Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những người hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ, hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15317
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-
VĂN KIỆN » Công Đồng Vatican II
S  M  L
(Cập nhật: 13/03/2008 - 09:14:44)
 
Huấn thị “Kinh Thánh và Kitô học”

Huấn thị “Kinh Thánh và Kitô học” – Uỷ ban Kinh Thánh Giáo Hoàng 1984

Tiểu Ban Mục vụ Kinh Thánh xin giới thiệu Bản dịch Huấn thị “Kinh Thánh và Kitô học” mà Ủy ban Kinh Thánh Giáo Hoàng đã phổ biến vào năm 1984 và đến nay vẫn còn là một bản văn hướng dẫn rất tốt công việc nghiên cứu Kitô học. Đây là Phần I của Huấn thị.

 

 
Giới thiệu:

    Văn kiện này được xuất bản vào năm 1984 bên Pháp trong hai ngôn ngữ. Bản văn Latinh được gọi là “bản văn chính thức”, còn bản Pháp văn thì được gọi là “bản văn làm việc”. Có rất nhiều khác biệt giữa hai bản văn. Không có bản dịch Anh văn chính thức. Năm 1985, cha Joseph A. Fitzmyer, S.J., đã xuất bản bản dịch văn kiện của riêng ngài, trong đó có nhiều ghi chú để những khác biệt về dịch thuật giữa bản Latinh và bản Pháp văn. Bản dịch Anh văn có ghi chú này được đưa vào dùng ở đây với phép mà cha Fitzmyer khả ái ban cho. Xin cũng ghi nhận là trong bản văn gốc, có những chỗ in nghiêng.

 

                           Lời mở đầu của Thư ký Uỷ ban

    Công tác của Uỷ ban Kinh Thánh Giáo Hoàng không nhằm vào việc chú giải, nhưng là nghiên cứu Kinh Thánh và đưa ra những đề nghị thích hợp với Huấn quyền Hội Thánh. Khi nhận được một câu hỏi giáo lý Kinh Thánh về Đức Kitô, về Đấng Mêsia, Uỷ Ban không có ý soạn thảo một tài liệu trực tiếp dành cho các nhà Kinh Thánh hoặc các chuyên viên chú giải, thậm chí cũng không đưa ra một tài liệu cho các giáo lý viên, vì họ có phần trách nhiệm riêng.

    Để có thể giúp hiểu biết và nhận thức về Kinh Thánh cũng như giúp các mục tử trong sứ vụ của họ, công tác của Uỷ Ban phải là:

1. Học hỏi kỹ lưỡng các nghiên cứu hiện nay về Kitô học thuộc Kinh Thánh để làm nổi bật những định hướng và những phương pháp luận khác nhau, và không bỏ qua các nguy cơ người ta có thể rơi vào khi sử dụng chuyên một vài phương pháp nhằm hiểu bao quát chứng từ của Kinh Thánh và món quà Thiên Chúa ban nơi Đức Kitô.

2. Trình bày giản lược những gì Kinh Thánh khẳng định:

- trong Giao Ước đầu tiên về các lời hứa của Thiên Chúa, những ân huệ Ngài đã ban, và niềm hy vọng của dân Thiên Chúa về một Đấng Mêsia tương lai;

- trong Tân Ước về sự hiểu biết trong đức tin các cộng đoàn Kitô hữu cuối cùng đã đạt được về các lời nói và các hành động của Đức Giêsu Nazareth, được hiểu dưới ánh sáng của những bản văn mà các cộng đoàn Dothái đã đi tới chỗ nhận biết là có uy tín thần linh.

    Uỷ Ban đã cố ý dành việc nghiên cứu quá trình soạn thảo tiệm tiến các bản văn Kinh Thánh cho một công cuộc tra cứu mang tính chú giải, văn chương và lịch sử đúng nghĩa, để chỉ tập trung vào chứng từ đã đến với mình từ thư quy của Kinh Thánh. Do đó, nhan đề của văn kiện này là: Kinh Thánh và Kitô học.

    Nhưng dường như hữu ích nếu giới thiệu cho các mục tử mà có thêm phần cứu xét những đề tài mà văn kiện chính thức chỉ phác thảo ra. Một số thành viên của Uỷ Ban đã được yêu cầu soạn những bản văn phụ trội, và xuất bản dựa trên uy tín của chính các vị ấy, nhưng Uỷ Ban có thể sử dụng cho công việc chung. Trong các bản văn này, độc giả sẽ không tìm thấy những nghiên cứu mang tính chú giải đúng nghĩa, được trang bị những cước chú chuyên môn, nhưng đúng hơn, những tổng hợp thần học hoặc các phương pháp luận Kinh Thánh có chất chứa những đề tài còn được tranh luận trong Kitô học.

Henri Cazelles, p.s.s.,

Thư ký của Uỷ ban Kinh Thánh Giáo Hoàng


Kinh THÁNH VÀ KiTÔ học

    Ngày nay, nhiều người, đặc biệt bên Tây phương, tự cho mình là những kẻ vô tri hoặc vô tín. Có phải vì thế họ không hề quan tâm đến Đức Giêsu Kitô hoặc vai trò của Người trong thế giới không? Các nghiên cứu và các tác phẩm đã được xuất bản, cho thấy không phải như thế, dù cách thức cứu xét vấn đề này đã thay đổi. Tuy nhiên, cũng có những Kitô hữu bị hoang mang trước nhiều cách tiếp cận và giải quyết vấn đề này như đã được đề nghị. Uỷ ban Kinh Thánh Giáo Hoàng chỉ muốn giúp đỡ các mục tử và các tín hữu về vấn đề này bằng những cách thức như sau: (1) bằng cách trình bày khái quát các nghiên cứu này để chỉ ra tầm quan trọng của chúng và những nguy cơ chúng gặp phải; và (2) nhắc nhớ khái quát chứng từ của Kinh Thánh về sự mong chờ ơn cứu độ và Đấng Mêsia, để có thể cứu xét Tin Mừng cách đúng đắn trong bối cảnh trước, và rồi cho thấy phải hiểu sự mong chờ và các lời hứa này được hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô như thế nào. 


PHẦN I
 

MỘt cÁi nhÌn tỔng quÁt
vỀ cÁc phưƠng phÁp luẬn ĐƯỢC sỬ dỤng hÔm nay trong KitÔ hỌC

 
Chương I 

MỘT TỔNG QUAN NGẮN GỌN VỀ CÁC TIẾP CẬN

     Vấn đề không phải là trình bày ở đây một bài tường thuật đầy đủ về những nghiên cứu về Đức Giêsu Kitô. Đúng ra cần phải quy hướng sự chú ý về các tiếp cận khác nhau được sử dụng trong các nghiên cứu ấy. Các tiếp cận ấy được mô tả khái quát theo thể loại mà không hề có ý giữ một thứ tự theo logic hay theo thời gian, và tên của một vài tác giả, những đại diện chính của các tiếp cận ấy, sẽ được nêu ra.

1. TIẾP CẬN “CỔ ĐIỂN” hay TIẾP CẬN thẦN HỌC truyỀN thỐng

1.1. Tiếp cận này được sử dụng trong các khảo luận tín lý suy lý vốn trình bày một học thuyết được nghiên cứu theo hệ thống, bắt đầu với các định tín của các Công đồng và các tác phẩm của các Giáo Phụ - khảo luận “De Verbo incarnato - Về Ngôi Lời nhập thể” (x. các Công đồng Nicê năm 325; Êphêsô năm 431; Khanxêđôn năm 451; Côngtăngtinốp II và III năm 553 và 681) và khảo luận “De redemptione - Về ơn cứu chuộc” (x. các Công đồng Ôrăng năm 529; Trentô, các khoá 5 và 6, năm 1546 và 1547).

1.2. Các khảo luận này nay được phong phú hoá thêm nhờ nhiều yếu tố mới đã được đưa vào do sự tiến bộ của công iệc nghiên cứu hiện đại:

    (a) Thông thường các khảo luận này vận dụng phương pháp phê bình Kinh Thánh sao cho có thể phân biệt rõ hơn các dữ liệu của từng sách hoặc của từng nhóm sách. Kết quả là phần chú giải thần học của các sách này dựa trên một nền tảng vững chắc hơn (vd. J. Galot v.v.).

     (b) Dưới ảnh hưởng gián tiếp của một nền thần học tập trung vào Lịch sử cứu độ (Heilsgechichte, x. 1.1.6 dưới đây), con người Đức Giêsu được neo chắc chắn hơn vào  sự bố trí các phương tiện cứu độ mà các Giáo Phụ gọi là “oikonomia - nhiệm cục cứu độ”.

     (c) Do có những phương diện khác, từ đó các vấn đề thần học được cứu xét hôm nay, một số vấn đề đã từng được triển khai rõ ràng vào thời Trung Cổ nay mới được cứu xét lại, chẳng hạn “kiến thức” của Đức Kitô và sự phát triển nhân cách của Người (vd. J. Maritain, v.v.).

2. NHỮNG TIẾP CẬN SUY LÝ THUỘC LOẠI PHÊ BÌNH

2.1. Một vài nhà thần học suy lý nghĩ rằng cách đọc phê bình, là cách đã mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực nghiên cứu Kinh Thánh, không những phải được áp dụng vào các tác phẩm của các Giáo phụ và của các nhà thần học thời Trung Cổ, mà thậm chí còn phải áp dụng vào những định tín của các Công đồng. Chính các định tín này cần phải được giải thích dưới ánh sáng của bối cảnh lịch sử và văn hoá từ đó chúng được công bố.

2.2. Từ việc nghiên cứu lịch sử các Công đồng, điểm nổi rõ là các định tín phải được coi như là những cố gắng nhắm vượt qua những tranh luận của các trường phái hoặc những khác biệt về quan điểm hoặc về các cách thức diễn tả đã từng gây chia rẽ giữa các nhà thần học, thậm chí ngay khi tất cả các vị đó đều mong muốn tái khẳng định đức tin nảy sinh từ Tân Ước. Tuy nhiên, các cố gắng đó không phải bao giờ cũng thắng vượt được các quan điểm gây xung đột. Khi cứu xét có phê phán bối cảnh văn hoá và ngôn ngữ của các công thức đã được đón nhận, chẳng hạn các công thức của Công đồng Khanxêđôn (năm 451), người ta có thể phân biệt rõ hơn đối tượng của các định tín với các công thức được sử dụng để diễn tả dối tượng ấy cách đúng đắn. Nhưng một khi bối cảnh văn hoá thay đổi, các công thức có thể dễ dàng mất đi sức mạnh và tính hiệu năng của chúng trong một bối cảnh ngôn ngữ khác, nơi mà cũng những từ ngữ như nhau không phải bao giờ cũng giữ được ý nghĩa như vậy.

2.3. Như thế, các công thức loại này phải được so sánh lại một lần nữa với các nguồn căn bản của mạc khải, đặc biệt là với Tân Ước. Do đó, một số công việc  nghiên cứu về “Đức Giêsu lịch sử” đã đưa một vài nhà thần học (vd. P. Schoonenberg) đến chỗ nói về “con người nhân bản” của Người. Nhưng nói về “nhân cách nhân bản” của Đức Giêsu theo nghĩa các nhà thần học Kinh viện thường dùng để nói về “nhân tính cá vị” và “nhân tính riêng biệt” của Người lại không phải là tốt hơn sao?

3. KITÔ HỌC VÀ CÔNG CUỘC TRA CỨU LỊCH SỬ

    Vẫn cón có những tiếp cận khác đang tiến hành với phương pháp luận của khoa lịch sử khoa học. Bởi vì phương pháp luận này đã chứng tỏ giá trị của nó trong việc nghiên cứu các bản văn cổ, đương nhiên nó cũng được áp dụng vào các bản văn Tân Ước.

3.1. Thực thế, từ đầu thế kỷ XIX, các công trình nghiên cứu đã tập trung vào việc xây dựng lại cuộc đời của Đức Giêsu về lịch sử - Người có vẻ là hạng người như thế nào dưới mắt những người mà Người sống với - và tập trung vào ý thức mà Người hẳn đã có về chính mình. Những tác giả duy lý (chẳng hạn Reimarus, Paulus, Strauss, Renan, v.v.) đã sẵn sàng không màng tới các tín điều Kitô học. Những nhà thần học Tin Lành gọi là “tự do” cũng không màng như thế, họ muốn thay thế một nền thần học “tín lý”, mà theo họ dường như loại bỏ mọi tra cứu tích cực, bằng một nền thần học “Kinh Thánh” được thiết lập có phê bình (x. A. Harnack, Das Wesen des Christentums). Tuy nhiên, cách nghiên cứu về “Đức Giêsu lịch sử” như thế lại đưa đến những kết quả gây xung đột đến nỗi “Cuộc đời Đức Giêsu - Nghiên cứu” (Leben-Jesu-Forschung) cuối cùng phải bị coi như là một công trình không thành công (A. Schweitzer, tái bản lần 2, 1913). Về phía Công giáo, cho dù linh mục M.J. Lagrange đã xác định vững vàng nguyên tắc “phương pháp lịch sử” khi nghiên cứu các Tin Mừng (La méthode historique, tái bản lần 3, 1907), thì người ta chỉ thực sự tránh được các khó khăn tương tự bằng cách giả định tính “lịch sử” toàn vẹn của mọi sự, thậm chí các chi tiết nhỏ nhất thấy được trong các bản văn Tin Mừng (chẳng hạn: Didon, Le Camus ; với sắc thái khác: Lebreton, chính Lagrange, Fernandez, Prat, Ricciotti, v.v.). Tiếp cận của R. Bultmann (xem 1.1.8 ở dưới) đã tìm ra điểm xuất phát nơi ngõ cụt mà dường như “Cuộc đời Đức Giêsu - nghiên cứu” đã đi vào.

3.2. Kể từ đó, “phương pháp lịch sử” đã được tăng cường nhiều đường nét mới và quan trọng. Chính các sử gia đã đặ vấn đề về quan niệm “duy nghiệm” về tính khách quan trong nghiên cứu lịch sử.

    (a) Tính khách quan này không phải là như tính khách quan trong các khoa học tự nhiên, bởi vì nó liên hệ đến các kinh nghiệm của con người (xã hội, tâm lý, văn hoá, v.v.), là những kinh nghiệm đã xảy ra một lần trong quá khứ và do đó không thể được dựng lại cách đầy đủ. Vì thế, nếu muốn khám phá “chân lý”, cách duy nhất có thể theo là dựa vào các dấu vết và các chứng từ liên hệ đến chúng (các di tích và các tài liệu). Tuy nhiên, ta chỉ đạt được chân lý về chúng trong mức độ chính những kinh nghiệm ấy có thể nói là được hiểu “từ bên trong”.

     (b) Cố gắng làm việc này nhất thiết đưa đến một lượng nào đó tính chủ quan của con người khi tiến hành điều tra. Sử gia cảm nhận là yếu tố này có mặt trong mỗi bản văn kể lại các biến cố hoặc miêu tả các nhân vật thuộc các biến cố ấy mà không gây phương hại đến giá trị của các chứng từ đã được bảo tồn.

     (c) Tính chủ quan của chính sử gia có xen vào từng bước của công việc, khi ông tìm kiếm “sự thật” trong lịch sử  (x. H.G. Gadamer). Bởi vì ông cứu xét các vấn đề đang tra cứu tuỳ theo các phương diện thu hút sự chú ý và mối quan tâm của ông nhất. Có một thứ “tiền nhận thức” (Vorverstašndnis) nào đó về các phương diện này mà ông phải dần dần điều chỉnh với chứng từ của các bản văn ông đang học hỏi. Cho dù ông tự quan sát và phê phán mình dọc theo cuộc tiếp xúc ấy, thì thật sự cũng hiếm có việc trình bày các kết luận của công việc nghiên cứu của ông mà không bị chính quan điểm của ông về ý nghĩa của nhân sinh gây ảnh hưởng lên (x. X. Léon-Dufour).

3.3. Việc nghiên cứu lịch sử về Đức Giêsu là ví dụ rõ ràng nhất về tình huống này. Việc nghiên cứu này không bao giờ trung lập. Thực vậy, con người Đức Giêsu đã gây ảnh hưởng trên mọi người, kể cả trên sử gia: do ý nghĩa cuộc đời và cái chết của Người, do tầm nhân bản của sứ điệp của Người, do cách giải thích mà nhiều tác phẩm khác nhau của Tân Ước đã làm chứng. Các điều kiện mà mọi công trình nghiên cứu đều phải dựa vào, giúp giải thích tại sao lại có nhiều kết quả của các sử gia cũng như của các nhà thần học rất khác nhau như vậy; vì không ai có thể nghiên cứu và trình bày hoàn toàn “khách quan” nhân tính của Đức Giêsu, tấn bi kịch cuộc đời Người mà thập giá là đỉnh cao, cũng như sứ điệp Người đã để lại cho nhân loại qua các lời nói, hành động và sự hiện hữu của mình. Nhưng không vì thế mà phủ nhận cách tìm hiểu lịch sử này, vì nó giúp chúng ta có thể tránh được hai nguy cơ: hoặc là Đức Giêsu bị xem như một anh hùng thần thoại đơn thuần, hoặc là việc nhìn nhận Người là Đấng Mêsia và Con Thiên Chúa khỏi bị giản lược vào một thứ duy tín phi lý nào đó.

4. KITÔ HỌC VÀ KHOA HỌC VỀ CÁC TÔN GIÁO

4.1. Một yếu tố khác đã xuất hiện làm trương rộng nền móng của việc tra cứu lịch sử, đó là “khoa học về các tôn giáo”. Khoa này nghiên cứu các tiếp xúc đang xảy ra giữa các tôn giáo. Phải chăng người ta lại không phải nhận lấy cách thức (tra cứu) này để hiểu được, chẳng hạn làm thế nào đã xảy ra bước chuyển từ tin mừng về Nước Thiên Chúa, như Đức Giêsu loan báo theo các bản văn Tin Mừng, sang tin mừng về Đức Giêsu, Đấng Mêsia và Con Thiên Chúa, như tìm thấy trong các bản văn trình bày theo nhiều cách niềm tin của Giáo Hội tiên khởi sao? 

4.2. Bắt đầu với thế kỷ 19, khoa so sánh các tôn giáo đã phát triển nhanh, và những tiếp cận cũ trong lãnh vực nghiên cứu này đã nhận được sự húc đẩy mới. Hai nuyên do đưa đến sự phát triển này là: trước tiên, việc tìm lại được nền văn chương Cận Đông cổ, nhờ việc giải mã các bản văn khắc bằng chữ Ai-cập và chữ dạng đinh (Champollion, Grotefend, v.v.); thứ đến, các cuộc tra cứu nhân chủng về các dân tộc được gọi là “bán khai”. Từ đó, rõ ràng là không thể giản lược hiện tượng tôn giáo các hiện tượng khác (x. R. Otto, Das Heilige, 1916) và cũng rõ ràng là hiện tượng nào được tạo ra bởi những yếu tố rất khác nhau, là các niềm tin cũng như các nghi thức.

4.3. Vào đầu thế kỷ 20, Trường phái Lịch sử các Tôn giáo (Religionsgeschichtliche Schule) đã tìm cách giải thích theo mẫu phát sinh và tiến hoá, một mặt nguồn gốc và sự hình thành của tôn giáo Israel, mặt khác sự xuất hiện của Kitô giáo do mọt người Dothái tên là Giêsu, trong một thế giới đã được Hy hoá mà hết sức thấm đẫm xu hướng chiết trung (syncretism) và ngộ đạo (gnosticism). R. Bultmann chấp nhận tiền đề chiết trung này không chút do dự để giải thích sự hình thành của ngôn ngữ Kitô học trong Tân Ước (xem 8 ở dưới). Những người không chia sẻ niềm tin Kitô giáo cũng chấp nhận tiền đề chiết trung này. Nhưng khi tiền đề ấy được chấp nhận, Kitô học đã mất đi tất cả thực chất. Thế mà Kitô học này có thể được bảo toàn mà không cần phủ nhận giá trị của khoa Lịch sử các Tôn giáo.

5. TIẾP CẬN ĐỨC GIÊSU TỪ DO THÁI GIÁO

5.1. Rõ ràng Dothái giáo phải là tôn giáo đầu tiên cần nghiên cứu để có thể hiểu được nhân cách của Đức Giêsu. Các Tin Mừng mô tả cho thấy Người như là người cắm rễ sâu vào quê hương và truyền thống của dân tộc Người. Kể từ đầu thế kỷ này, các học giả Kitô giáo đã minh chứng nhiều điểm song song giữa Tân Ước và văn chương Dothái (x. Strack-Billerbeck, J. Bonsirven, v.v.). Gần đây hơn, các khám phá ở Qumran và việc tìm hiểu lại bản Targum Paléttina giải thích Ngũ Thư, đã gợi lại các vấn đề và thúc đẩy công việc nghiên cứu. Trước đó thường là vấn đề nghiên cứu loại này mới giãi ánh sáng trên giá trị lịch sử của các bàn văn Tin Mừng. Tuy nhiên, vào ngày hôm nay, người ta lại cố gắng nhận biết rõ ràng hơn các gốc rễ Do-thái của Kitô giáo, để mô tả đúng đắn gốc tích của Kitô giáo, mà không hề coi thường cái thân cây mà Kitô giáo đã được tháp vào.

5.2. Sau Thế Chiến I, một số sử gia Dothái, đã bỏ đi sự thù hận kéo dài hằng bao thế kỷ - về điểm này, các nhà giảng thuyết Kitô giáo chẳng phải là vô tội - mà nhiệt tình nghiên cứu trực tiếp về con người Đức Giêsu và cội nguồn Kitô giáo (J. Klausner, M. Buber, J.G. Montefiore, v.v.). Họ tìm cách nêu ra tính chất Dothái của Đức Giêsu (vd. P. Lapide), mối tương quan giữa giáo huấn của Người với giáo huấn các truyền thống của kinh sư, tính chất nguyên thuỷ mang t

 
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 9-2024
Cầu nguyện cho tiếng kêu của trái đất
Chúng ta hãy cầu nguyện để mỗi người trong chúng ta biết lắng nghe bằng con tim tiếng kêu của trái đất, tiếng kêu của những nạn nhân do những thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, biết dấn thân bảo vệ thế giới mình đang sống.
For the cry of the earth
“That each of us listens with our hearts to the cry of the earth” is the prayer intention for the month of September. Catholics are also asked to pray this month for victims of environmental disasters and the climate crisis.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@