Chớ đánh giá thấp sức mạnh đáng kinh ngạc của tình yêu trong việc thay đổi tâm trí. Tình yêu thậm chí còn mang lại nguồn cảm hứng mới để khắc phục những điều dường như không thể thực hiện được.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 30/11/2020 7:28:09 CH)
A  A  A
Đức TGM Gallagher: An ninh không đến từ vũ khí mà đến từ sự hợp tác
Mầm xanh hy vọng
Hôm thứ Hai 23/11, trong buổi mạn đàm về ngoại giao - khoa học tại Viện Hàn lâm Quốc gia Lincei, Ý, về đề tài “Tình huynh đệ, sinh thái toàn diện và Covid-19. Đóng góp của ngành ngoại giao và khoa học”, Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh đã có bài tham luận bày tỏ quan điểm của Toà Thánh về vấn đề này.

Thế giới phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng

Trong phần đầu bài tham luận, Đức Tổng Giám mục Gallagher nói đến nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo mà thế giới đang phải đối mặt, ở các khu vực khác nhau của hành tinh: “Mặc dù chúng ta đang chứng kiến những tiến bộ chưa từng có trong các lĩnh vực khoa học, nhưng thực tế, chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khoẻ với hơn 50 triệu người bị nhiễm bệnh do đại dịch và hơn 1 triệu người đã thiệt mạng do Covid-19”.

Khủng hoảng sức khỏe cũng là khủng hoảng lương thực và môi trường

Điều này cũng làm gia tăng cuộc khủng hoảng lương thực đang diễn ra. Theo thông tin trong báo cáo về “Tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng trên thế giới”, do 5 cơ quan của Liên Hiệp Quốc hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng (FAO, Ifad,  Pam, Unicef và WHO) đưa ra hồi tháng 7, thì trong năm 2019, gần 690 triệu người bị đói. Nỗi ám ảnh về nạn đói luôn rình rập cũng liên quan đến cuộc khủng hoảng môi trường do sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Báo cáo đặc biệt của Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho biết, có ít nhất nửa tỷ người sống ở những khu vực đang diễn ra quá trình sa mạc hoá. Kết quả không thể trách khỏi là: sản xuất nông nghiệp và sự đảm bảo nguồn cung cấp lương thực bị giảm. Và trong trường hợp này, những người nghèo là những người  phải trả giá trước tiên, họ buộc phải di chuyển. Chính Uỷ ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu vào tháng 10/2018 đã phát hiện ra rằng, nếu quyết định về việc giảm phát thải khí nhà kính không được thực thi, thì vào năm 2030 sự nóng lên trung bình toàn cầu sẽ có thể vượt 1,5°C, với ảnh hưởng nghiêm trọng và lan rộng đến phần lớn nhân loại hôm nay và ngày mai.

Khủng hoảng kinh tế và xã hội gia tăng bởi đại dịch

Tất cả những điều này làm gia tăng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội, mà đại dịch đang gây ra. Thực tế chỉ ra rằng: “Người nghèo, trước hết là những người làm việc trong các khu vực không chính thức, là những người đầu tiên thấy phương tiện sống còn của mình bị biến mất. Sống bên lề của nền kinh tế chính thức, người nghèo không được tiếp cận với mạng lưới an ninh xã hội, bao gồm bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ. Họ phải đi tìm kiếm các hình thức thu nhập khác, và hậu quả là nạn bóc lột sức lao động, cưỡng bức lao động, nạn mãi dâm và buôn người gia tăng.”

Tóm lại, theo Ngoại trưởng Toà Thánh, những cuộc khủng hoảng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau đến mức người ta có thể nói đây “chỉ là một cuộc khủng hoảng phức tạp về môi trường-sức khoẻ-xã hội”.

Thời gian thử thách trở thành thời gian lựa chọn


Nhưng cũng vì điều  này mà tai ương của đại dịch “có thể được xem như một sự định hình lại xã hội, như một thời điểm hợp nhất bao hàm việc nhận thức về lợi ích chung”. Và như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại trong buổi cầu nguyện đặc biệt cho đại dịch vào ngày 27/3 năm nay, chúng ta phải “coi thời gian thử thách này như một thời điểm để lựa chọn”.

Sự lựa chọn là: biến đổi hoặc thoái lui


Đức Tổng Giám mục Gallagher nhấn mạnh: “Thực tế, đại dịch Covid-19 có thể được coi là một thời điểm hoán cải thực sự, không chỉ theo nghĩa tinh thần, một cơ hội thực sự để biến đổi; mà ngược lại, nó cũng có thể trở thành một yếu tố của sự xuyên tạc, thoái lui và khai thác. Do đó, tái khởi động có thể được hiểu là một thách đố của nền văn minh ủng hộ công ích và một sự thay đổi quan điểm, vốn phải đặt phẩm giá con người vào trung tâm của mọi hành động của chúng ta. Nhưng điều này đòi hỏi một tầm nhìn rõ ràng về loại xã hội và nền kinh tế mà chúng ta muốn, thúc đẩy chúng ta suy tư chính xác ý nghĩa của nền kinh tế và mục đích của nó.”

An ninh không đến từ vũ khí mà đến từ sự hợp tác


Cuối cùng, để đảm bảo an ninh toàn vẹn của các quốc gia và dân tộc, không được tăng chi phí vào quân sự, nhưng cần phải tăng cường hợp tác toàn cầu, củng cố chủ nghĩa đa phương, nhấn mạnh vào cam kết giải trừ vũ khí và kiểm soát vũ khí, chứ không phải để tự nó chấm dứt. Mục tiêu đóng góp vào an ninh và hoà bình chung, không được hiểu là không có chiến tranh, mà là không có sự sợ hãi, và do đó thúc đẩy phúc lợi xã hội vì công ích.

Như vậy, cần hội tụ các năng lực để xây dựng đối thoại, các sáng kiến ngoại giao, chính sách an ninh chung. Cộng đồng quốc tế được kêu gọi áp dụng các chiến lược xa, hướng tới tương lai để thúc đẩy mục tiêu hoà bình và ổn định, tránh các cách tiếp cận thiển cận đối với các vấn đề an ninh quốc gia và quốc tế.

Mọi thứ đều được kết nối: tầm nhìn đa diện về sinh thái toàn diện

Khái niệm về tình huynh đệ mở rộng và đầy đủ theo cái nhìn của Thông điệp Laudato Si’, với quan điểm của sinh thái học toàn diện. Trích lời Đức Thánh Cha, “mọi thứ đều được kết nối”, Đức Tổng Giám mục nhấn mạnh rằng “việc bảo vệ các hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý chung toàn cầu sẽ không bao giờ hiệu quả nếu tách rời khỏi các vấn đề như chính trị và kinh tế, di cư và các mối quan hệ xã hội”.

Đức Tổng Giám mục Gallagher nhắc lại: “Vào năm 2006, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã yêu cầu rằng “chúng ta cần chuyển đổi mô hình phát triển toàn cầu”. Nghĩa là, “chúng ta cần áp dụng một tầm nhìn mới về thế giới, gắn liền với khái niệm sinh thái học toàn diện, qua đó, chúng ta có ý định thúc đẩy suy tư về ngôi nhà chung của chúng ta, vượt ra ngoài những chiều kích đơn thuần của khoa học, môi trường, kinh tế hoặc đạo đức, để mở ra một cái nhìn toàn diện về cuộc sống nhằm xây dựng tốt hơn các chính sách, chỉ số, quy trình nghiên cứu và đầu tư, tiêu chí đánh giá, tránh mọi quan niệm sai lệch về phát triển hoặc tăng trưởng”. Ở đây, rất hiệu quả khi sử dụng hình ảnh “khối đa diện có nhiều mặt, nhiều khía cạnh nhưng đều tạo nên một thể thống nhất giàu sắc thái, nhờ có được nét ưu việt của bộ phận”.

Con người ở trung tâm: văn hoá chăm sóc, chiến thắng văn hoá loại bỏ

Điểm mấu chốt vẫn là “vị trí trung tâm của con người, do đó cần phải thúc đẩy văn hoá quan tâm”, trái ngược với “văn hoá loại bỏ” đang phổ biến, không chỉ về hàng hoá mà còn liên quan đến con người. Như Đức Thánh Cha đã nói trong Thông điệp Laudato Si' rằng “nếu sự phát triển kinh tế và công nghệ không mang lại một thế giới tốt đẹp hơn và chất lượng cuộc sống hoàn toàn trổi vượt, thì đó không thể được coi là sự tiến bộ”.

Sức mạnh biến đổi của giáo dục và liên đới

Ngoại trưởng Toà Thánh đề nghị, để bắt đầu quá trình chuyển đổi, hãy “tận dụng sức mạnh chuyển đổi của giáo dục” và tình liên đới. Điều đầu tiên, về lâu dài, có thể hình thành trong các thế hệ mới “một nền kinh tế và chính trị bền vững thực sự vì chất lượng cuộc sống, đem lại ích lợi cho tất cả các dân tộc trên trái đất và đặc biệt là những người đang ở trong những hoàn cảnh thiệt thòi nhất và nhiều rủi ro nhất”.

Hành động đơn độc, nhà nước không thể đảm bảo công ích

Đại dịch làm lộ ra những yếu đuối của chúng ta, cho thấy “sự cần thiết phải có một tình liên đới mới”. Bởi vì chỉ có “hiệp nhất” chúng ta mới có thể đối mặt với những tình huống khẩn cấp khủng khiếp nhất. Đức Thánh Cha đã viết điều này trong Thông điệp Fratelli tutti: “Ngày nay, không một quốc gia, dân tộc nào có thể một mình đảm bảo lợi ích chung của mọi người.”

Một xã hội huynh đệ, không bỏ quên ai

Trong phần kết luận, Đức Tổng Giám mục Gallagher nhắc lại: “Cần phải tạo ra một xã hội huynh đệ thúc đẩy giáo dục đối thoại và cho phép mọi người cống hiến hết sức mình. Lời kêu gọi không bỏ rơi bất kỳ ai phải là một lời cảnh báo để đảm bảo rằng phẩm giá con người không bao giờ bị bỏ quên và không ai bị phủ nhận hy vọng có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.”

Ngoại trưởng Toà Thánh nói: “Tôi muốn kết thúc bài tham luận với những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô tại khoá họp thứ 75 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc: Chúng ta ra khỏi cuộc khủng hoảng không giống nhau: chúng ta đi ra hoặc tốt hơn hoặc tệ hơn. Vì vậy, vào thời điểm quan trọng này, nhiệm vụ của chúng ta là phải suy nghĩ lại về tương lai của ngôi nhà chung và dự án chung của chúng ta. Đây là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự trung thực và nhất quán trong đối thoại, nhằm nâng cao tinh thần đa phương và hợp tác giữa các quốc gia. Đại dịch đã cho chúng ta thấy rằng hoặc chúng ta không thể sống thiếu nhau, hoặc trở nên tệ hơn: chống lại nhau. Liên Hiệp Quốc ra đời nhằm liên kết các quốc gia, xích lại gần nhau hơn, như một cầu nối giữa các dân tộc; chúng ta hãy sử dụng nó để biến thách đố mà chúng ta đang đối mặt thành cơ hội, để một lần nữa cùng nhau xây dựng tương lai mà chúng ta mong đợi.”

Ngọc Yến
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Đức TGM Gallagher: An ninh không đến từ vũ khí mà đến từ sự hợp tác

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   5958 tin bài trong TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
  Cuộc gặp gỡ của các cha xứ tại Roma chuẩn bị cho Thượng Hội đồng | Hồng Thuỷ
  Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ: Linh mục được kêu gọi để được hạnh phúc | Vatican News
  Tiếp kiến chung 17/04/2024: Sự tiết độ không tước đi niềm vui sống nhưng giúp chúng ta tràn đầy hạnh phúc | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Tôi rất yêu mến Đức Piô X và đã luôn yêu mến ngài | Vatican News
  Nhà thờ Đức Bà Paris trỗi dậy từ đống tro tàn | Charles de Pechpeyrou
  4% số tân linh mục ở Hoa Kỳ năm 2024 là người gốc Việt | Hồng Thuỷ
  Các bạn trẻ quy tụ tại Vatican nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Giới trẻ | Vatican News
  ĐTC Phanxicô sẽ long trọng công bố Năm Thánh vào ngày 9/5 | Vatican News
  Đấng Tạo Hoá và những giả thuyết của khoa học | Vatican News
  Tranh thánh Lòng thương xót sẽ đi khắp thế giới đến Năm Thánh 2033 | Vatican News
  Tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin về Phẩm giá Con người | Vatican News
  Triển lãm về Đức Biển Đức XVI tại ngôi nhà quê hương của ngài | Hồng Thuỷ
  Chiếc xe ĐTC Phanxicô sử dụng khi thăm New York sắp được bán đấu giá | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Không có công bình thì không có hoà bình | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Đối với tôi, Đức Biển Đức XVI là người cha | Vatican News
  Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (1/4): Tiếp tục niềm vui Phục Sinh | Vatican News
  Quy luật “Status Quo" - nguyên trạng - điều hành hoạt động tại các nơi thánh ở Thánh Địa | G. Trần Đức Anh, OP
  Sứ điệp Phục Sinh 2024 và Phép lành Urbi et Orbi
  ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại Đền thờ Thánh Phêrô và rửa tội cho 8 dự tòng | Vatican News
  Phỏng vấn ĐHY Tomasi về những giải pháp cho những cuộc chiến đang diễn ra | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@