Tôi có ý kiến này muốn tặng bạn: Đó là mỗi khi muốn nói, bạn hãy làm thinh.

Turenne
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15067
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
CHUYÊN ĐỀ » Đất nước - Con người
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 12/11/2020 10:17:10 CH)
A  A  A
Đúng giờ: Văn hoá tu dưỡng cá nhân hay phẩm cách quốc gia
Đúng giờ, giữ lời hứa đều là biểu hiện của sự thành tín

Ngày nay, việc trễ hẹn, muộn giờ rất phổ biến. Mặc dù quy định chung cho các công sở thường làm việc từ 8h, nhưng cảnh tắc đường buổi sáng vào thời điểm bắt đầu giờ làm việc chính thức không hề xa lạ, nó cho thấy hành vi muộn giờ là chuyện bình thường ở nhiều nơi hầu như ai cũng mắc phải, ít thì vài lần trong đời, còn thường xuyên thì cũng chẳng phải chuyện lạ, đến mức chuyện đó trở thành ngữ: giờ cao su như một thứ văn hoá chẳng đáng vui nhưng đã thành chuyện tặc lưỡi chấp nhận. Nhưng người Nhật thì ngược lại. 

Bộ trưởng Nhật Bản xin lỗi vì muộn họp 3 phút

Bộ trưởng Thế vận hội Nhật Bản Yoshitaka Sakurada đã từng phải công khai xin lỗi sau khi đến muộn 3 phút trong cuộc họp quốc hội. Các nghị sĩ phe đối lập nói rằng việc chậm trễ của ông Sakurada cho thấy sự tắc trách và đã tẩy chay một cuộc họp của uỷ ban ngân sách trong 5 giờ để phản đối.

Năm 2018, một chuyến tàu của tuyến đường sắt JR-West đã khởi hành sớm 25 giây, khiến nhiều người chỉ trích và hãng đường sắt đã phải lên tiếng xin lỗi. Vụ việc được đưa tin rộng rãi ở Nhật Bản và bị coi là một sai lầm lớn của công ty đường sắt JR-West.

“Sự bất tiện mà chúng tôi gây ra cho khách hàng của mình thật sự là không thể tha thứ được”, công ty cho biết.

Đúng giờ là biểu hiện của sự tu dưỡng, biết nghĩ cho người khác

Kỳ thực việc đúng giờ hay trễ hẹn, muộn giờ giấc không chỉ là một hành vi bình thường, nó thể hiện văn hoá, phẩm cách, sư tu dưỡng của một người, lớn hơn nữa là một đất nước.

Người đúng giờ là người biết nghĩ cho người khác, tôn trọng người khác. Nếu bạn đi muộn 10 phút, đó không phải chỉ là 10 phút của bạn, đó là 10 phút của tất cả những người sẽ gặp bạn. Nếu bạn muộn 10 phút, và phòng họp có 10 hay 50 người phải chờ bạn, tức là bạn đã lãng phí 100 phút hay 500 phút của người khác. Điều đó không nhỏ một chút nào. Người thành công coi thời gian như một tài nguyên quý giá. Vì thế họ sẽ đánh gia thấp bạn khi bạn lỡ hẹn bởi vì điều đó thể hiện rằng bạn không quý trọng tài sản của họ và của chính mình.

Theo SCMP, việc đi làm muộn có thể gây ra những thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Theo báo cáo năm 2017 của Heathrow Express, những người đi làm muộn tại Anh khiến nền kinh tế nước này thiệt hại lên tới 9 tỷ bảng (11,7 tỷ USD). Ở Hoa Kỳ, tại tiểu bang New York, những người đi làm muộn đã gây thiệt hại 700 triệu USD mỗi năm, và tại tiểu bang California, thiệt hại do đi làm muộn trong 1 năm lên đến 1 tỷ USD.

Đúng giờ là văn hoá của người thành tín

Sở dĩ người Nhật có văn hoá đúng giờ là bởi vì họ lưu giữ và thấm nhuần giá trị văn hóa truyền thống. 

Đúng giờ, giữ lời hứa đều là biểu hiện của sự thành tín. Trong văn hoá truyền thống thì chữ Tín là phẩm chất đạo đức không thể thiếu. Khổng Tử nói “vô tín nhi bất lập”, ý nói rằng người mà không giữ chữ tín thì không có chỗ sinh tồn, chỗ đứng trên thế gian này. 

Đến thập niên 1920, sự đúng giờ được ghi nhận trong tuyên truyền của quốc gia ở Nhật. Các hình ảnh hướng dẫn tạo kiểu tóc trong 5 phút vào dịp bình thường và tối đa 55 phút vào dịp trang trọng dành cho phụ nữ được dán khắp đường phố.

Kể từ đó, sự đúng giờ đã trở nên tỉ lệ thuận với năng suất trong các công ty và tổ chức. Makoto Watanabe, phó giáo sư truyền thông và đa phương tiện tại đại học Hokkaido Bunkyo, cho biết: “Nếu công nhân đến muộn, công ty và tổ chức sẽ phải chịu tổn thất. Ở góc độ cá nhân, nếu tôi không đúng giờ, tôi không thể hoàn thành mọi việc cần làm.”

Mieko Nakabayashi, giáo sư khoa học xã hội tại Đại học Waseda và là một nhà lập pháp trước đây của Đảng Dân chủ Nhật Bản, cho rằng điều quan trọng đối với các nhân viên công ty là phải tuân thủ kỷ luật và đúng giờ. Cô nói thêm: “Nếu bạn không thể làm điều đó thì bạn sẽ nhanh chóng bị mang tiếng xấu trong công ty.”

Ở Nhật Bản, nếu bạn không đến sớm nghĩa là bạn đã trễ

Ngay từ nhỏ, người Nhật đã được dạy là cần phải đúng giờ. “Cha mẹ tôi luôn nói với tôi rằng điều quan trọng là đừng đến muộn, hãy nghĩ về những người mà vì con đến muộn họ sẽ gặp phiền phức, thậm chí con chỉ chậm một chút so với lịch trình và điều đó đã khắc sâu trong tôi”, Issei Izawa, 19 tuổi, sinh viên đại học cho biết.

Kanako Hosomura, một bà nội trợ 35 tuổi sống ở quận Saitama, cho biết cô ghét việc đến muộn, ngay cả khi chỉ trong 1 phút, “tôi rất thích đến sớm trong cuộc hẹn vì thà tôi đợi họ còn hơn là bắt ai đó đợi tôi”.

Ai cũng có 24 giờ trong một ngày và một núi công việc. Người đúng giờ là người rèn luyện được tính kỷ luật, có khả năng sắp xếp, ưu tiên và phân bổ thời gian hợp lý. 

Tất nhiên, vì lý do khách quan hoặc bất khả kháng, đôi lúc chúng ta không thể đúng giờ. Trong trường hợp đó, nhất thiết phải thông báo tới đối tác hay người mình sẽ gặp xin lỗi về sự chậm trễ và có lý do chính đáng. Nhưng cố gắng đừng lặp lại, nếu thường xuyên xin lỗi vì sự chậm trễ thì người khác cũng không còn tôn trọng bạn.

Không chỉ tôn trọng người khác mà người đúng giờ là người có lòng tự trọng cao. Việc đúng giờ bởi họ tôn trọng chính phẩm cách của mình và muốn người khác cũng tôn trọng mình như vậy. Những cá nhân nghiêm túc luôn đúng giờ và họ có được sự tôn trọng cao nhất từ phía bạn bè và đối tác.

Người không thể đúng giờ là người không có kỷ luật, không tôn trọng người khác và cũng không tự trọng bởi vì họ chấp nhận để người khác không tôn trọng mình. Những biểu hiện tưởng là nhỏ đó nhưng lại là nguyên nhân khiến xã hội suy thoái giá trị đạo đức, người ta không coi trong sự thành tín nữa, dẫn đến các việc gian dối thất tín cũng trở thành bình thường.

Một quốc gia vững mạnh như Nhật Bản là bởi vì họ bảo tồn và trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống. Một con người đáng trọng cũng từ việc giữ gìn tu dưỡng các phẩm chất đạo đức. Từ sự tu dưỡng đó có thể nhìn ra phẩm cách của một cá nhân hay một dân tộc, và số phận của một người hay vận mệnh của quốc gia.
 

Lam Khanh
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Đúng giờ: Văn hoá tu dưỡng cá nhân hay phẩm cách quốc gia

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   481 tin bài trong CHUYÊN ĐỀ » Đất nước - Con người
  Chú hề Marco Rodari mang lại nụ cười cho các trẻ em bất hạnh | Vatican News
  ĐTC gửi thư chia buồn trong lễ an táng bé Indi Gregory | Vatican News
  Bé Indi Gregory qua đời sau khi bị rút máy thở. ĐTC Phanxicô cầu nguyện cho bé và cha mẹ của em | Hồng Thuỷ
  Mẹ của một con tin bị Hamas bắt cóc cảm ơn nỗ lực của ĐTC giúp đưa họ về nhà | Vatican News
  Sách mới về cuộc đời của Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
  Sơ Saleh: Cuộc điện thoại của Đức Thánh Cha mang lại cho chúng tôi can đảm | Vatican News
  ‘Chúa đang chuyển động’: Ngày Giới trẻ Thế giới kêu gọi và thay đổi thế hệ mới | K.V. Turley
  Vatican vinh danh ĐHY Nguyễn Văn Thuận | Hannah Brockhaus
  Nguồn gốc và ý nghĩa của tục mừng tuổi ngày Tết | An Hoà
  Khai quật hồ Silôê nơi Chúa Giêsu chữa người mù | CNA Staff
  Bênêđictô XVI, vị Giáo hoàng của những bất ngờ | Cao Nguyên
  Bức thư Giáng Sinh tuyệt đẹp mà ĐGH Bênêđíctô XVI đã viết cho Chúa Hài Đồng Giêsu khi còn nhỏ | Staff
  Đức Thánh Cha tri ân 3 người sống theo mẫu gương Mẹ Têrêsa Calcutta | Ngọc Yến
  Vị Tử đạo trẻ được mệnh danh là ‘Maria Goretti của Brazil’ được phong chân phước | CNA Staff
  Vài chuyện lạ qua các kỳ thi khoa bảng ở Việt Nam | Trần Hưng
  75% các nhà tài trợ bỏ tiền để trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris là người Mỹ. Tại sao? | Theresa Civantos Barber
  Sự tôn vinh của UNESCO đối với Thánh Têrêsa thành Lisieux | Cao Nguyên
  Khoản “đầu tư” đặc biệt của 3 sinh viên Mỹ khi tìm thấy gần tỷ đồng trong ghế sofa cũ | Trúc Nhi
  Người Công giáo Việt Nam tạo nên một phần sống động của Giáo hội Hoa Kỳ ngày nay | Cao Nguyên
  Chính phủ Ortega ra lệnh giải tán Dòng Thừa sai Bác ái ở Nicaragua | CNA Staff
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 3-2024
Cầu nguyện cho những vị tử đạo mới
Chúng ta hãy cầu nguyện để những ai có nguy cơ phải mất mạng sống vì Tin Mừng tại các nơi khác nhau trên thế giới, làm giàu cho Giáo Hội bởi lòng dũng cảm và sự nhiệt thành truyền giáo của họ.
For new martyrs
Pope Francis urges the faithful to pray during March for “those who risk their lives for the Gospel in various parts of the world.”
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@