacôbê Nguyễn Tấn Đường

1919

1935

1953

TGM

4

Gioakim Chế Nguyên Khoa

1919

1935

1953

5/7/1970

5

Gioakim Nguyễn Thúc Nên

1921

1935

1954

TGM

6

Phêrô Nguyễn Hoàng

1920

1935

1958

TGM

28/8/2009

Linh mục ngoài giáo phận

7

Giuse Võ Quang Linh, OMI

1920

1935

1954

Lào

Pháp

8

Giacôbê Nguyễn Thành Tri

1922

1935

1961

Qui Nhơn

2/3/2000

ĐỨC CHA PHAOLÔ SEITZ KIM (1952-1975)

-  ĐẠI DIỆN TÔNG TOÀ HẠT TÔNG TOÀ KONTUM (1952-1961)

-  GIÁM MỤC CHÍNH TOÀ (1962-1975)

Đức cha Gioan SION (Khâm) qua đời, Cha Phaolô SEITZ (Kim), lúc bấy giờ đang coi Cô Nhi viện Kitô Vua ở Thái Hà ấp, Hà Nội, được bổ nhiệm kế vị. Lễ tấn phong đã diễn ra tại Nhà thờ Lớn Hà Nội ngày 3-10-1952.

1. Tiểu sử

- Sinh: 22-12-1906

- Tại: HAVRE, PHÁP

- 14-9-1929: Gia nhập Hội Thừa sai

- 14-7-1937: Thụ phong linh mục

- 14-7-1937: Được cử đi Hà Nội

- 1937-1952: Công tác ở Hà Nội

- 3-10-1952: Thụ phong Giám mục tại Hà Nội

- 1952-1975: Nhận nhiệm sở tại Giáo phận Kontum

- Ra khỏi Việt : 15-8-1975

- Tạ thế tại Paris (VAl-DE-GRÂCE) ngày 24-2-1984

- Định hướng

Dưới sự dìu dắt của vị tân Giám mục, Địa phận Kontum đã có những bước tiến vượt bậc. Là con người đầy nhiệt huyết, với tuổi đời 46, Đức cha Paul Seitz đã hăng say bắt tay củng cố Hạt Tông toà Kontum sau nhiều năm chiến tranh. Ngài suy nghĩ về thực trạng xã hội và thời cuộc đang diễn biến trên Hạt Tông toà Kontum và vạch ra một kế sách mục vụ tổng quát ngay từ  giữa năm 1953.

Thật vậy, trong bức thư viết từ Rôma gửi cho các linh mục trong Giáo phận, đề ngày 15-5-1953, đăng trong báo Echos de la Mission, Organe officiel de la Mission de Kontum, số 61, Đức cha Phaolô SEITZ đưa ra một số điểm như là chương trình hành động của ngài. Trước hết, cần có thêm các linh mục từ  Hội Thừa sai Paris; tiếp đến, cần có thêm các linh mục người Việt Nam, do đó phải vận động trong các Hạt Tông toà khác để chiêu mộ các ơn gọi cho Chủng viện Thừa sai Kontum, đồng thời cũng tuyển lựa các ơn gọi nơi người dân tộc bản địa; mời các hội dòng, tu sĩ đến hiện diện và cộng tác trong công việc mục vụ; và tạo nên những nguồn tài chánh để có thể tự túc phát triển, vì không thể sống chỉ bằng những trợ giúp từ bên ngoài.

3. Lo lắng đào tạo linh mục cho tương lai

Đức Cha luôn muốn tuyển chọn một số thanh thiếu niên thuộc “Gia đình Têrêxa” vào Chủng viện Thừa sai Kontum, nên ngài xin các linh mục Dòng Don Bosco tuyển lựa một số học sinh có khả năng và ý hướng “đi tu”, và lo liệu cho các học sinh này vào giáo phận ngài đang đảm nhiệm. Đã có 2 đợt vào Kontum:

Đợt I: Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ (7/5/1954), khoảng 30 em thuộc gia đình Têrêxa được gửi lên Kontum với ý hướng theo ơn gọi linh mục.

Đợt II : Sau Hiệp định Genève (20/7/1954), khoảng 25 em được gửi lên Kontum cũng với ý hướng trên.

Tại thị xã Kontum, từ năm 1951-1953, Cha Giám đốc J.B. DÉCROUILLE (Tôn) tuyển mộ lớp chủng sinh mới, 18 em. Ngài bắt đầu ổn định nơi ăn chốn ở, nhưng thiếu hụt mọi thứ và việc học hành cũng chưa được như lòng mong ước. Số chủng sinh này và các chủng sinh thuộc “Gia đình Têrêxa” vừa đến, được gửi vào Tiểu Chủng viện Sài Gòn tu học.

BẢNG I:  CÁC BỀ TRÊN TỪ 1935 ĐẾN 1975

NIÊN HỌC

BỀ TRÊN

BỊ CHÚ

1935-1940

Cha Gustave Hutinet Nhì

BT Chủng viện (KT)

1940-1945

Cha J.B. Décrouille TÔN

BT Chủng viện (KT)

1945-1946

Cha Phêrô Dương Ngọc Đáng

Quyền BT Chủng viện (KT)

1946-1955

Cha J.B. Décrouille TÔN

BT Chủng viện ( KT)

1955-1957

Cha René Thomann MẪN

BT Chủng viện ( KT)

1957-1969

Cha Alexis Phạm Văn Lộc

 BT Chủng viện ( KT)

1966

 Phaolô Lê Quang Trinh

BT cấp III (Đà Lạt)

1966-1974

Cha Phêrô Trần Thanh Chung

BT cấp III (Đà Lạt)

1969-1975

Cha Giuse Đoàn Đức Thiệp

coi cấp II

1974-1975

Cha Giuse Bùi Đức Vượng

BT cấp III

Hình các chú Khoá I năm 1935

BẢNG III: LINH MỤC

XUẤT THÂN TỪ CHỦNG VIỆN THỪA SAI

(Từ 1949 đến năm 1974)

Còn tiếp…



[1] x. Bulletin, năm 1940, tr. 356-357. Xin xem thêm: Les missions Catholiques en Indochine - 1939 - Nhà in Hội Thừa sai Paris, tr. 217.

[2] Chúng tôi xin ghi lại từng niên học từ 1935 đến 1945 các thầy Dòng GIUSE dạy trong Trường Dự Bị (Probatorium) và Tiểu Chủng viện Thừa sai. Tài liệu này được quý Dòng Giuse trích trong Échos du Couvent des Petits Frères de St. Joseph gửi cho người soạn viết bài này:

  Niên khoá 1935-1936: tại Trường Dự Bị (Probatorium): thầy Jacques Hoàng; niên khoá 1937-1938: tại Probatorium: thầy Jacques Hoàng; Joachim Thành, Philippe Hào; niên khoá 1938-1939: tại Probatorium: Thầy Jacques Hoàng, Philippe Hào, Jules Dễ; niên khoá 1939-1940: tại Probatorium: Philippe Hào, Gaston Triều; Tiểu Chủng viện: Jules Dễ; niên khoá 1940-1941: Probatorium: Pilipphe Hào, Gaston Triều; Tiểu Chủng viện: Ambroise Châu; niên khoá 1941-1942 và niên khoá 1942-1943: Probatorium: Gaston Triều; Tiểu Chủng viện: Philippe Hào, Ambrose Châu; niên khoá: 1943-1944: Probatorium: Gaston Triều, Colomban Quới; Tiểu Chủng viện: Ambrose Châu.

[3] x. Les missions Catholiques en Indochine - 1939 - Nhà in Hội Thừa sai Paris, tr. 217 và 200.

[4] x. Bulletin năm 1940, tr. 287-288.

[5] Toà Giám mục lúc đó tại Nhà thờ Chính toà KONTUM.

[6] Tiểu sử của Đức cha SION, Échos Địa phận Kontum số đặc biệt năm 1952, lưu tại TGM. Kontum.

[7] Xin xem tiểu sử của Đức cha SION trong Échos đặc biệt năm 1951, lưu tại TGM. Kontum.

  Năm 1949, hai linh mục tiên khởi xuất thân từ Chủng viện Thừa sai KONTUM là Cha TRẦN KHÁNH LÊ và PHAN THANH VĂN.

[8]  x. Échos, tháng 2-1947, tr. 2.

[9]  Échos de la Mission, Vicariat Apostolique de Kontum”, tháng 8-1949, tr. 8- 9.

[10]  x. Échos, 1951, tr. 61.

[11]  Ibid. năm 1951, tr. 61.

Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

75 năm Chủng viện Thừa sai Kontum (1935-2010) (2)

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   73 tin bài trong TÀI LIỆU » Nghiên Cứu
  Tại sao Vatican II gọi Giáo hội là ‘Dân Thiên Chúa’ | Father Joseph Thomas
  Câu chuyện chưa biết về Quả cầu vàng của Đền thờ Thánh Phêrô | Mi Trầm
  Bảy sự Thương khó của Đức Maria | Cao Nguyên
  Mộ Thánh Phêrô: Khi khoa học khẳng định Truyền thống | Thérèse Puppinck
  Các giám mục nói rằng thuỷ phân (an táng bằng nước) không khả thi đối với người Công giáo | J-P Mauro
  Tại sao Thánh Bonaventura được mệnh danh là “Bác sĩ thiên thần” | Philip Kosloski
  Cách Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina lan rộng ra toàn thế giới | TT
  Nhà thần học luân lý giải thích Giáo huấn Công bình về Chiến tranh và Cuộc chiến ở Ukraine | Cao Nguyên
  Lịch sử đầy biến động của Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Mátxcơva | Cao Nguyên
  Con Hổ trong văn hoá Việt | Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
  Điều gì xảy ra tại buổi Dâng Chúa vào Đền thánh? | Jimmy Akin
  Phúc đáp của Bộ Giáo lý Đức tin đối với nghi vấn về việc chúc phúc cho kết hiệp đồng giới | VoetCatholic
  Cảm tưởng về Tết trong Nam | Vương Hồng Sển
  Tục tắm nước lá mùi đêm Tất niên: ‘Tẩy sạch’ những muộn phiền năm cũ | Tuệ Anh
  Tướng do tâm sinh: Người thiện tâm có tướng mạo hiền lành phúc hậu | An Hoà
  Thủ tục filibuster là gì và tại sao filibuster quan trọng với nước Mỹ? | Hải Đăng
  Đạo Công giáo có cho phép thuỷ táng không? | Lm. Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
  3 cách Rửa tội khác nhau trong Giáo hội Công giáo | Mi Trầm
  Điều kỳ diệu của Orvieto: Nguồn gốc ấn tượng của Lễ Mình Máu Thánh Chúa | Kathy Schiffer
  Tâm lý ngày Tết | Thượng Chi (Phạm Quỳnh)
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@