Chỉ có hai người có thể nói thật với bạn về bản thân bạn: kẻ thù - người không giữ được bình tĩnh; và người bạn yêu thương bạn tha thiết.

Antisthenes (445-365 TCN)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
SUY TƯ » Các Bài Khác
Back TRỞ LẠI (Cập nhật: 15/10/2016 10:03:45 SA)
A  A  A
Đức Maria – Hòm Bia Thiên Chúa
Trong Cựu ước, Hòm Bia Thiên Chúa (hay còn được gọi là “Hòm Giao ước”), là một chiếc rương lớn, trong đó có chứa hai bia đá, ghi khắc Mười Điều Răn do chính Thiên Chúa viết và trao cho ông Môisen. Thiên Chúa chỉ dẫn cụ thể về việc thực hiệm Hòm Bia: “Ngươi phải làm một Hòm Bia bằng gỗ keo, dài một thước hai, rộng bảy tấc rưỡi và cao bảy tấc rưỡi. Ngươi sẽ lấy vàng ròng mà bọc. Ngươi sẽ làm trên đó một đường viền chung quanh bằng vàng. Ngươi sẽ đúc cho Hòm Bia bốn chiếc vòng bằng vàng và gắn vào bốn chân Hòm Bia: bên này hai vòng, bên kia hai vòng. Ngươi sẽ làm những cây đòn bằng gỗ keo bọc vàng. Ngươi sẽ xỏ đòn vào những vòng bên sườn Hòm Bia để khiêng. Đòn để xỏ vào vòng của Hòm Bia thì không được rút ra nữa. Ngươi sẽ đặt vào Hòm Bia Chứng Ước mà Ta sẽ ban cho ngươi.” (Xh 25,10-16). Hòm bia cũng chứa cây gậy nở hoa của ông Aaron, anh trai ông Môisen, và một bình vàng đựng Manna là lương thực Chúa ban từ trời. Tất cả những vật chứa trong Hòm Bia đều nhằm nhắc lại những kỳ công Thiên Chúa đã thực hiện, đồng thời nhắc nhớ Dân riêng về Luật Giao ước Ngài đã ban.

Đối với người Israel, Hòm Bia là sự hiện diện của Thiên Chúa trong suốt hành trình sa mạc. Thiên Chúa hiện diện giữa dân Người để bảo vệ và đồng hành với họ trên đường về đất hứa. Hòm Bia cũng là sức mạnh của Thiên Chúa, giúp người Israel chiến thắng quân thù. Sự hiện diện của Thiên Chúa giữa Dân Ngài là niềm tự hào cho mỗi con cái Israen. Trong các cuộc giao chiến, đối phương khiếp sợ khi nghe nói đến Hòm Bia cùng ra trận với chiến binh Israel. “Khi Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa xuống trại, toàn thể Israel hò reo vang dội khiến đất rung chuyển. Người Philitinh nghe thấy tiếng hò reo thì hỏi nhau: ‘Tiếng hò reo vang dội ấy trong trại bọn Hípri là gì vậy?’ Chúng biết là Hòm Bia Đức Chúa đã đến trại. Người Philitinh sợ hãi, vì chúng nói: ‘Một vị thần đã đến trại!’” (1 Sm 4,5-7).

Trong Kinh cầu Đức Bà, Giáo Hội tuyên xưng “Đức Bà như Hòm Bia Thiên Chúa vậy”. Danh xưng này có ý nghĩa đặc biệt. Khi Đức Maria thưa lời “Xin vâng” với Sứ thần Gabriel, Ngôi Lời đã nhập thể. Thiên Chúa ở cùng nhân loại. Trong Kinh Truyền Tin, chúng ta đọc: “Chốc ấy Ngôi thứ Hai xuống thế làm người – và ở cùng chúng tôi.” Lời kinh này muốn nhấn mạnh, cùng lúc với lời thưa khiêm tốn của Đức Mẹ, thì Ngôi Lời làm người trong cung lòng Đức Trinh Nữ. Trinh Nữ Maria đã thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Thần và cưu mang Ngôi Lời nhập thể. Để bước vào trần gian, Ngôi Lời vĩnh cửu đã chấp nhận thụ thai trong lòng một người trinh nữ, theo đúng trật tự sinh học nơi người phàm. Giống như mọi thai nhi khác, thai nhi Giêsu được nuôi dưỡng bởi máu thịt của người mẹ trong suốt thời gian chín tháng mười ngày, trước khi mở mắt chào đời.   
  
Nếu Hòm Bia Thiên Chúa trong Cựu ước được tôn kính vì chứa đựng Luật Giao ước mà Thiên Chúa đã ban cho ông Môisen, thì Đức Trinh Nữ Maria còn đáng tôn vinh gấp trăm ngàn lần, vì Mẹ không chỉ mang trong mình Lời bằng chữ viết hay biểu tượng, mà là chính Ngôi Lời của Thiên Chúa, Đấng ngay từ ban đầu đã hiện hữu, như Thánh Gioan miêu tả: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa.” (Ga 1,1). Đấng vô thủy vô chung đã chấp nhận làm con của một người nữ. Người đã mặc lấy kiếp người để chia vui sẻ buồn với nhân loại. Đức Maria được xưng tụng với danh xưng “Hòm bia Thiên Chúa”, vì Mẹ đã cưu mang Ngôi Lời. Mẹ cũng được ca tụng là “Ngai toà sự Khôn Ngoan”, vì Đức Giêsu, Đấng Khôn Ngoan của Thiên Chúa đã ngự xuống lòng Mẹ.

Cùng với việc cưu mang Chúa Giêsu, Mẹ Maria còn ghi nhớ, suy niệm và thực thi Lời Chúa. Trong lúc Đức Giêsu rao giảng, có một người phụ nữ bày tỏ sự khâm phục trước sự khôn ngoan của Người. Bà đã thốt lên: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!” (Lc 11,27). Người thốt lên câu này chắc chắn là người đã trải qua kinh nghiệm làm mẹ. Bởi theo lẽ thông thường, người mẹ rất nhạy cảm đối với những điều liên quan đến con mình. Bà vui niềm vui của con, và cũng rất lo lắng khi con mình hoạn nạn. Sự khôn ngoan thông thái của người con là niềm vui và niềm tự hào của người mẹ. Vì thế, khi nghe Chúa Giêsu rao giảng, người phụ nữ này đã nghĩ ngay đến người mẹ đã sinh ra Người, và bà cất lời ca tụng. Lời ca tụng này, vừa nhằm đến Chúa Giêsu, vừa có ý tôn vinh người mẹ đã sinh ra Người. Tuy vậy, Chúa Giêsu muốn hướng bà tới một nhân đức khác khiến cho thân mẫu của Người được ca tụng. Người nói: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.” (Lc 11,28). Khi nói như thế, Chúa muốn nhấn mạnh đến một lý do nhờ đó mà Đức Maria đáng được chúc tụng, đó là việc Đức Mẹ chuyên tâm nghe và thực hành Lời Chúa. Đương nhiên, Mẹ có phúc vì đã cưu mang Chúa Giêsu, nhưng Mẹ còn có phúc hơn nữa, khi suy niệm và tuân giữ Lời của Thiên Chúa. Trong lời chào của Sứ thần Gabrien, Sứ thần ca tụng Đức Mẹ: “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ.” Lời ca tụng này chắc chắn liên hệ tới tâm tình lắng nghe và thực thi ý Chúa của Đức Mẹ. Qua lời thưa “xin vâng”, Đức Maria đã chứng tỏ sự vâng phục, yêu mến và nhất là luôn sẵn sàng để cho thánh ý Chúa thực hiện nơi cuộc đời mình. Tin Mừng nói với chúng ta, Đức Maria được chọn làm mẹ của Đức Giêsu, đó là một vinh dự lớn lao, nhưng đó cũng là nguyên nhân của những đau khổ mà Đức Mẹ phải trải qua. Cụ già Simêon đã nói: “Còn Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà.” (Lc 2,35). Trước những biến cố vui buồn của cuộc đời Chúa Cứu thế, Đức Mẹ luôn ghi nhớ, suy niệm và hiệp thông với Con của mình. Vì vậy, dù không phải chết như các thánh tử đạo, Mẹ vẫn được phong tặng cành thiên tuế.

Nếu Đức Mẹ được xưng tụng với danh hiệu “Hòm Bia Thiên Chúa”, thì mỗi chúng ta, những Kitô hữu, hiểu theo một khía cạnh nào đó, cũng là những người mang danh xưng này. Bởi lẽ, hằng ngày chúng ta được nghe Lời Chúa, và được mời gọi thực thi lời ấy trong cuộc sống. Nhờ Bí tích Thanh Tẩy, chúng ta được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Chúng ta cũng được vinh dự mang tên Kitô hữu, tức là người được xức dầu và thuộc về Chúa Kitô. Chúng ta được chia sẻ sứ mạng của Chúa Giêsu, cộng tác với Người làm cho cuộc sống hiện tại thấm đượm giá trị của Tin Mừng. Hiểu như thế, mỗi chúng ta cũng là những “Hòm Bia của Thiên Chúa” giữa lòng cuộc đời, để phán ánh sự thánh thiện của Ngài giữa lòng nhân thế. Đức Thánh Cha Phanxicô mong ước, ở đâu có cộng đoàn Kitô hữu, ở đó con người tìm được những tụ điểm chan hòa lòng thương xót (Tông chiếu Misericordiae Vultus, số 12). Nếu Hòm Bia Thiên Chúa trong Cựu ước tượng trưng cho sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Israel, thì hôm nay, mỗi Kitô hữu cũng đang diễn tả sự hiện diện của Thiên Chúa trong lòng cuộc đời, được thể hiện qua cuộc sống thánh thiện, liên đới, bao dung và hiền hoà. Đức ái là cốt lõi của Đạo Chúa, đến nỗi nhờ đức ái mà người ta nhận ra chúng ta là con cái của Cha trên trời.

Trong Tháng Mân Côi, chúng ta tuyên xưng những nhân đức cao cả của Đức Mẹ, đồng thời xin cho chúng ta được noi gương Mẹ trong đời sống đức tin cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Nhờ lời cầu bầu hiền mẫu của Đức Mẹ, ước chi mỗi chúng ta trở nên những “Hòm Bia Thiên Chúa”, góp phần đem Chúa Giêsu vào mọi môi trường của cuộc sống xã hội. Đó cũng là sứ mạng cao cả và chính yếu của người Kitô hữu chúng ta.

Tháng Mân Côi 2016
 
Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

Nguồn: WHĐ

Ghi lại phản hồi, xin nhấn vào »  Nhập ý kiến của bạn:
Ý kiến - nhận xét của bạn về bài:

Đức Maria – Hòm Bia Thiên Chúa

Tên:
Email:
Ý kiến - nhận xét - Comments:

  (hoặc nhấn phím ESC hoặc nhấn vào khung nền)

Chưa có ý kiến   Pending (3)
TIN - BÀI KHÁC   1544 tin bài trong SUY TƯ » Các Bài Khác
  Bài suy niệm Đàng Thánh Giá do Đức Thánh Cha soạn | Vatican News
  Kinh Thánh hiến Ukraine và Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria | TT
  Nhân danh Chúa, tôi yêu cầu các bạn: hãy dừng cuộc thảm sát này lại! | TT
  Đức tin của Phêrô tăng trưởng như thế nào? | Đức ông Charles Pope
  Sứ điệp Giáng Sinh 2021 | ĐTC Phanxicô
  Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh lễ Vọng Giáng Sinh 24/12/2021 | TT
  Bài giảng Thứ Sáu Tuần Thánh của ĐHY Raniero Cantalamessa | J.B. Đặng Minh An
  Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô |
  Bài suy niệm Mùa Chay thứ tư của ĐHY Cantalamessa | ĐHY Cantalamessa
  Thánh Giuse: Người ước mơ | + ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt
  Bài suy niệm Mùa Chay thứ ba cho Giáo triều của ĐHY Cantalamessa | TT
  Bước qua Cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu: Suy ngắm Đàng Thánh giá trực tuyến |
  Bài giảng Mùa Chay thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa
  ĐHY Cantalamessa nói về tội lớn nhất của Giuđa Iscariốt
  Ăn chay có ích gì? | Cao Nguyên
  Các bài học từ Trường Thánh Giuse | Cha Roger Landry - Cao Nguyên dịch
  Ánh sáng vĩnh cửu của Giáng Sinh | Cao Nguyên dịch
  Bài giảng Mùa Vọng thứ ba của ĐHY Raniero Cantalamessa
  Nguyên văn Bài giảng Mùa Vọng thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa
  Bài giảng Mùa Vọng thứ hai của ĐHY Raniero Cantalamessa | Ngọc Yến
Tìm kiếm trong phần Tin - Bài này
 [Tìm tên bài, tên tác giả, nội dung...]
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@