Bạn làm đẹp lòng Chúa bất cứ khi nào bạn thật tâm vui vẻ và mỉm cười.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 18/07/2022 6:28:51 CH)
A  A  A
Canada chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha
Logo chuyến viếng thăm Canada của ĐTC
Chỉ còn đúng một tuần nữa, ĐTC Phanxicô sẽ lên đường viếng thăm Canada trong 6 ngày, từ 24 đến 30/7/2022, với mục đích đẩy mạnh tiến trình chữa lành những vết thương và hoà giải trong tương quan giữa các cộng đoàn thổ dân bản xứ và Giáo hội Công giáo.

Bối cảnh viếng thăm

Tại Canada, các thổ dân bản xứ được gọi là “Các dân tộc đầu tiên”. Họ thuộc 634 bộ lạc chia thành một số sắc dân chính và hiện nay có hơn 975 ngàn người theo thống kê hồi năm 2016.

Trong những thế kỷ trước đây, nhà cầm quyền thực dân Anh và Pháp tại Canada thi hành chính sách đồng hoá các thổ dân bản xứ: các trẻ em bị đưa ra khỏi gia đình và bộ lạc của mình và đặt trong các trường nội trú ở nhiều nơi tại Canada. Người ta ước lượng có tới 150.000 trẻ em thổ dân ở trong tình cảnh như thế: các em phải học tiếng Anh, hoặc Pháp, từ bỏ phong tục truyền thống và ngôn ngữ của mình. Nhà Nước bấy giờ kêu gọi các dòng tu và tổ chức của Công giáo, Anh giáo và Tin Lành hỗ trợ trong kế hoạch này. Có nhiều trường hợp các em chết tại các trường nội trú vì thiếu thốn, bệnh tật, ngược đãi và cẩu thả, hoặc bị lạm dụng.

Gần đây, tương quan của các thổ dân với Giáo hội Công giáo căng thẳng lên mức cao độ sau vụ: ngày 22/5 năm ngoái (2021) người ta phát hiện 215 bộ xương các học sinh, trong đó có trẻ em nhỏ nhất 3 tuổi, tại khu vực trường nội trú thổ dân thuộc Giáo phận Kamploops, được chính phủ bang British Colombia uỷ thác cho Dòng Hiến sinh Thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm, gọi tắt là OMI, đảm trách từ năm 1890 đến năm 1969 khi chính phủ lấy lại quyền điều khiển trường này và đóng cửa từ năm 1978 sau đó.

Vụ khám phá này gây xúc động lớn trong dư luận tại Canada. Nhiều vụ khác cũng được phát hiện sau đó tại nước này tạo nên một làn sóng thù nghịch với Giáo hội Công giáo, kèm theo những cuộc biểu tình và những hành động phá hoại. Gần 45 nhà thờ Công giáo ở Canada bị “tấn công” và xúc phạm, trong đó có 4 nhà thờ ở các khu vực thổ dân bị thiêu rụi.

Phản ứng

Ngay trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 6/6 năm ngoái (2021), ĐTC đã nhắc đến vụ khám phá di cốt các học sinh tại Kamploops và ngài nói: “Tôi hiệp ý với các Giám mục và toàn thể cộng đồng Công giáo tại Canada bày tỏ sự gần gũi với nhân dân Canada đang xúc động mạnh mẽ và bị chấn thương vì tin khủng khiếp này. Sự khám phá đau buồn ấy càng gia tăng ý thức về những đau khổ quá khứ. Ước gì Chính quyền và các vị lãnh đạo tôn giáo của Canada tiếp tục cộng tác quyết liệt để làm sáng tỏ vụ đau buồn này và khiêm tốn dấn thân trong một hành trình hoà giải và chữa lành.”

“Những lúc đau buồn này là một lời mời gọi mạnh mẽ cho tất cả chúng ta, để xa tránh kiểu mẫu thực dân và trào lưu thực dân hoá ý thức hệ ngày nay, và tiến bước song song trong cuộc đối thoại, tôn trọng nhau và nhìn nhận các quyền cũng như các giá trị văn hoá của mọi con dân Canada. Chúng ta hãy phó thác cho Chúa các linh hồn mọi trẻ em chết tại trường nội trú Canada và cầu nguyện cho các gia đình và các cộng đoàn thổ dân Canada bị đau khổ...”

Khúc quanh lớn

Một khúc quanh lớn trong tiến trình hoà giải là các cuộc tiếp kiến ĐTC dành cho các nhóm đại diện các bộ lạc Canada. Sau khi tiếp riêng từng nhóm trong những ngày trước đó, hôm 1/4 năm nay, ngài đã tiếp chung 30 đại diện của 3 nhóm thổ dân Canada, kết thúc 1 tuần lễ viếng thăm và gặp gỡ tại Roma. Trong dịp này, hiệp với các Giám mục Canada, ĐTC công khai xin lỗi các thổ dân vì những hành động đáng tiếc của một số thành phần Giáo hội Công giáo đối với các bộ tộc này, và đồng thời cảm tạ Chúa vì bao nhiêu tín hữu, nhân danh đức tin đã làm cho lịch sử của các thổ dân được phong phú.

ĐTC nói: “Qua những tiếng nói của anh chị em, tôi đã có thể động chạm cụ thể và mang trong tâm hồn tôi, với tâm tình rất đau buồn, những trình thuật về đau khổ, thiếu thốn, phân biệt đối xử và nhiều hình thức lạm dụng mà nhiều người trong anh chị em đã chịu, đặc biệt trong các trường nội trú. Thật là điều gây ớn lạnh khi nghĩ đến ý muốn gieo rắc một mặc cảm tự ti, làm mất căn tính văn hoá của một người, cắt bỏ căn cội, với tất cả những hậu quả gây ra cho cá nhân và xã hội và còn tiếp tục: những chấn thương kéo dài, trở thành những chấn thương từ thế hệ này sang thế hệ khác.”

“Tất cả những điều đó khơi lên trong tâm hồn tôi hai tâm tình là phẫn nộ và xấu hổ. Phẫn nộ vì thái độ chấp nhận sự ác, và càng tệ hơn nữa khi trở nên quen thuộc với sự ác, như thể đó là một năng động không thể tránh được do những biến cố lịch sử tạo nên... Tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì vai trò của nhiều tín hữu Công giáo, đặc biệt những người có trách nhiệm giáo dục, trong tất cả những gì đã làm thương tổn anh chị em, trong những vụ lạm dụng và thiếu tôn trọng đối với căn tính của anh chị em, văn hóa và thậm chí cả những giá trị tinh thần của anh chị em. Tất cả những điều đó là trái ngược với Tin Mừng của Chúa Giêsu. Vì đường lối cư xử đáng trách ấy của những thành phần của Giáo hội Công giáo, tôi xin lỗi Chúa và tôi thành tâm nói với anh chị em: tôi rất đau lòng. Hiệp với các anh em Giám mục Canada của tôi, tôi xin lỗi anh chị em. Điều hiển nhiên là không thể thông truyền các nội dung đức tin một cách trái ngược với chính đức tin: chính Chúa Giêsu đã dạy chúng ta đón nhận, yêu mến, phục vụ và đừng xét đoán; thật là điều kinh khủng khi mà, nhân danh đức tin, người ta làm chứng trái ngược với đức tin.”

ĐTC nói thêm rằng: Đồng thời với những điều trên đây, “với lòng biết ơn, tôi nghĩ đến bao nhiêu tín hữu tốt lành, nhân danh đức tin, với lòng tôn trọng, yêu thương và tử tế, đã làm cho lịch sử của anh chị em được phong phú nhờ Tin Mừng. Ví dụ tôi vui mừng khi nghĩ đến sự tôn sùng nơi nhiều người trong anh chị em đối với Thánh nữ Anna bà ngoại của Chúa Giêsu...”.

Dự án viếng thăm

ĐTC muốn đi xa hơn nữa và ngài quyết định viếng thăm Canada để đích thân tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hòa giải giữa hai bên. Và ngày 23/6 vừa qua, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến tông du.

Các nhóm thổ dân đều muốn ĐTC ghé lại vùng của mình, nhưng rất tiếc vì tình trạng sức khỏe của ngài bị suy yếu vì bệnh đau đầu gối, nên ngài chỉ có thể dừng lại tại 3 nơi chính: Edmonton bang Alberta cho vùng tiếng Anh, Québec cho vùng tiếng Pháp, và Iqaluit ở mạn cực bắc Canada cho vùng của thổ dân.

Ban tổ chức các chuyến viếng thăm nước ngoài của ĐTC cho phía Canada biết một loạt những giới hạn: mỗi ngày ngài chỉ có thể chủ toạ một biến cố lớn, ngoại trừ sinh hoạt thứ hai ngắn và ngài có giờ để nghỉ ngơi giữa hai biến cố. Các sinh hoạt này phải tương đối ngắn vì ĐTC không thể ở trên khán đài quá 1 tiếng. Để di chuyển, ngài không thể dùng trực thăng và chỉ có thể dùng xe hơi một thời gian giới hạn. Điều này hạn chế khoảng cách di chuyển và số nơi ngài có thể viếng thăm...

Ưu tiên dành cho các thổ dân bản địa tham dự cuộc gặp gỡ với ĐTC, đặc biệt là các cựu học sinh các trường nội trú. Họ được gọi là “những người sống sót” và ngài đặc biệt muốn gặp họ. Nhưng vấn đề là phần lớn những người này nay đã già yếu.

Một tin vui được loan đi hôm 13/7 vừa qua là: chính phủ liên bang Canada dành hơn 35 triệu đô la Canada để tài trợ cho các cộng đoàn thổ dân, các tổ chức và các cựu học sinh sống sót từ các trường nội trú, trong những ngày ĐTC viếng thăm.

Bộ trưởng liên bang liên lạc với các thổ dân, ông Marc Miller, cho biết chính phủ cũng sẽ tài trợ việc di chuyển và trú ngụ cho các thổ dân muốn tham dự các cuộc gặp gỡ, Thánh lễ và sinh hoạt với ĐTC tại 3 thành phố ngài dừng lại là Edmonton, Québec, và Iqaluit. Ngoài ra có 3 triệu đô để hỗ trợ các nhóm ở những vùng nơi ĐGH dừng lại.

Sinh hoạt của ĐTC sẽ bắt đầu từ lúc 10 giờ sáng thứ Hai 25/7, với cuộc sẽ gặp những người bản địa thuộc các dân tộc đầu tiên (First Nations), người lai và người Inuit, ở Maskawacis, cách Edmonton khoảng 70 cây số về hướng nam. Lúc gần 5 giờ chiều cùng ngày, ngài sẽ gặp các thổ dân cùng với các thành phần của cộng đoàn giáo xứ tại Nhà thờ Thánh Tâm ở thành phố Edmonton.

Chặng thứ hai trong cuộc viếng thăm sẽ bắt đầu thứ Tư, 27-7, tại thành phố Quebec, gặp gỡ chính quyền. Sáng hôm sau ngài sẽ cử hành thánh lễ tại Đền thánh Quốc gia Thánh Anna de Beaupré. 70% chỗ trong buổi lễ này được dành cho các thổ dân.

Sáng thứ Sáu 29/7, ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm, lúc 9 giờ, ĐTC sẽ gặp một phái đoàn thổ dân Québec, rồi đáp máy bay đến thị trấn Iqaluit có khoảng 7.500 thổ dân ở mạn cực bắc Canada vào lúc gần 4 giờ chiều. Tại đây, ĐTC sẽ gặp riêng một số cựu học sinh các trường nội trú thổ dân tại trường tiểu học Iqaluit, trước khi gặp gỡ giới trẻ và người già vào lúc 5 giờ chiều tại sân trường tiểu học Iqaluit và sau đó là nghi thức từ biệt trước khi ĐTC bay về Roma.

Chính phủ Liên bang cũng dành 2 triệu đô la cho các dịch vụ thông dịch các biến cố và sinh hoạt ra các thứ tiếng của thổ dân bản xứ.

***

Ý nghĩa của logo chuyến viếng thăm Canada của ĐTC

Logo chuyến chuyến viếng thăm Canada của Đức Thánh Cha được một hoạ sĩ tài năng Người Bản địa Canada thiết kế, diễn tả ý nghĩa của chủ đề "Bước đi cùng nhau". Logo có hình tròn tượng trưng cho sự gặp gỡ, bao gồm, bình đẳng, với các yếu tố vừa bao gồm các yếu tố biểu tượng của Công giáo như chim bồ câu, Chìa khoá Thánh Phêrô, vừa bao gồm các yếu tố của các dân tộc bản địa Canada như cái trống, bò rừng,...

Tác giả của logo là Shaun Vincent. Ông được ban chuẩn bị chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha liên lạc vào đầu năm nay (2022). Sau thời gian suy tư, trò chuyện với những người cao niên và các thành viên của gia đình, Vincent đã quyết định tham gia tạo logo cho chuyến thăm lịch sử của Đức Thánh Cha tại Canada.

Ông chia sẻ: "Quá trình sáng tạo của tôi được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, đặc biệt là ở mảnh đất của gia đình tôi ở St. Laurent, bang Manitoba, một cộng đồng Métis nơi tôi sinh sống và được nhắc nhở tôi là ai và đến từ đâu - thường với sự khiêm tốn và luôn hài hước."

Vòng tròn

Logo có hình vòng tròn, theo tác giả, đó là hình ảnh của cái trống của tổ tiên. Ông giải thích: "Để thực sự bước đi cùng nhau vì một mục đích thì đòi phải có hướng đi và sự tập trung. Một cái trống của tổ tiên dưới dạng hình tròn giữ nhịp cho vòng tròn vũ điệu. Các vòng hoa cườm chiếu sáng khi tiếng vĩ cầm vang lên. Một vòng tay ôm mở rộng... Vòng tròn của mặt trời... Vòng tròn có thể gặp thấy ở mọi nơi trong đời sống Người Bản địa. Trong vòng tròn, mọi người đều bình đẳng, mọi thứ đều được nhìn thấy. Biểu tượng này là lịch sử, nó nắm giữ lịch sử của chúng tôi. Nó nói lên chúng tôi là ai. Một biểu tượng diễn tả sự kiện này cần có sự tin tưởng và an nhiên ở trung tâm. Đó là lý do tại sao tôi chọn biểu tượng này như hạt nhân của nó, với những giáo huấn nằm trong hình dạng của nó."

Cộng đồng là trọng tâm

Hoạ sĩ Vincent nhận định về logo: "Đối với logo này, cộng đồng là trọng tâm của những gì tôi muốn khắc họa, với chú tuần lộc và đàn bò rừng, cá và đại bàng, với một con chim bồ câu hoà bình và Chìa khoá Thánh Phêrô tượng trưng cho Chúa Thánh Thần và Đức Giáo hoàng - được đặt giữa các loài động vật và các yếu tố của trái đất, bầu trời và nước. Bất cứ nơi nào chúng ta đi trên hành trình hàn gắn và hòa giải này, chúng ta sẽ đi cùng với nhau."

Đức Thánh Cha sẽ thăm Canada từ ngày 24-29/7/2022, với mục đích chính là gặp gỡ các cộng đồng Người Bản địa trong tiến trình chữa lành và hoà giải. (CSR_2778_2022)


G. Trần Đức Anh, OP
Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Canada chuẩn bị đón tiếp Đức Thánh Cha

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   5958 tin bài trong TIN TỨC - SỰ KIỆN » Giáo Hội Toàn Cầu
  Cuộc gặp gỡ của các cha xứ tại Roma chuẩn bị cho Thượng Hội đồng | Hồng Thuỷ
  Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ: Linh mục được kêu gọi để được hạnh phúc | Vatican News
  Tiếp kiến chung 17/04/2024: Sự tiết độ không tước đi niềm vui sống nhưng giúp chúng ta tràn đầy hạnh phúc | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Tôi rất yêu mến Đức Piô X và đã luôn yêu mến ngài | Vatican News
  Nhà thờ Đức Bà Paris trỗi dậy từ đống tro tàn | Charles de Pechpeyrou
  4% số tân linh mục ở Hoa Kỳ năm 2024 là người gốc Việt | Hồng Thuỷ
  Các bạn trẻ quy tụ tại Vatican nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Giới trẻ | Vatican News
  ĐTC Phanxicô sẽ long trọng công bố Năm Thánh vào ngày 9/5 | Vatican News
  Đấng Tạo Hoá và những giả thuyết của khoa học | Vatican News
  Tranh thánh Lòng thương xót sẽ đi khắp thế giới đến Năm Thánh 2033 | Vatican News
  Tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin về Phẩm giá Con người | Vatican News
  Triển lãm về Đức Biển Đức XVI tại ngôi nhà quê hương của ngài | Hồng Thuỷ
  Chiếc xe ĐTC Phanxicô sử dụng khi thăm New York sắp được bán đấu giá | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Không có công bình thì không có hoà bình | Vatican News
  ĐTC Phanxicô: Đối với tôi, Đức Biển Đức XVI là người cha | Vatican News
  Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng (1/4): Tiếp tục niềm vui Phục Sinh | Vatican News
  Quy luật “Status Quo" - nguyên trạng - điều hành hoạt động tại các nơi thánh ở Thánh Địa | G. Trần Đức Anh, OP
  Sứ điệp Phục Sinh 2024 và Phép lành Urbi et Orbi
  ĐTC Phanxicô chủ sự Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại Đền thờ Thánh Phêrô và rửa tội cho 8 dự tòng | Vatican News
  Phỏng vấn ĐHY Tomasi về những giải pháp cho những cuộc chiến đang diễn ra | Vatican News
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@