Kẻ dại đi tìm hạnh phúc nơi xa, người khôn vun trồng nó ngay dưới chân mình.

James Oppenheim
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TÀI LIỆU » Đọc Sách
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 16/02/2011 12:00:00 SA)
A  A  A
Những tâm hồn bừng cháy (5)

Nguyên tác: With the burning hearts

Tác giả: Henri. M. Nouwen

Người dịch: Lm. Dom. Nguyễn Đức Thông, CssR

***

BƯỚC VÀO TRONG SỰ HIỆP THÔNG

“Cầm lấy mà ăn”

Khi Chúa Giêsu đi vào trong nhà của các môn đệ, nhà ấy trở thành nhà của Ngài. Khách thành chủ. Người được mời trở thành người mời. Hai môn đệ những người đã tin tưởng mời Ngài vào nhà mình bây giờ được dẫn vào trong cuộc đời của chính vị khách họ mời. “Và bấy giờ khi Ngài ở với họ tại bàn ăn, Ngài cầm lấy bánh và dâng lời chúc tụng; rồi Ngài bẻ ra và trao cho họ. Rất đơn giản, rất bình thường, rất rõ ràng nhưng cũng rất khác lạ! Bạn còn có thể làm được gì khác khi chia sẻ bánh với bạn bè mình. Bạn cầm lấy, chúc tụng, bẻ ra và trao ban. Bánh là như thế: được cầm lấy, được chúc lành, bẻ ra và trao ban, thế thôi. Chẳng có gì mới, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Đó là chuyện thường ngày xảy ra trong biết bao gia đình. Đó là điều cốt yếu của sự sống. Ta không thể sống mà không có bánh, được cầm lấy bẻ ra, chúc lành và trao ban. Không có nó, sẽ không có tình bằng hữu chung quanh bàn ăn, không có cộng đoàn, không có mối dây huynh đệ, không có bình an, yêu thương, hy vọng. Nhưng với nó, mọi sự sẽ nên mới!

Có lẽ ta đã quên mất rằng Thánh Thể là một cử chỉ đơn giản của nhân loại. Áo lễ, đèn nến, những người giúp lễ, các sách lớn nhỏ, các cánh tay giang rộng, những bàn thờ nguy nga, các bài hát, những con người - chẳng có gì đơn giản, bình thường và rõ ràng hơn. Ta cần một quyển sách nhỏ để theo dõi và để hiểu ý nghĩa của các nghi lễ. Nhưng vẫn không có gì khác với những gì đã xảy ra cho 3 người bạn tại một ngôi làng nhỏ năm xưa. Cũng có bánh, có rượu trên bàn. Bánh cũng được cầm lấy, tạ ơn, bẻ ra, và trao ban. Rượu cũng được cầm lấy, tạ ơn và trao ban. Đó là điều đang xảy ra quanh ta trong mỗi bàn ăn, những bàn ăn muốn thành bàn tiệc bình an.

Mỗi lần ta mời Chúa Giêsu vào nhà ta, nghĩa là, mời Ngài vào trong cuộc đời ta với cả ánh sáng và bóng tối của nó, và hiến cho Ngài một chỗ danh dự ở bàn ăn của ta, là mỗi lần Ngài cầm lấy bánh và chén rồi trao cho ta và nói: “Cầm lấy mà ăn, này là mình Thầy. Cầm lấy mà uống, này là máu Thầy. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Ta có ngạc nhiên không? Không ngạc nhiên thật hả! Lòng ta chẳng bừng cháy lên sao khi Ngài nói chuyện với ta trên đường? Ta không biết Ngài không còn là khách lạ đối với ta nữa sao? Ta không ý thức rằng con người bị giới lãnh đạo của ta đóng đinh thập giá vẫn còn sống và đang ở với ta sao? Trước kia ta đã chẳng thấy Ngài cầm lấy bánh, chúc lành rồi bẻ ra trao cho ta sao? Ngài đã làm như thế trước một đám rất đông những người đã lắng nghe Ngài nhiều giờ trước đó, Ngài làm thế trong phòng tiệc ly trước khi Giuđa nộp Ngài, và Ngài vẫn còn tiếp tục làm như thế không biết đã bao lần khi ta kết thúc một ngày sống và Ngài đã cùng ngồi vào bàn với ta chia sẻ một bữa ăn thanh đạm.

Thánh Thể là một cử chỉ bình thường và thần thiêng nhất. Đó là sự thật về Chúa Giêsu. Rất nhân loại nhưng cũng rất Thiên Chúa, rất quen thuộc nhưng cũng rất mầu nhiệm; rất gần gũi nhưng cũng rất khó hiểu. Nhưng đó là câu chuyện về Chúa Giêsu, “người phận là phận của một vị Thiên Chúa nhưng lại không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã huỷ mình ra không, đem thân đội lốt người phàm, ngài đã hạ mình vâng lời cho nỗi bằng lòng chịu chết và là cái chết thập giá” (Pl 2,18). Đó là câu chuyện của Thiên Chúa, đấng muốn đến gần ta đến độ ta có thể thấy ngài bằng mắt ta, nghe Ngài bằng tai ta, sờ đụng được Ngài bằng tay ta; gần gũi ta đến độ không gì có thể ngăn cách ta với Ngài, không gì có thể chia cắt, có thể phân ly, có thể tạo nên khoảng cách.

Chúa Giêsu là Thiên Chúa cho ta, Thiên Chúa ở với ta và ở trong ta. Chúa Giêsu là vị Thiên Chúa trao ban mình hoàn toàn, trút bỏ mình hoàn toàn cho ta. Ngài không giữ lại gì cũng không bám lấy sở hữu của ngài. Ngài cho đi tất cả những gì là của Ngài. “Anh em hãy ăn, hãy uống đi, này là mình Thầy, này là máu Thầy… Đây là Thầy vì anh em”.

Tất cả chúng ta đều biết ước vọng muốn trao ban chính mình tại bàn ăn. Ta nói: “Hãy ăn, hãy uống đi; tôi làm cho bạn ăn đó mà. Ăn nữa đi; tôi làm cho bạn thưởng thức để bạn được khoẻ mạnh, và cũng là để bạn hiểu tôi thương bạn biết bao đấy!” Những gì ta ước ao không chỉ là chia sẻ thức ăn, mà là trao ban chính mình. Ta nói: “Bạn hãy là khách của tôi”. Và khi ta khuyến khích bạn bè ta ăn uống tại bàn ăn của ta, ta muốn nói với họ: “Bạn hãy là bạn của tôi, là bạn đường của tôi, là tình yêu của tôi - là một phần của cuộc đời tôi - tôi muốn trao hiến chính mình tôi cho bạn”.

Trong Thánh Thể, Chúa Giêsu cho đi tất cả. Bánh không chỉ là dấu chỉ của việc Ngài muốn trở nên thức ăn cho ta; chén không chỉ là dấu chỉ của việc Ngài muốn trở nên của uống cho ta. Bánh và rượu trở nên mình và máu Ngài để ngài cho đi. Quả thế, bánh là chính mình Ngài được trao ban cho chúng ta; rượu là máu Ngài được đổ ra cho ta. Vì Thiên Chúa đã hiện diện cách đầy đủ với ta nơi Chúa Giêsu, nên Chúa Giêsu cũng hiện diện cách đầy đủ với ta nơi bánh và rượu Thánh Thể. Thiên Chúa không chỉ thành xác phàm cho ta trong những năm trước tại một xứ sở xa xôi. Thiên Chúa còn trở nên thức ăn và của uống cho ta lúc này khi ta cử hành Thánh Thể, ngay tại bàn ăn nơi ta đang quây quần. Thiên Chúa không giữ lại gì, Ngài cho đi tất cả. Đó là Mầu nhiệm Nhập Thể. Đó cũng là Mầu nhiệm Thánh Thể. Nhập Thể và Thánh Thể là hai cách diễn tả của tình yêu trao ban chính mình cách vô biên của Thiên Chúa. Và vì thế hy lễ thập giá và hy lễ tại bàn ăn là một hy lễ duy nhất, là một sự trao ban chính mình hoàn hảo của Thiên Chúa, một sự trao hiến đã lan rộng đến toàn nhân loại thuộc mọi thời và mọi nơi.

Một tiếng có thể dùng để diễn tả cách đầy đủ nhất mầu nhiệm này của việc Thiên Chúa trao ban chính mình đó là “hiệp thông”. Tiếng ấy hàm chứa sự thật này là trong và nhờ Chúa Giêsu, Thiên Chúa muốn, không chỉ dạy dỗ, giáo huấn và thôi thúc ta thôi, mà Ngài còn trở nên một với ta. Thiên Chúa muốn hoàn toàn hợp nhất với ta đến độ mọi sự của Ngài và mọi sự của ta có thể ràng cột với nhau trong một tình yêu bền chặt. Toàn bộ lịch sử của mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa là lịch sử của sự hiệp thông muôn đời sâu đậm. Đó không phải chỉ là lịch sử của những hợp tan, tan hợp và của những sự hợp nhất vẫn được duy trì, mà đó còn là một lịch sử trong đó Thiên Chúa bao giờ cũng tìm những phương thế luôn luôn mới mẻ để hiệp thông mật thiết với những kẻ được tạo dựng theo hình ảnh Ngài.

Augustinô nói: “Linh hồn con khắc khoải khôn nguôi cho tới khi được nghỉ yên trong Chúa, ôi lạy Thiên Chúa của con”, nhưng khi khảo sát nhưng câu chuyện của ơn cứu độ, ta không chỉ thấy rằng ta nóng lòng mong ước được thuộc về Chúa, mà Chúa cũng nóng lòng mong ước được thuộc về ta. Thiên Chúa như thể cũng đang gào lên với ta: “Tâm hồn ta khắc khoải khôn nguôi cho tới khi ta được nghỉ yên trong các ngươi, hỡi những thọ tạo yêu dấu của ta”. Từ Adam và Evà tới Abraham và Sara và từ Abraham và Sara tới David và Bathsheba, và từ David và Bathsheba tới Chúa Giêsu, và từ đó trở đi, Thiên Chúa van xin người nhà của Ngài đón nhận ngài. “Ta đã tác tạo ngươi, ta đã cho ngươi tất cả tình yêu của ta, ta đã hướng dẫn ngươi, đã nâng đỡ ngươi, đã hứa sẽ thực hiện những gì lòng ngươi mong ước: ngươi ở đâu, đâu là đáp trả của ngươi, đâu là tình yêu của ngươi? Ta còn phải làm gì nữa để làm cho ngươi mến thương ta? Ta không bao giờ từ bỏ kế hoạch làm cho ngươi mến thương ta, ta sẽ cố gắng mãi để thực hiện điều đó. Một ngày nào đó ngươi sẽ khám phá ra ta khát khao tình yêu của ngươi biết bao!

Thiên Chúa khao khát sự hiệp thông: một sự hợp nhất sống động, một sự thân tình đến từ cả hai phía, một ràng bụôc có tính hỗ tương. Không có gì là áp lực hay “áp đảo” cả, nhưng là một sự hiệp thông tự do trao hiến và đón nhận. Thiên Chúa đã làm hết cách để thực hiện sự hiệp thông này. Ngài trở nên một trẻ thơ hoàn toàn lệ thuộc sự săn sóc của con người, một thiếu niên cần được hướng dẫn, một thầy dạy cần học trò, một ngôn sứ cần đệ tử, và cuối cùng Ngài đã thành một kẻ chết bị lính đâm thủng cạnh sườn và được chôn táng trong mộ. Và kết thúc câu chuyện ấy, lại chính Ngài đứng đó, hỏi ta bằng ánh mắt đầy hy vọng: “Ngươi có yêu mến ta không?” và Ngài lại hỏi lần nữa: “Ngươi có yêu mến ta không?” và cuối cùng vẫn câu hỏi ấy: “Ngươi có yêu mến ta không?”.

Chính ước muốn mãnh liệt của Thiên Chúa muốn đi vào trong tương quan mật thiết nhất với ta đã làm nên cốt lõi của việc cử hành Thánh Thể và cuộc đời Thánh Thể. Thiên Chúa không những chỉ muốn đi vào trong lịch sử con người bằng cách trở nên một người sống trong một giai đoạn đặc biệt ở một đất nước đặc biệt nào đó, mà Ngài còn muốn trở nên thức ăn của uống cho ta mọi lúc, mọi nơi.

Chính vì thế mà Chúa Giêsu cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho ta. Và rồi, khi ta trông thấy bánh ấy trong tay, và đưa lên miệng ăn, thì mắt ta mở ra và ta nhận ra ngài.

Thánh Thể là sự nhận biết. Đó là một sự nhận biết đầy đủ rằng Đấng đang cầm lấy, tạ ơn, bẻ ra, và trao ban là Đấng mà từ thuở ban đầu, đã muốn đi vào trong sự hiệp thông với ta. Hiệp thông là điều Thiên Chúa muốn và cũng là điều ta muốn. Đó là một lời kêu van thống thiết nhất của Thiên Chúa và của lòng chúng ta, vì ta được tạo dựng với một tâm hồn chỉ có thể được thoả mãn bởi chính Đấng đã tác tạo nên ta. Thiên Chúa khơi lên nơi lòng ta một ước vọng hiệp thông mà không ai trừ Thiên Chúa có thể và mong muốn thoả mãn. Thiên Chúa biết điều đó. Đôi khi ta cũng biết. Thế nhưng ta vẫn muốn tìm kiếm kinh nghiệm được thuộc về ấy ở nơi khác. Ta tìm kiếm nó trong vẻ rực rỡ của thiên nhiên, sự ly kỳ của lịch sử, và vẻ hấp dẫn của con người, nhưng chính việc bẻ bánh đơn sơ ấy, quá bình thường chẳng có gì đặc biệt, lại là một nơi thật đặc biệt để ta tìm được sự hiệp thông lòng ta hằng ao ước. Tuy nhiên, nếu ta vẫn khóc thương những mất mát của ta, vẫn lắng nghe Ngài trên đường, và mời Ngài vào tận trong cõi thẳm sâu của lòng ta, ta sẽ biết rằng sự hiệp thông mà ta vẫn hằng mong muốn lãnh nhận thì cũng là sự hiệp thông mà Ngài đang muốn trao ban.

Trong câu chuyện Emmaus có một câu dẫn ta vào thẳng trong mầu nhiệm hiệp thông ấy. Đó là câu  “… họ nhận ra ngài, nhưng ngài đã biến khỏi mắt họ. Ngay lúc hai người bạn ấy nhận ra Ngài khi Ngài bẻ bánh, thì Ngài không còn ở đó với họ nữa. Khi bánh được trao cho họ ăn, là lúc họ không còn thấy Ngài đồng bàn với họ nữa. Khi họ ăn, Ngài trở thành vô hình. Khi họ đi vào trong sự hiệp thông mật thiết nhất với Chúa Giêsu, thì người khách lạ ấy – người đã trở nên bạn của họ – không còn ở với họ nữa. Chính lúc Ngài hiện diện với họ cách trọn vẹn nhất lại chính là lúc Ngài xa vắng nhất.

Ở đây ta đụng đến một trong những khía cạnh thánh thiêng nhất của Thánh Thể: đó là mầu nhiệm này, sự hiệp thông sâu thẳm nhất với Chúa Giêsu chính là sự hiệp thông xảy ra trong sự vắng mặt của ngài. Hai môn đệ Emmaus đã lắng nghe Ngài trong nhiều giờ, đã đi với Ngài hết làng này sang làng khác, đã giúp Ngài trong việc rao giảng, đã từng nghỉ ngơi, và ăn uống với Ngài. Trong suốt những năm ấy, Ngài đã nên Thầy, nên Vị Hướng Đạo, nên Chủ của họ. Mọi hy vọng về một tương lai mới mẻ huy hoàng đều tập trung vào Ngài… Tuy nhiên, chưa bao giờ họ đi đến chỗ hiểu biết Ngài cách đầy đủ. Ngài thường nói với họ: “Bây giờ anh em không hiểu, sau này anh em sẽ hiểu”. Họ vẫn chẳng hiểu Ngài muốn nói gì. Họ nghĩ rằng họ hiểu Ngài hơn hiểu bất cứ ai họ đã gặp. Nhưng Ngài vẫn cứ bảo họ: “Bây giờ thầy nói cho anh em biết… để sau này, khi Thầy không còn ở với anh em nữa, anh em sẽ nhớ lại và sẽ hiểu”. Có lần Ngài còn nói Ngài ra đi thì tốt cho các ông hơn vì khi ấy Thánh Thần của Ngài sẽ đến và dẫn họ vào trong sự mật thiết trọn vẹn với Ngài. Thánh Thần sẽ mở mắt họ và làm cho họ am tường Ngài là ai và vì sao Ngài lại đến ở với họ.

Khi trước lúc Ngài còn ở với các môn đệ, chưa có sự hiệp thông trọn vẹn. Vâng, họ đã ở với Ngài và đã ngồi dưới chân Ngài, vâng, họ đã là môn đệ Ngài và thậm chí còn là bạn Ngài nữa. Nhưng họ vẫn chưa đi vào trong sự hiệp thông với Ngài. Mình và Máu Ngài và mình và máu họ chưa nên một. Ngài vẫn là một người khác theo nhiều cách, một người ở ngoài kia, một người đi trước họ và chỉ đường cho họ. Nhưng khi họ ăn bánh Ngài ban cho họ và họ phát hiện ra Ngài, sự phát hiện ra ấy là một ý thức thiêng liêng sâu thẳm rằng, nay Ngài đang ở trong cõi thẳm sâu của họ, nay Ngài thở trong họ, Ngài nói trong họ, vâng, Ngài sống trong họ. Khi họ ăn bánh mà Ngài ban cho họ, cuộc đời họ được biến đổi thành cuộc đời Ngài. Không còn phải là họ sống nữa, nhưng chính là Đức Giêsu Kitô sống trong họ. Và ngay vào giờ phút thánh thiêng của hiệp lễ ấy, Ngài đã biến khỏi mắt họ.

Đó là điều ta sống trong việc cử hành Thánh Thể. Đó cũng là những gì ta sống khi ta sống một cuộc đời Thánh Thể. Đó là một sự hiệp thông rất mật thiết, rất thánh thiện, rất thần thiêng, và rất thiêng liêng đến độ giác quan của ta không còn sờ đụng được nữa. Ta không còn có thể thấy bằng con mắt xác thịt được nữa, nghe bằng lỗ tai nhân phàm, hoặc đụng chạm bằng thân xác hay chết này được nữa. Ngài đã đi vào tận trong ta đến tận nơi mà sức mạnh của tối tăm và sự dữ không thể đến được, nơi mà sự chết không còn lối vào.

Khi đến với ta, đặt bánh vào tay ta và đăt chén vào môi ta, Chúa Giêsu xin ta buông bỏ những tình bạn mà cho đến nay ta vẫn dành cho Ngài, và bỏ đi cả những tình cảm, xúc cảm và ý nghĩ thuộc về tình bạn ấy. Khi ta ăn thịt và uống máu Ngài, ta chấp nhận sự cô đơn của việc không còn Ngài ở bàn ăn với ta nữa như một người đồng bàn trong cụôc đàm thoại, giúp ta giải quyết những mất mát của cụôc sống hằng ngày. Đó là sự cô đơn của đời sống thiêng liêng, một sự cô đơn của việc biết rằng  ngài ở gần ta hơn cả ta gần gũi ta. Đó là sự cô đơn của đức tin.

Ta sẽ vẫn tiếp tục van xin: “Xin Chúa thương xót chúng con”; ta vẫn tiếp tục lắng nghe Lời Kinh thánh và ý nghĩa của chúng; ta vẫn tiếp tục nói: “Vâng tôi tin”. nhưng hiệp thông với Ngài còn đi xa hơn thế nhiều. Nó đưa ta vào tận trong nơi mà ánh sáng làm loá mắt ta, nơi mà toàn con người ta được ấp ủ trong những gì ta không thấy được. Chính ở tại nơi của sự hiệp thông ấy mà ta kêu lên: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi, sao Chúa lại bỏ tôi?”. Cũng chính tại nơi ấy mà sự huỷ mình ra không của ta giúp ta thưa lên với Thiên Chúa: “Lạy Cha, trong tay Ngài con xin phó thác hồn con”.

Hiệp thông với Chúa Giêsu nghĩa là trở nên giống như Ngài. Cùng với ngài ta chịu đóng đinh trên thập giá, chịu mai táng trong mồ, và cùng với ngài ta được trỗi dậy tháp tùng những du khách bị lạc mất trên đường. Hiệp thông, trở nên giống Chúa Kitô, dẫn ta tới một lĩnh vực mới của sự hiện hữu của ta. Nó dẫn ta vào trong vương quốc Thiên Chúa. Nơi đó sẽ không còn phân biệt giữa hạnh phúc và u buồn, thành công và thất bại, tôn vinh và kết án, khoẻ mạnh và bệnh hoạn, sống và chết. Ở đó ta sẽ không còn thuộc về thế gian này nữa, một thế gian luôn gây chia rẽ, luôn xét đoán, phân ly và kết án. Ở đó ta thuộc về Đức Kitô và Đức Kitô thuộc về ta, và với Đức Kitô ta thuộc về Thiên Chúa. Ngay lúc ấy, hai môn đệ, những người đã ăn bánh và nhận ra Ngài, lại bắt đầu cô đơn. Nhưng họ không cô đơn như khi bắt đầu cuộc hành trình của họ. Họ cùng cô đơn, vì họ nhận ra rằng họ đã được ràng buộc với nhau bằng một sợi dây liên hệ mới. Họ không còn cúi gằm xuống đất nữa. Họ nhìn nhau và nói: “Lòng ta đã chẳng bừng cháy lên khi Ngài nói chuyện với ta trên đường và giải thích Kinh Thánh cho ta sao?”

Hiệp thông tạo nên cộng đoàn. Đức Kitô, sống trong họ, nối kết họ lại với nhau cách mới mẻ. Thánh thần của Chúa Phục Sinh, qua việc họ ăn bánh và uống rượu, đi vào trong họ không chỉ làm cho họ nhận ra Đức Kitô thôi mà còn nhận ra nhau như những thành viên mới của cộng đoàn đức tin. Hiệp thông làm cho ta nhìn nhau và nói với nhau, không phải là nói về những tin tức sốt dẻo nhất mà là nói về Ngài, Đấng đã đi với họ. Ta khám phá ra nhau như một dân tộc thuộc về nhau vì mỗi chúng ta đều thuộc về Ngài. Ta ở một mình, vì Ngài đã biến khỏi ta, nhưng ta vẫn ở cùng nhau vì mỗi chúng ta đều hiệp thông với Ngài và do đó đã nên một thân mình với nhau nhờ Ngài.

Ta ăn lấy thân mình Ngài và uống máu Ngài. Và khi ăn uống như thế, tất cả chúng ta, những người cùng chia sẻ một bánh và một chén, trở nên một thân mình duy nhất. Hiệp thông tạo nên cộng đoàn, bởi vì Thiên Chúa sống trong ta làm cho ta nhận ra Thiên Chúa trong anh em chị em ta. Ta không thể thấy Thiên Chúa trong người khác. Duy chỉ Thiên Chúa trong ta mới có thể nhìn thấy Thiên Chúa trong người khác. Đó là những gì ta muốn nói khi bảo rằng: “Thánh Thần nói với Thánh Thần, tim lòng nói với tim lòng, và Thiên Chúa nói với Thiên Chúa”. Việc ta tham dự vào đời sống nội tâm của Thiên Chúa dẫn ta đến việc tham dự cách mới mẻ vào cuộc sống của nhau.

Điều này nghe có vẻ “mơ hồ quá, nhưng khi nào ta sống được điều ấy, thì điều ấy sẽ thành hiện thực hơn mọi “thực tại” của thế gian này. Như Thánh Phaolô nói: “Chén chúc tụng mà ta cầm lấy không phải là tham dự vào Máu Chúa Giêsu, và bánh ta bẻ ra không phải là tham dự vào Mình Chúa Giêsu sao? Và vì chỉ có một bánh, nên ta tuy nhiều cũng chỉ là một thân mình duy nhất, vì ta cùng chia sẻ một bánh duy nhất” (1 Cr 10,16-17).

Thân Mình mới này là Thân Mình thiêng liêng, được thiết kế bởi Thánh Thần Tình Yêu. Thân Mình ấy biểu lộ trong những cách thức cụ thể: trong sự tha thứ, hoà giải, nâng đỡ nhau, đi đến với những người thiếu thốn, liên đới với những ai sầu khổ, và luôn quan tâm đến công lý và hoà bình. Như thế hiệp thông không chỉ tạo nên cộng đoàn mà cộng đoàn còn dẫn tới thừa sai.

Còn tiếp

Lm. Đaminh Nguyễn Đức Thông, CssR, chuyển ngữ
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Những tâm hồn bừng cháy (5)

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   179 tin bài trong TÀI LIỆU » Đọc Sách
  Vatican II đã trở lại trong các bản tin, đặt ra câu hỏi: Vatican I là gì? | Cao Nguyên
  Diễn văn: “Đế chế tà ác” – Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan | Minh Nhật biên tập
  Tết của mẹ | Thanh Phong
  Gặp gỡ Sandra Sabattini, một thiếu nữ 22 tuổi mới được phong chân phước | Cao Nguyên tổng hơp
  Kinh Mân Côi là sự sùng kính với cả Trái tim, Trí óc và Thân thể | Susan Klemond
  Tòa thánh báo cáo về cuộc đàm phán giữa Taliban để ngăn chặn thảm họa nhân đạo | Cao Nguyên dịch
  Tam Nhật Thánh: Tìm thấy các biểu tượng của 7 Bí tích trong Kinh Lạy Cha | Julia Kang - Cao Nguyên dịch
  Phép lạ của Thánh Giuse về chiếc máy bay gãy đôi nhưng không thiệt hại nhân mạng | Mi Trầm
  Đấng đáng kính TGM Fulton Sheen viết về Thánh Giuse | Cao Nguyên
  Sách mới về ĐTC Phanxicô: “Thiên Chúa và thế giới sẽ đến” | Ngọc Yến
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (11) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (10) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (9) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (8) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (7) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (6) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (5) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (4) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (3) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
  Lịch sử và Tinh thần Nhóm Mân Côi (2) | F.X. Trần Kim Ngọc, OP, chuyển ngữ
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@