Sức khoẻ ảnh hưởng đến mọi việc bạn làm. Bí quyết để có sức khoẻ tốt là ăn đúng, ngủ đúng, tập thể dục hợp lý và đối xử đúng đắn với người khác.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TÀI LIỆU » Đọc Sách
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 15/02/2011 12:00:00 SA)
A  A  A
Những tâm hồn bừng cháy (1)

Nguyên tác: With the burning hearts

Tác giả: Henri. M. Nouwen

Người dịch: Lm. Dom. Nguyễn Đức Thông, CssR

***

Lời người dịch

Thánh Thể bao giờ cũng là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu. Thánh Thể là trung tâm của đời sống Kitô hữu vì tất cả hoạt động của Hội Thánh đều dẫn tới việc lãnh nhận các bí tích, và các bí tích đều dẫn tới hoặc được cử hành trong khi cử hành Thánh Thể. Hội Thánh rao giảng Tin Mừng, để ai tin thì được lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo, nghĩa là được thánh tẩy, thêm sức và cuối cùng là được dẫn tới bàn tiệc Thánh thể. Nơi đây họ được nên một với Chúa, được ở trong Chúa, và khi nên một với Chúa, họ cũng được nên một với anh em chị em mình. Khi ban Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, bao giờ người bệnh cũng được trao ban Mình Thánh Chúa, để được chữa lành cả hồn lẫn xác. Tội nhân đến với Bí tích Hoà Giải là để được tái hợp nhất với Thiên Chúa và Hội Thánh qua việc lãnh nhận Thánh Thể. Người ta kết hôn, chịu chức, và khấn dòng trong thánh lễ để nói lên rằng tuy có nhiều ơn gọi, nhiều tác vụ, người ta tuy nhiều, nhưng cũng chỉ là một thân mình, thân mình duy nhất của Chúa Kitô. Bí tích Thánh Thể còn là trung tâm của đời sống Kitô hữu theo nghĩa là khi không cử hành và sống Mầu nhiệm Thánh Thể, thì Hội Thánh chắc chắn không còn là Hội thánh Công giáo nữa, và Kitô hữu cũng sẽ không còn là Kitô hữu nữa.

Thánh thể là chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu, vì nơi đây qua bánh và rượu, Thiên Chúa cho ta trông thấy, cho ta sờ chạm được mầu nhiệm Thiên Chúa đi vào trong con người để con người được đi vào trong Thiên Chúa. Cũng như của ăn thức uống tiêu hoá đi trong con người, trở thành máu, thịt của ta thế nào, thì khi ăn lấy Chúa Giêsu trong Thánh Thể, Chúa không bị tan biến đi trong ta mà trái lại ta được tan biến đi trong Chúa, trở thành xương thịt của Chúa. Chính vì thế mà Thánh Augustinô nói: “Ta trở nên Đấng mà ta chịu lấy”. Thánh Gioan Kim khẩu còn táo bạo hơn khi quả quyết rằng: “Ngài quyện lấy ta, đan kết xương thịt ta với xương thịt Ngài”.

Chỉ tiếc rằng hiện còn rất nhiều người Công giáo vẫn chưa thấy được Thánh Thể chính là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống mình. Henri J.M. Nouwen trong quyển sách nhỏ Với tâm hồn bừng cháy (With burning hearts) đã chia sẻ cho ta một lối cử hành và sống Mầu nhiệm Thánh Thể trong đời ta. Xin được giới thiệu với các độc giả Việt Nam. Hy vọng rằng quyển sách nhỏ này thực sự làm cho tâm hồn ta bừng cháy, để ta tiếp tục cầm lấy đời ta đặt vào tay những người nghèo khổ, để họ cũng được nên thân mình của Chúa như ta.

Henri J.M. Nouwen hiện là một trong những tác giả lớn về linh đạo thuộc thế giới nói tiếng Anh. Ông đã cho ra đời hơn 30 quyển sách, trong số đó có những quyển rất nổi tiếng như Hãy chiêm ngắm vẻ đẹp của Thiên Chúa, Với đôi tay mở rộng, Từ trong cô tịch. Henri đã từng dạy tại Đại học Notre Dame, cũng như tại các đại học có tầm cỡ như Yale và ngay cả Đại học Havard. Từ năm 1986 cho tới khi qua đời vào tháng 9-1996, ông là mục tử của cộng đoàn L’Arch Daybreak tại Toronto, chia sẻ cuộc sống với những anh chị em tâm thần.

Lễ Mình và Máu Chúa Kitô 2002

Lm. Đaminh Nguyễn Đức Thông

***

Lời giới thiệu

Mỗi ngày tôi đều cử hành Thánh Thể. Đôi khi trong nhà thờ giáo xứ với sự hiện diện của hàng trăm con người, đôi khi trong nhà nguyện bình minh với một nhóm ít oi là các thành viên trong cộng đoàn, thỉnh thoảng tôi cũng dâng lễ với một ít bạn bè trong khách sạn, hay tại phòng khách của cha tôi chỉ có tôi với ông. Hiếm có những ngày qua đi mà lại không có kinh: “Xin Chúa thương xót chúng con”, không có những bài đọc hằng ngày, không có các giờ suy gẫm, không có việc tuyên xưng đức tin, không chia sẻ mình và máu Chúa Kitô và không cầu nguyện cho một ngày sống được sinh hoa kết quả.

Những lúc ấy bao giờ tôi cũng tự hỏi: Tôi có biết tôi đang làm gì không? Những người đang đứng hoặc ngồi xung quanh bàn tiệc với tôi có biết họ là thành phần của cái gì chăng? Có một cái gì đó - một cái gì rất thân thương với chúng tôi, đang thực sự xảy ra nắn đúc nên cuộc sống hằng ngày của chúng tôi chăng? Và điều gì đã xảy ra cho cả những người không có mặt ở đó với chúng tôi? Bí tích Thánh Thể có phải vẫn là một cái gì đó họ biết, họ nghĩ đến và ao ước chăng? Việc cử hành Thánh Thể hằng ngày như thế có ảnh hưởng gì đến cụôc sống của những con người bình thường dẫu họ có mặt cũng như không có mặt chăng? Đây có phải là một cái gì đó hơn hẳn một nghi lễ dễ thương, một nghi lễ đem lại ủi an hay một thói quen đem lại cho người ta sự thoải mái chăng? Và sau hết Bí tích Thánh Thể có đem lại sự sống, một sự sống có sức lướt thắng sự chết chăng?

Tất cả những thắc mắc trên rất thực tế đối với tôi; chúng luôn đòi tôi phải giải đáp. Vâng tôi đã có câu trả lời, nhưng dường như những câu trả lời ấy không kéo dài được bao lâu trong cái thế giới thay đổi quá nhanh này. Bí tích Thánh Thể đem lại ý nghĩa cho việc hiện hữu của tôi nơi trần gian này, nhưng khi thế giới này thay đổi, liệu Thánh thể có còn tiếp tục đem lại một ý nghĩa chăng? Tôi đã đọc rất nhiều sách về Thánh Thể. Chúng đã được viết từ 10, 20, 30 và thậm chí 40 năm trước. Dẫu chúng chất chứa rất nhiều tư tưởng sâu sắc, nhưng chúng không còn có thể giúp tôi cảm nghiệm được Thánh Thể như trung tâm của đời tôi nữa. Hôm nay những thắc mắc xưa vẫn còn nguyên: làm sao để trọn đời tôi trở thành một đời có tính Thánh Thể, và làm sao để việc cử hành Thánh Thể hằng ngày làm cho đời tôi trở thành một cuộc sống Thánh Thể? Tôi đã có được câu trả lời của riêng tôi. Không có câu trả lời ấy Thánh Thể có lẽ chỉ hơn một truyền thống tốt đẹp một chút thôi.

Quyển sách nhỏ này là một cố gắng để nói cho tôi và cho các bạn bè tôi về Thánh Thể và để dệt nên một mạng lưới các mối liên hệ giữa việc cử hành Thánh Thể và kinh nghiệm hằng ngày của cuộc sống con người. Ta bước vào trong mỗi cuộc cử hành bằng tâm hồn sám hối và bằng lời kinh thương xót. Ta lắng nghe Lời - các bài đọc Kinh Thánh và bài giảng - ta tuyên xưng đức tin, ta dâng lên Thiên Chúa hoa màu ruộng đất và lao công của bàn tay con người và ta nhận lãnh từ nơi Thiên Chúa mình và máu Chúa Giêsu, và cuối cùng ta được sai vào trong thế thế gian với nhiệm vụ canh tân bộ mặt trái đất. Biến cố Thánh Thể mạc khải ra những kinh nghiệm sâu sắc nhất của con người, những kinh nghiệm của buồn chán, của sự quan tâm lo lắng, của sự mời mọc, thân mật, và dấn thân. Biến cố ấy tóm kết cuộc sống mà ta được mời gọi nhân danh Thiên Chúa. Chỉ khi nào ta nhận ra mạng lưới phong phú của các  mối liên hệ giữa Thánh Thể và cuộc sống của ta trong thế giới này, khi ấy Thánh Thể mới thực sự “thuộc về cõi đất này” và đời ta mới thực sự  “thuộc về Thánh Thể”.

Vì nền tảng của việc suy tư của tôi là Thánh Thể và cuộc sống Thánh Thể, nên tôi sẽ sử dụng chuyện của 2 môn đệ trong cuộc hành trình của họ từ Giêrusalem về Emmaus và trở về lại Giêrusalem. Vì chuyện ấy nói về sự mất mát, hiện diện, mời gọi, hiệp thông và thừa sai, nên nó gồm tóm cả 5 khía cạnh chính yếu của việc cử hành Thánh Thể.

Cả 5 khía cạnh ấy kết hợp với nhau làm nên một chuyển động, một chuyển động từ sự căm phẫn tới lòng biết ơn, nghĩa là, từ một tâm hồn chai đá đến một tâm hồn biết ơn. Trong khi Thánh Thể diễn tả chuyển động thiêng liêng này cách hết sức súc tích, rõ ràng, thì đời sống Thánh Thể lại là một đời sống mà ta được mời gọi để cảm nghiệm và khẳng định chuyển động này trong mọi khoảnh khắc của đời ta. Trong quyển sách nhỏ này tôi hy vọng sẽ phát huy được cả 5 bước của chuyển động này từ lòng căm phẫn đến biết ơn đến độ những gì ta cử hành và những gì ta được mời gọi sống chỉ là một việc duy nhất không hơn không kém.

***

CON ĐƯỜNG TỚI EMMAUS

Cũng trong ngày ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmaus, cách Giêrusalam chừng mười một cây số. Họ trò truyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. Đang lúc họ trò truyện và bàn tán thì chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, nên không nhận ra Người. Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại vẻ mặt buồn rầu.

Một trong hai người tên là Cleopas trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giêrusalem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong mấy bữa nay”. Đức Giêsu hỏi: “Chuyện gì vậy?” Họ thưa: “Chuyện ông Giêsu Nazareth. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là đấng sẽ cứu chuộc Israel. Hơn nữa những việc ấy xảy ra nay đã là ngày thứ ba rồi. Thật ra cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người  thì họ không thấy”.

Bấy giờ Đức Giêsu nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đức Kitô chăng phải chịu khổ hình như thế rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho các ông tất cả những gì liên quan Người trong tất cả sách thánh.

Khi gần tới làng các ông muốn đến, Đức Giêsu làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn”. Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích kinh thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”

Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở về Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang họp tại đó. Những người này bảo hai ông: “Chúa đã trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon”. Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh (x. Lc 24,13-35).

Còn tiếp

Lm. Đaminh Nguyễn Đức Thông, CssR, chuyển ngữ
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Những tâm hồn bừng cháy (1)

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   179 tin bài trong TÀI LIỆU » Đọc Sách
  Vatican II đã trở lại trong các bản tin, đặt ra câu hỏi: Vatican I là gì? | Cao Nguyên
  Diễn văn: “Đế chế tà ác” – Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan | Minh Nhật biên tập
  Tết của mẹ | Thanh Phong
  Gặp gỡ Sandra Sabattini, một thiếu nữ 22 tuổi mới được phong chân phước | Cao Nguyên tổng hơp
  Kinh Mân Côi là sự sùng kính với cả Trái tim, Trí óc và Thân thể | Susan Klemond
  Tòa thánh báo cáo về cuộc đàm phán giữa Taliban để ngăn chặn thảm họa nhân đạo | Cao Nguyên dịch
  Tam Nhật Thánh: Tìm thấy các biểu tượng của 7 Bí tích trong Kinh Lạy Cha | Julia Kang - Cao Nguyên dịch
  Phép lạ của Thánh Giuse về chiếc máy bay gãy đôi nhưng không thiệt hại nhân mạng | Mi Trầm
  Đấng đáng kính TGM Fulton Sheen viết về Thánh Giuse | Cao Nguyên
  Sách mới về ĐTC Phanxicô: “Thiên Chúa và thế giới sẽ đến” | Ngọc Yến
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (11) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (10) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (9) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (8) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (7) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (6) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (5) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (4) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (3) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (2) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@