Hạnh phúc của cuộc đời phụ thuộc vào những suy nghĩ tích cực của chúng ta.

Marcus Aurelius
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15072
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 19/04/2019 8:23:56 SA)
A  A  A
ĐTC gặp các lãnh đạo dân sự và tôn giáo Nam Sudan sau cuộc tĩnh tâm
Chiều 11/4, kết thúc cuộc tĩnh tâm 2 ngày trong bối cảnh chiến tranh kéo dài dai dẳng ở đất nước Nam Sudan, các lãnh đạo dân sự và tôn giáo của đất nước này được Đức Thánh Cha tiếp kiến.

Đức Thánh Cha đã làm một cử chỉ lịch sử khiến nhiều người sửng sốt: ngài đã quỳ xuống hôn chân 4 vị đại diện cho chính quyền Nam Sudan, những người đã gây ra biết bao đau thương cho dân tộc và cho Giáo hội Nam Sudan. Đây là cử chỉ mạnh mẽ như dấu chỉ hạ mình, phục vụ và hoà giải.



Mở đầu diễn văn dành cho những người hiện diện, Đức Thánh Cha lặp lại lời chào của Chúa Giêsu Phục Sinh: “Bình an cho anh chị em.” (Ga 20,19). Bình an chính là lời đầu tiên được Chúa Giêsu loan báo, món quà đầu tiên dành cho các môn đệ sau cuộc khổ nạn thương đau và chiến thắng sự chết.

Bình an / hoà bình là món quà đầu tiên Chúa mang đến cho chúng ta và là nhiệm vụ đầu tiên các vị đứng đầu các quốc gia phải theo đuổi: đó là điều kiện nền tảng để tôn trọng quyền của mỗi người cũng như cho sự phát triển toàn diện của toàn dân tộc. Chúa Giêsu Kitô, Đấng được Chúa Cha sai đến thế giới với tư cách là Hoàng Tử Hoà Bình, đã cho chúng ta một mẫu để noi theo.

Ánh nhìn của Thiên Chúa

Chúng ta biết rõ rằng bản chất của cuộc gặp này của chúng ta khá đặc biệt và độc đáo theo một nghĩa nào đó, bởi vì đây không phải là cuộc gặp song phương hay ngoại giao thông thường giữa Giáo hoàng và Nguyên thủ quốc gia, và thậm chí không phải là một sáng kiến đại kết giữa các đại diện của các cộng đồng Kitô giáo khác nhau. Thật vậy, đây là một cuộc tĩnh tâm. Nguyên từ “tĩnh – rút lui” đã nói lên sự tự nguyện lánh khỏi một môi trường hoặc hoạt động để đến một nơi hẻo lánh. Và tính từ “tâm” chỉ đến một không gian mới của kinh nghiệm được đặc trưng bởi việc nhìn lại nội tâm, cầu nguyện tin tưởng, suy ngẫm cân nhắc và gặp gỡ hoà giải, để mang lại những kết quả tốt đẹp cho chính mình, rồi từ đó, cho các cộng đồng chúng ta thuộc về.

Mục đích của khoá tĩnh tâm này là cùng nhau đến trước Chúa và phân định ý muốn của Ngài; là suy tư về cuộc sống cá nhân và về sứ mạng chung được giao phó cho chúng ta; là nhận thức trách nhiệm lớn lao đối với hiện tại và tương lai của người dân Nam Sudan; là dấn thân, đổi mới và hoà giải, để xây dựng đất nước của anh chị em.

Anh chị em thân mến, chúng ta đừng quên rằng, đối với chúng ta, các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, Thiên Chúa đã giao phó nhiệm vụ dẫn dắt dân của Ngài: Ngài đã giao phó cho chúng ta nhiều, thì do đó, Ngài sẽ đòi hỏi nơi chúng ta nhiều hơn!

Mỗi cuộc tĩnh tâm, cũng như xét mình hằng ngày, đều giúp chúng ta cảm nhận bằng tất cả con người về ánh nhìn của Chúa. Lời Chúa cho chúng ta những ví dụ hay về cuộc gặp với ánh nhìn của Chúa Giêsu, đánh dấu những giây phút quan trọng trong cuộc sống của người môn đệ. Chúng ta xem xét 3 ánh nhìn của Chúa Giêsu đối với Phêrô.

Ánh nhìn đầu tiên của Chúa Giêsu với Phêrô là khi Anrê dẫn Phêrô đến với Ngài. Chúa Giêsu nhìn Simon và nói: từ nay anh sẽ được gọi là Phêrô (x. Ga 1,41-42). Cái nhìn đầu tiên này là cái nhìn chọn lựa đã làm khơi dậy lòng nhiệt thành cho một nhiệm vụ đặc biệt.

Ánh nhìn thứ hai xảy ra vào buổi tối thứ Năm Tuần Thánh. Phêrô đã chối Chúa 3 lần. Và Chúa Giêsu, bị lính dẫn đi, lại nhìn Phêrô, lần này làm cho ông ăn năn đau đớn hữu ích. Ánh nhìn thứ hai này đụng chạm đến con tim của Phêrô và mời gọi ông hoán cải.

Cuối cùng, sau khi phục sinh, trên bờ biển hồ Tiberia, Chúa Giêsu lại nhìn Phêrô, đã đòi ông tuyên xưng tình yêu của mình ba lần và trao cho ông nhiệm vụ chăn dắt đàn chiên, đồng thời cũng cho ông biết nhiệm vụ này sẽ dẫn đến đỉnh điểm là sự hy sinh mạng sống như thế nào (x. Ga 21,15-19).

Theo một nghĩa nào đó, tất cả chúng ta đã được kêu gọi đến đời sống đức tin, chúng ta đã được Thiên Chúa chọn, nhưng cũng được người dân chọn, để phục vụ Ngài cách trung thành, và trong việc phục vụ này, có thể chúng ta đã phạm những sai lầm lớn nhỏ. Tuy nhiên, Chúa Giêsu luôn tha thứ cho những lỗi lầm của những người ăn năn và luôn làm mới lại lòng tin tưởng của mình, đặc biệt đòi hỏi chúng ta cống hiến hoàn toàn cho dân của Ngài.

Anh chị em thân mến, ánh mắt của Chúa Giêsu bây giờ cũng nhìn mỗi người chúng ta. Điều rất quan trọng là nhìn vào nội tâm chúng ta và tự hỏi: Chúa Giêsu nhìn tôi hôm nay về điều gì? Ngài mời gọi tôi điều gì? Chúa muốn tha thứ cho tôi điều gì và Ngài yêu cầu tôi thay đổi thái độ nào? Sứ mạng và nhiệm vụ nào Chúa giao phó cho tôi vì lợi ích của dân Ngài?

Ánh nhìn của dân chúng


Ánh nhìn của Chúa trên anh chị em là cái nhìn trao ban bình an. Tuy nhiên, còn có một ánh nhìn khác trên anh chị em: đó là ánh nhìn của người dân của anh chị em, và đó là cái nhìn thể hiện mong muốn thiết tha về công lý, hoà giải và hòa bình. Người dân của anh chị em đang mong chờ anh chị em trở về quê hương, mong chờ sự hòa giải của toàn dân và một kỷ nguyên mới của hoà bình và thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Tôi nghĩ đến trước hết những người mất người thân và nhà cửa, những gia đình ly tán và không bao giờ tìm lại được, các trẻ em và người già, tôi nghĩ đến mọi người đang đau khổ khủng khiếp vì những xung đột và bạo lực gieo rắc chết chóc, đói kém, đau thương và nước mắt.

Anh chị em thân mến, hoà bình là có thể. Tôi sẽ không bao giờ mệt mỏi lặp lại rằng hoà bình là có thể! Nhưng món quà tuyệt vời này của Thiên Chúa cũng đồng thời là một sự dấn thân mạnh mẽ của những người có trách nhiệm đối với dân tộc. Kitô hữu chúng ta tin và biết rằng hoà bình là có thể bởi vì Chúa Kitô đã sống lại và chiến thắng điều ác bằng điều thiện, Ngài đã bảo đảm với các môn đệ về sự chiến thắng của hoà bình trước những sự đồng loã với chiến tranh là kiêu ngạo, tham lam, ham muốn quyền lực, ích kỷ, dối trá và đạo đức giả.

Tôi cầu chúc tất cả chúng ta biết cách đón nhận ơn gọi cao nhất là trở nên nghệ nhân của hoà bình, trong tinh thần huynh đệ và liên đới với mỗi thành viên của dân tộc. Dân chúng đang mệt mỏi và kiệt sức vì những cuộc chiến trong quá khứ: hãy nhớ rằng với chiến tranh người ta mất tất cả! Dân của anh chị em hôm nay khao khát một tương lai tốt đẹp hơn, thông qua hòa giải và hoà bình.

Tôi chân thành hy vọng rằng cuối cùng thù địch sẽ chấm dứt, sự đình chiến được tôn trọng, những chia rẽ chính trị và dân tộc được khắc phục và hòa bình sẽ được dài lâu, vì lợi ích chung của mọi người dân. Họ đang mơ ước bắt đầu xây dựng đất nước.

Thật quý nếu anh chị em Kitô hữu dấn thân chung, trong các sáng kiến đại kết khác nhau của Hội đồng các Giáo hội Nam Sudan, vì sự hoà giải và hoà bình, vì những người nghèo và bị thiệt thòi, vì lợi ích tiến bộ của toàn dân Nam Sudan.

Cầu nguyện cuối


Kết thúc bài huấn dụ, Đức Thánh Cha dâng lời nguyện, cầu xin ơn tha thứ và hoà giải cho đất nước Nam Sudan, và xin ơn Thánh Thần hướng dẫn các nhà lãnh đạo để xây dựng đất nước hoà bình và liên đới.

Sau bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã đến chào bình an các vị lãnh đạo đất nước Nam Sudan, và một cách tự phát ngài quỳ xuống và hôn chân từng vị. Đây là một cử chỉ độc nhất của một vị giáo hoàng: quỳ xuống hôn chân những người đã từng gây đau thương cho biết bao nhiêu người, trong đó có cả những người của Giáo hội. Đây là cử chỉ mạnh mẽ như dấu chỉ hạ mình phục vụ và hoà giải. (CSR_2277_2019)

Văn Yên, SJ

Nguồn: RV

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

ĐTC gặp các lãnh đạo dân sự và tôn giáo Nam Sudan sau cuộc tĩnh tâm

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   5938 tin bài trong TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
  ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ Tiệc Ly và rửa chân cho các tù nhân nữ tại Nhà tù Rebibbia | Hồng Thuỷ
  ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ Truyền Dầu tại Đền thờ Thánh Phêrô | Hồng Thuỷ
  Tiếp kiến chung 27/3/2024: Nhẫn nại là chứng tá thuyết phục về tình yêu của Chúa Kitô | Vatican News
  Lần đầu tiên ĐTC Phanxicô viết các bài suy niệm cho Đàng Thánh Giá tại Colosseo | Vatican News
  Tổng Giám mục của Seoul: Lễ Phục Sinh nhen nhóm hy vọng thống nhất Triều Tiên | Hồng Thuỷ
  ĐTC Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Thánh Máccô ở “thành phố nổi” Venice | Vatican News
  Tín hữu hành hương Lộ Đức được giúp để hiểu hơn về sứ vụ truyền giáo của mình | Vatican News
  Tuần Thánh đau thương của các tín hữu tại Ucraina và Gaza | Vatican News
  Cuộc gặp gỡ giữa các Giám mục Đức và Giáo triều Roma diễn ra trong tinh thần xây dựng | Vatican News
  ĐTC Phanxicô thay đổi quy chế của Đền thờ Đức Bà Cả, nhấn mạnh nghĩa vụ thiêng liêng của kinh sĩ | Vatican News
  Ra mắt game Công giáo mới “MetaSaint” dành cho “Thế hệ Alpha” | Vatican News
  Ơn gọi linh mục của Giáo phận Columbus Hoa Kỳ tăng gấp đôi | Vatican News
  Áp-phích Olympic Paris 2024: Thay hình Thánh Giá nhà thờ ở Điện Invalides bằng một thanh dọc | Hồng Thuỷ
  ĐTC Phanxicô chúc lành cho Dự án “Wee Box” - hộp quà hy sinh người Scotland hỗ trợ Rwanda | Hồng Thuỷ
  Tiếp kiến chung thứ Tư 13/3/2024: Chúng ta có thể có được nhân đức nhờ ân sủng của Thiên Chúa | Vatican News
  Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô | Vatican News
  Sáng kiến đưa các tín hữu trở lại nhà thờ của các Giám mục Hoa Kỳ | Vatican News
  Một bàn quỳ làm từ gỗ chiếc tàu đắm ở Cutro được tặng cho ĐTC Phanxicô | Vaitcan News
  Hướng tới 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea | Vatican News
  Tiếp kiến chung (28/2): Ghen tị và kiêu ngạo háo danh khiến thù ghét tha nhân | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 3-2024
Cầu nguyện cho những vị tử đạo mới
Chúng ta hãy cầu nguyện để những ai có nguy cơ phải mất mạng sống vì Tin Mừng tại các nơi khác nhau trên thế giới, làm giàu cho Giáo Hội bởi lòng dũng cảm và sự nhiệt thành truyền giáo của họ.
For new martyrs
Pope Francis urges the faithful to pray during March for “those who risk their lives for the Gospel in various parts of the world.”
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@