Mỗi người bạn tượng trưng cho một thế giới đối với chúng ta, một thế giới không được sinh ra cho đến khi họ xuất hiện, và chỉ khi cuộc gặp gỡ này diễn ra thì một thế giới mới được sinh ra.

Anais Nin (1903-1977)
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-

Thánh Philipphê Nêrô, linh mục

Lễ ngày 26 tháng 5

Thánh  Philipphê Nêrô, Linh mục (1515-1595)

Thánh Philipphê Nêrô sinh năm 1515 tạo Florence. Bị mồ côi mẹ từ nhỏ, nhưng Philipphê có một bà dì nhất mực yêu thương. Ngược lại, Philipphê cũng rất vui vẻ và ngoan nguỳ, rất được mọi người yêu quý. Ngài hấp thụ được đức tin sâu xa nôi cha mẹ và các cha dòng Daminh ở Tu viện Thánh Marcô.

Năm 1533, ngài đến sống với người cậu ở gần Naples để tập nghề kinh doanh. Ông cậu không có con thừa tự nên muốn dành gia tài cho Philipphê, nhưng thánh nhân thấy mình không có ơn gọi để sống cuộc đời như vậy. Và ngài đi bộ về Rôma, không tính toán cũng không có đồ dùng, Philipphê sẽ sống và chết tại Rôma.

Một người đồng hương ở Rôma cho Philipphê một căn phòng với điều kiện là dành ít thời gian dạy dỗ cho con cái họ. Thánh nhân đã sống đời cầu nguyện và học hành trong cô tịch, ngày ăn một bữa với bánh mì, nước và trái ôliu, ngủ trên sàn nhà. Trong khi theo môn triết học và thần học, ngài vẫn tìm cách lôi kéo bạn bè vào nếp sống đạo đức, lo cải hoá người khác. Như vậy, chính thánh nhân cũng bị cám dỗ và phải cố gắng để tự chủ, ngài tăng thêm lời cầu nguyện và các việc hy sinh hãm mình.

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 1544, trong khi cầu nguyện, ngài thấy một vật gì như trái banh bằng lửa xoáy vào trong tim gây nên một cơn bệnh và một vết thương xưng lên dầu không đau đớn gì. Trong cuộc khám nghịệm sau khi chết người ta thấy hai xương sườn phía trên bị gãy và tạo ra một khoảng rộng lớn hơn.

Sau nhiều năm, ngài bán hết sách vở và bắt đầu lo cho linh hồn người khác hơn là cho mình. Ngài hoà mình với các bạn trẻ ở các ngã tư, các cửa tiệm và các bờ sông, dùng đến sức thu hút tự nhiên lẫn siêu nhiên để dẫn họ về đường ngay.

Hoà mình vào nhóm các nhà giảng thuyết, Philipphê đã gây được nhiều ảnh hưởng nơi các giáo dân lẫn lương dân. Người ta cho rằng ngài làm nhiều phép lạ. Tuy nhiên, thánh nhân rất khiêm tốn và không dám nhận chức linh mục. Cuối cùng, theo lời khuyên của cha giải tội, ngài thụ phong linh mục năm 1551. Nhiệt tâm của ngài thật mãnh liệt khi ngài cử hành thánh lễ đầu tiên đến nỗi như có một luồng ánh sáng từ ngài phát ra. Phần lớn thời gian trong ngày và cả ban đêm ngài dành vào việc ngồi toà giải tội. Nhận thấy có nhiều thanh niên và trẻ em biếng nhác, ngài mở cửa không cho chúng vui tươi trò chuyện ca hát. Căn phòng ấy được mệnh danh là “Ngôi nhà của niềm vui Kitô giáo”. Mỗi chiều ngài tổ chức buổi cầu nguyện chung cho các tín hữu. Muốn cho lời cầu nguyện khởi sắc, ngài nhờ người bạn danh tiếng là Nhạc sĩ Palestrina phổ nhạc các thánh thi. Nhà nghệ sĩ này coi ngài như một người cha và đã qua đời trong cánh tay ngài. các linh mục muốn dấn thân phù giúp ngài đã họp thành một hội ái hữu và đó là tiền thân của dòng giảng thuyết.

Thánh Philipphê làm việc với một tính khí vui tươi đặc biệt. Ngày kia cộng đoàn một bạn trẻ đến báo tin cho ngài biết hạnh phúc của mình đã được thân phụ cho theo học luật. Sau khi phác hoạ niềm vui hạnh phúc của mình như thế nào rồi, anh nghe hỏi:

- Học xong anh sẽ làm gì?

- Con sẽ đậu bằng tiến sĩ luật.

- Rồi sao nữa?

- Con sẽ cãi những vụ kiện quan trọng, khó khăn để thành danh tiếng.

- Rồi sao nữa?

- Con sẽ nên danh giá và giàu có thoả lòng mong ước.

- Rồi sao nữa?

- Con sẽ sống sung sướng và hạnh phúc.

- Rồi sao nữa ?

- Rồi sao nữa? sao nữa? rồi con chết.

- Thánh nhân cao giọng hỏi tiếp: Rồi sao nữa?

Và bạn trẻ không biết trả lời ra sao nữa, nhưng câu hỏi đã lọt vào trong tâm hồn cho đến khi hiến mình trong tu viện và chết lành thánh.

Cũng với tính khôi hài này. Thánh Philipphê đã sửa dạy được nhiều nết xấu của người ta. Chẳng hạn một phụ nữ quen tật nói xấu người khác được nghe thánh nhân dạy hãy mua một con gà giết chết, rồi vừa đi vừa nhổ lông trên đường tới gặp ngài. Chị ta ngạc nhiên làm và như vậy. Tới nơi thánh nhân dạy: Chị hãy trở về đường cũ và lượm hết các lông đó lại.

Người phụ nữ la lối không thể được vì gió thổi bay khắp chốn rồi. Thánh nhân mới nói: Những lời nói xấu vu oan cho người ta một khi ra khỏi miệng sẽ truyền từ tai này qua tai nọ. Chị có thể lấy lại được không?

Và thánh Nhân khuyên nhủ: Khi muốn nói về một người nào làm khổ mình, hãy nói với Chúa mà thôi để cầu nguyện và giúp họ sửa sai.

Với những bức thư của Thánh Phanxicô Xavier từ phương Đông gởi về, Thánh Philipphê đã tìm cách theo ngài để gieo vãi chính máu mình cho Chúa Kitô. Nhưng một thầy dòng khổ tu đã nói với thánh nhân: Dân Ấn Độ của ngài ở tại Rôma này.

Thế là thánh nhân ở lại Rôma trở thành “Tông đồ thành Rôma”.

Năm 1622, khi được phong thánh, Phanxicô Xaviê, vị “Tông đồ của dân Ấn Độ”, cũng được tuyên phong với ngài.

Năm 1575, Đức Giáo hoàng Gregoriô XIII đã cho ngài và anh em linh mục thuộc nhóm ngài một nhà thờ. Họ tái thiết thành một nhà thờ mới và ngày nay cũng chính là nhà mẹ ở Rôma của dòng giảng thuyết. Philipphê được đặt làm bề trên của hội dòng mới, dòng giảng thuyết. Ngài hướng dẫn anh em trong dòng sống như như các linh mục triều, không có lời khấn nào đặc biệt, nhưng liên kết với nhau trong tình yêu thương nhau, trong một mục đích là phục vụ các linh hồn bằng việc cầu nguyện, giảng dạy và ban các phép bí tích. Ngài không đặt ra nhiều lề luật và ngày nay có tới 40 nhà dòng giảng thuyết gồm các phần tử sống theo đường lối của Thánh Philipphê Nêrô.

Năm 1595, Thánh Philipphê ngã bệnh. Ngày 25-5, ngài dâng lễ và ngồi toà như thường lệ. Nhưng sáng hôm sau ngài bị thổ huyết, trong khi giơ tay chúc lành cho cộng đoàn và miệng lẩm bẩm: Đây là tình yêu của con, hạnh phúc của lòng con và thánh nhân đã phó mình cho tình yêu.

(Trích trong “Theo vết chân Người”)

Tiểu sử các thánh trong tháng

    NgàyKính Thánh
2/4/2024 Thánh Phanxicô Paola, Ẩn tu (1416-1507)
2/4/2024 Thánh Đôminicô Vũ Đình Tước, linh mục
4/4/2024 Thánh Isiđôrô,Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (+636)
5/4/2024 Thánh Vincent Ferrio, Linh mục (1350-1419)
6/4/2024 Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, linh mục (+ 1857)
7/4/2024 Thánh Gioan La Salle, Linh mục (1651-1719)
7/4/2024 Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu, linh mục
11/4/2024 Thánh Stanislaô, Giám mục, Tử đạo (1030-1079)
13/4/2024 Thánh Martinô I, Giáo hoàng, Tử đạo (+656)
21/4/2024 Thánh Anselmô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (1033-1109)
23/4/2024 Thánh Giorgiô, Tử đạo (+ 303)
24/4/2024 Thánh Phiđelê Sigmaringa, linh mục, tử đạo (1528-1622)
25/4/2024 Thánh sử Marcô
28/4/2024 Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo (1803-1841)
28/4/2024 Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục; Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, thầy giảng; Thánh Gioan Tẩy Giả Đinh Văn Thành, thầy giảng
29/4/2024 Thánh Catarina Siena, Đồng trinh, Tiến sĩ Hội Thánh (1347-1380)
30/4/2024 Thánh Piô V, Giáo hoàng (1504-1572)
30/4/2024 Thánh Giuse Tuân, linh mục
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@