Khi bạn nuôi dưỡng cay đắng, hạnh phúc sẽ cập bến ở một nơi khác.

Andy Rooney
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15067
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
SUY TƯ » Các Bài Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 23/05/2016 10:01:04 SA)
A  A  A
Hoa lòng dâng Mẹ
Truyền thống Giáo hội từ rất xa xưa đã dành hai tháng trong một năm để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria: dâng hoa trong tháng Năm và lần hạt Mân Côi trong tháng Mười. Mặc dù những thực hành đã phai nhạt tại một số quốc gia, tâm tình yêu mến đối với Đức Mẹ không vì thế mà phôi phai. Đối với người Công giáo Việt Nam, tháng Năm và tháng Mười vẫn là những thời điểm yêu thích để tỏ lòng tôn kính và mến yêu đối với Thánh Mẫu của Thiên Chúa. Dù mỗi nơi mỗi cách thực hành, dù tân cổ kết hợp đan xen, những điệu múa lời kinh đều diễn tả tâm tình yêu mến của người tín hữu đối với Đức Mẹ.

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường tặng hoa cho nhau để tỏ lòng yêu mến, hiếu thảo và bằng hữu. Hoa vật chất là biểu tượng cho tấm lòng. Thời gian gần đây, với sự phát triển của cuộc sống, cùng với phong trào hội nhập văn hoá Âu Mỹ, người Việt Nam chúng ta đã sử dụng rất nhiều hoa trong những dịp kỷ niệm. Những bông hoa thay cho lời muốn nói đã góp phần làm cho cuộc sống này thi vị và văn minh hơn.

Trong tháng Dâng hoa, tại hầu hết các nhà thờ Công giáo, những đội dâng hoa gồm các em nhỏ nam cũng như nữ đều tiến hoa dâng kính Đức Mẹ. Tại một số cộng đoàn ít người ở thôn quê miền Bắc, có những nơi phải “tuyển mộ” thêm những em nhỏ ngoài Công giáo để đủ đội dâng hoa. Thật là một hình ảnh đẹp được diễn tả qua những em nhỏ đơn sơ, trong trắng hồn nhiên dâng hoa ca tụng Trinh nữ Maria. Các em dâng kính Đức Mẹ không chỉ những đoá hoa vật chất hôm nay xinh tươi ngày mai héo tàn, mà còn cả tâm hồn của các em như ngàn đoá hoa ngát hương cũng được dâng kính Đức Mẹ. Hơn nữa, các em không chỉ nhân danh cá nhân để ca tụng Đức Mẹ, mà còn nhân danh cả cộng đoàn tín hữu địa phương, mà rộng lớn hơn là nhân danh cả các tín hữu Công giáo để tôn vinh Đức Mẹ. Nghi thức tiến hoa không chỉ là nét đẹp văn hoá, mà còn là tâm tình cầu nguyện, xin Đức Mẹ cho mỗi người trở nên đẹp như những đoá hoa, để góp phần toả hương làm đẹp cuộc đời. Mỗi sắc hoa diễn tả một nhân đức của Đức Mẹ: hoa hồng là màu máu, nhắc cho chúng ta sự hy sinh của Đức Mẹ bên thập giá; hoa trắng tượng trưng sự thanh khiết, tượng trưng nhân đức đồng trinh trọn đời của Đức Mẹ; hoa vàng diễn tả lòng mến, nói lên tâm tình mến Chúa yêu người của Đức Mẹ; hoa tím chỉ sự vâng lời, diễn tả tâm tình vâng phục của Đức Trinh nữ qua lời thưa xin vâng; hoa xanh nói lên sự viên mãn trung thành, ngợi ca Đức Mẹ dồi dào nhân đức và trung tín với Chúa trọn đời.

Người tín hữu hợp lời với các em nhỏ dâng hoa để ca tụng Đức Mẹ, đồng thời qua các điệu vãn truyền thống, tìm thấy hình ảnh mình qua các sắc hoa được diễn tả. Bởi lẽ, ai trong chúng ta mà không phải trải qua những gian khó thăng trầm, rất cần có nguồn ơn trợ lực thiêng liêng để kiên trì vượt qua. Đức Mẹ được tôn vinh vì suốt đời Mẹ đã cố gắng hy sinh. Mẹ xứng đáng phần thưởng nơi thiên quốc vì Mẹ đã vượt qua mọi thử thách để một niềm trung tín với Chúa. Những sắc hoa đỏ, trắng, vàng, tím, xanh cũng là những giai đoạn của cuộc đời con người trong kiếp nhân sinh. “Lửa thử vàng gian nan thử đức”, những gian nan cũng là những trắc nghiệm về lòng trung thành của mỗi chúng ta.

Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria với tước hiệu là “Mẹ của lòng thương xót”. Thực ra, danh xưng này không mới mẻ, nhưng đã được nhắc đến trong Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (Dives in Misericordia) của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 1980. Hơn nữa, Đức Maria đã được ca tụng là “Mẹ của lòng thương xót” từ rất lâu đời trong Giáo hội như chúng ta vẫn đọc trong kinh “Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành - Salve Regina, Mater Misericordiae”. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Đức Maria là người có kinh nghiệm đặc biệt và phi thường - hơn ai hết - về lòng thương xót và đồng thời vẫn một cách phi thường, đã nhờ lễ tế lòng mình mà có thể đích thân góp phần vào việc mặc khải lòng Thiên Chúa thương xót. Lễ tế kia được nối kết chặt chẽ với thập giá của Con Mẹ: Mẹ đã đứng dưới chân thập giá trên núi Sọ. Lễ tế của Đức Maria là sự thông phần đặc biệt vào việc mặc khải về lòng thương xót, tức là về sự trung thành tuyệt đối của Thiên Chúa đối với tình thương của Ngài, đối với giao ước Ngài đã muốn có từ đời đời và đã lập bên trong thời gian với con người” (Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót, số 9).

Đức Mẹ đã cảm nhận được lòng thương xót của Chúa như trời biển bao la đối với cuộc đời cá nhân mình. Vì vậy, Mẹ đã ca lên trong bài ca tạ ơn: “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người”. Trọn đời hy sinh của Đức Mẹ, nhất là vào lúc đứng dưới chân thập giá Chúa, Đức Mẹ đã cộng tác để diễn tả lòng thương xót hải hà của Thiên Chúa, thể hiện qua sứ mạng rao giảng Tin Mừng và qua mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu. Vì vậy mà Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói: “Mẹ Maria đã đích thân góp phần vào việc mặc khải lòng Thiên Chúa thương xót”.

Khi dâng hoa tôn kính Đức Mẹ, chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng và suy niệm về đời sống của Mẹ. Đức Mẹ được tôn vinh là Đấng “Mười hai nhân đức”, nghĩa là Mẹ có tất cả những nhân đức trong mối tương quan với Chúa và với tha nhân. Cũng như con số 12 chi tộc Giacóp, con số 12 nhân đức mang ý nghĩa tượng trưng, muốn diễn tả sự phong phú dồi dào. “Mười hai nhân đức gương soi, kính dâng Đức Mẹ đời đời ngửa trông” (Vãn dâng hoa), người tín hữu, khi chiêm ngưỡng các nhân đức của Đức Mẹ, muốn soi mình vào đó để học hỏi và bắt chước, để rồi cuộc đời của họ giữa chốn ba đào, vẫn giữ được nét trinh trong nguyên tuyền như Đức Mẹ.

Nghi thức dâng hoa kính Đức Mẹ thường được xếp loại vào những “hình thức đạo đức bình dân”. Cách gọi này dễ làm giảm thiểu giá trị cao quý mà nghi thức này diễn tả. Bởi lẽ, nó vừa là một lời tôn vinh Đức Mẹ, vừa là những suy tư đạo đức dựa trên nền tảng Thánh Kinh, giúp người tín hữu trưởng thành trong chặng đường theo Chúa, cùng cộng tác diễn tả lòng thương xót hải hà của Chúa Cha, Đấng đang hiện diện giữa chúng ta để thực thi và ban phát lòng thương xót “từ đời nọ đến đời kia, dành cho những ai kính sợ Người” (Lc 1,50).

Hãy đến với Đức Mẹ, thành kính dâng lên những đoá hoa không bao giờ tàn úa. Đó là tấm lòng của mỗi chúng ta. Chắc chắn Mẹ sẽ ban cho chúng ta những điều ước nguyện: “Đời này được sự bằng yên, đời sau lại được ngợi khen hát mừng.” (Vãn Dâng hoa).

Hải Phòng, tháng Hoa 2016
 

Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

Nguồn: WHĐ

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Hoa lòng dâng Mẹ

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   1543 tin bài trong SUY TƯ » Các Bài Khác
  Kinh Thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria | TT
  Nhân danh Chúa, tôi yêu cầu các bạn: hãy dừng cuộc thảm sát này lại! | TT
  Đức tin của Phêrô tăng trưởng như thế nào? | Đức ông Charles Pope
  Sứ điệp Giáng Sinh 2021 | ĐTC Phanxicô
  Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh lễ Vọng Giáng Sinh 24/12/2021 | TT
  Bài giảng Thứ Sáu Tuần Thánh của ĐHY Raniero Cantalamessa | J.B. Đặng Minh An
  Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô |
  Bài suy niệm Mùa Chay thứ tư của ĐHY Cantalamessa | ĐHY Cantalamessa
  Thánh Giuse: Người ước mơ | + ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt
  Bài suy niệm Mùa Chay thứ ba cho Giáo triều của ĐHY Cantalamessa | TT
  Bước qua Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu: Suy ngắm Đàng Thánh giá trực tuyến |
  Bài giảng Mùa Chay thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa
  ĐHY Cantalamessa nói về tội lớn nhất của Giuđa Iscariốt
  Ăn chay có ích gì? | Cao Nguyên
  Các bài học từ Trường Thánh Giuse | Cha Roger Landry - Cao Nguyên dịch
  Ánh sáng vĩnh cửu của Giáng Sinh | Cao Nguyên dịch
  Bài giảng Mùa Vọng thứ ba của ĐHY Raniero Cantalamessa
  Nguyên văn Bài giảng Mùa Vọng thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa
  Bài giảng Mùa Vọng thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa | Ngọc Yến
  Bài giảng Mùa Vọng đầu tiên của ĐHY Ranierro Cantalamessa | TT
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 3-2024
Cầu nguyện cho những vị tử đạo mới
Chúng ta hãy cầu nguyện để những ai có nguy cơ phải mất mạng sống vì Tin Mừng tại các nơi khác nhau trên thế giới, làm giàu cho Giáo Hội bởi lòng dũng cảm và sự nhiệt thành truyền giáo của họ.
For new martyrs
Pope Francis urges the faithful to pray during March for “those who risk their lives for the Gospel in various parts of the world.”
Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@