Ai cũng có một thằng điên trong ống tay áo.

G. Herbert
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15388
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-

Thánh Luca, Thánh sử

Lễ ngày 18 tháng 10

Thánh LUCA THÁNH SỬ (Thế kỷ I)

Thánh Luca, tác giả Phúc Âm thứ ba và sách Công vụ Tông đồ, là người đóng góp đơn độc và rông rãi nhất cho Tân ước. Như các tác phẩm cho thấy, ngài là một trong những Kitô hữu có học nhất thời Giáo Hội ly khai. Dầu vậy, ngài rất mực khiêm tốn và ẩn mình đi đến nỗi dù một chút gì chúng ta biết về ngài cũng phải đọc trong những dòng chữ của ngài bằng kính phóng đại. Chúng ta chú mục vào những chỗ “nhóm chúng tôi” thay vì “họ”, nghĩa là ngài nhận sự có mặt của mình trong khung cảnh chuyển nó vào những dẫn chứng rời rạc trong Thánh Phaolô, tìm những khuôn mặt xem ra rõ rệt nhất, phân tích việc chọn lựa và sử dụng từ ngữ của ngài. Dần dần hình ảnh của Thánh Luca nổi lên:

Ngài tự bẩm sinh là người Hylạp, chứ không phải Dothái, nhưng theo ngôn ngữ và văn minh xem ra ngài đã không sinh ra tại những thành phố Hylạp lớn miền cận đông. Một tác giả thứ hai nói ngài sinh ra tại Antiôkia, Syria và khi những biến cố xảy ra dường như ngài đang sống ở đó trong thập niên 40 của thế kỷ đầu và đã là một trong những lương dân trở lại đầu tiên.

Theo nghề nghiệp, ngài là y sĩ và rất có thể đã theo học đại học tại Tarse. Bởi đó có thể ngài đã có vài tiếp xúc trước với Thánh Phaolô khoảng năm 49 hay 50, ngài đã liên kết với Thánh Phaolô trong sứ vụ qua Tiểu Á tới Âu Châu. Dầu vậy khi tới Philipphê, Thánh Luca đã dừng lại đó, không phải là giám mục của Giáo Hội tân lập vì dường như thánh nhân đã không hề lãnh nhận chức thánh, nhưng đúng hơn ta có thể gọi là “thủ lãnh giáo dân”. Hơn nữa, ngài dường như dấn thân vào thành phần sử gia, một vai trò mà sự giáo dục và cố gắng rất phù hợp với ngài. Sự quan sát kỹ lưỡng và diễn tả chính xác là những từ ngữ của các trường thuốc Hylạp và các văn phẩm của Thánh Luca chứng tỏ để ngài đã biết áp dụng chúng vào lĩnh vực lịch sử.

Dầu vậy, vào khoảng năm 57, Thánh Phaolô đã từ Côrintô trở lại qua Macedonia trên đường đi Giêrusalem, để thu thập các đại diện từ nhiều Giáo Hội khác nhau và Thánh Luca đã nhập bọn, từ đó trở đi ngài đã không hề rời xa thầy mình. Ngài đã chứng kiến việc người Dothái tìm cách hại Phaolô và việc người Roma giải cứu thánh nhân. Khi Phaolô đáp tàu đi Roma sau 2 năm bị tù ở Cêsarêa, Thánh Luca ở với ngài. Họ bị đắm tàu ở Malta và cùng tới Rôma. Nhưng ở Roma, Thánh Luca đã thấy một trách vụ khác đang chờ đón ngài. Roma là con mắt của Phêrô và người phát ngôn của Thánh Phêrô là Marcô đã xuất bản Phúc Âm viết tay của ngài.

Nhưng còn những ký ức khác đã được viết ra hay truyền tụng rời rạc hoặc toàn bộ về cuộc đời của Chúa chúng ta trên trần gian. Thánh Luca đã quyết định rằng: sứ vụ cho lương dân cần một Phúc Âm mới, được viết ra bằng Hy ngữ văn chương hơn là Phúc Âm của Marcô cho hợp với lương dân có học và không dành riêng cho người Dothái như là Phúc Âm của Thánh Mathêo: việc trước tác sách này là phần tiếp theo sách Công vụ Tông đồ xem như hoàn thành tại Roma giữa năm 61 tới 70, nhưng Thánh Luca đã trốn cuộc bách hại của Nêrô và đã trải qua quãng đời còn lại tại Hy Lạp.

Tài liệu thế kỷ thứ hai viết: “Trung thành phục vụ Chúa, không lập gia đình và không có con; ngài được qua đời hưởng thọ 84 tuổi ở Boctica, đầy tràn Thánh Thần”.

Thánh Luca là một vị thánh luôn luôn bình dân. Một phần có lẽ vì chúng ta hiểu rõ ngài là một giáo dân, thừa hưởng văn hoá Hylạp cổ. Hơn nữa, ngài bình dân vì đặc tính lương dân và dấn thân của mình. Tất cả văn phẩm của ngài đầy quan tâm đến con người, thương cảm con người, liên hệ tới người nghèo, hào hiệp với phụ nữ. Ngài cũng rất hấp dẫn bởi đã thu thập và kể lại vô số những công cuộc đầy nhân hậu của Chúa Kitô.

Thật ra, người ta sẽ lầm lẫn khi dìm mất tính chất và giáo huấn nghiêm khắc của Chúa. Nhưng các y sĩ có thể hãnh diện về ngài vì chắc hắn không có y sĩ nào sẽ qua mặt được ngài về “tình yêu dành cho nhân loại”. Và những người còn lại trong chúng ta có thể biết ơn ngài vì nhờ ngài chúng ta có được dụ ngôn cây vả khô chồi (13,60, đứa con hoang đàng (15,11) và người Samaria nhân hậu (10,30). Chúng ta cũng biết ơn ngài vì câu chuyện người kẻ trộm thống hối và cả 5 mầu nhiệm Mân Côi mùa Vui.

Nhưng trên tất cả, chúng ta mắc ơn ngài Kinh Ave “Ngợi khen” (Magnificat), chúc tụng (Benedictus), Phó dâng (Nuncdimittis) với quá phân nửa câu truyện ngày lễ Giáng Sinh. Rồi đây là chỗ mà sự khiêm tốn ẩn mình của thánh nhân xa rời chúng ta.

Thánh Luca đã nghe truyện từ miệng Chúa không? Thánh nhân không nói điều này cho chúng ta nhưng rất có thể lắm. Chúng ta biết sau cuộc đóng đinh, Mẹ đã được Thánh Gioan săn sóc và chắc chắn đã có sự giao tiếp giữa hai thánh sử này. Nhưng trùng hợp của hai Phúc Âm (như về việc biến hình) hay những trùng hợp về ngôn ngữ trong phần đầu sách Công vụ Tông đồ, mạnh mẽ minh chứng điều này.

Hơn nữa, nếu Thánh Luca được rửa tội ở Antiôkia khoảng năm 40 thì tự nhiên là có thể tìm gặp được Thánh Gioan ở Giêrusalem... Lúc ấy, Đức Mẹ trên dưới 70 tuổi. Như vậy, không có lý gì Thánh Luca lại không thể nghe chính môi miệng mẹ kể chuyện. Mà dầu chuyện này có đến với ngài cách gián tiếp đi nữa, chúng ta vẫn biết ơn ngài đã lưu lại cho chúng ta những giai thoại đặc biệt ấy.

Trích trong Theo Vết Chân Người (Chân dung các thánh nhân)

Tiểu sử các thánh trong tháng

    NgàyKính Thánh
1/10/2024 Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh (1873-1897)
2/10/2024 Các Thiên thần Bản mệnh
4/10/2024 Thánh Phanxicô Assisi (1181-1226)
6/10/2024 Thánh Brunô, Linh mục (1035-1101)
6/10/2024 Thánh Phanxicô Trần Văn Trung, cai đội
7/10/2024 Đức Mẹ Mân Côi
9/10/2024 Thánh Đionysiô, giám mục và các bạn, tử đạo
9/10/2024 Thánh Gioan Leonarđô, linh mục
11/10/2024 Thánh Phêrô Lê Tuỳ, linh mục (+1833)
14/10/2024 Thánh Callistô I, giáo hoàng, tử đạo (+222)
15/10/2024 Thánh Têrêxa Avila, trinh nữ, Tiến sĩ Hội Thánh (1515-1585)
16/10/2024 Thánh Hedviga, nữ tu (1174-1243)
16/10/2024 Thánh Margarita Maria Alacoque, trinh nữ
17/10/2024 Thánh Inhaxiô Antiokia, giám mục, tử đạo (+107)
18/10/2024 Thánh Luca, Thánh sử
19/10/2024 Thánh Gioan Brébeuf, Thánh Isaac Jogues, linh mục, và các bạn, tử đạo
19/10/2024 Thánh Phaolô Thánh Giá, linh mục
22/10/2024 Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II (1920-2005)
23/10/2024 Thánh Gioan Capistranô, linh mục (1386-1456)
23/10/2024 Thánh Phaolô Tống Viết Bường, quan thị vệ
24/10/2024 Thánh Antôn Maria Claret, giám mục
24/10/2024 Thánh Giuse Lê Đăng Thị, cai đội
28/10/2024 Thánh Giuđa Tađêô, Tông đồ
28/10/2024 Thánh Gioan Đạt, linh mục
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 10-2024
Cầu nguyện cho sứ mạng được chia sẻ
Chúng ta hãy cầu nguyện để Giáo Hội được tiếp tục nâng đỡ bằng tất cả những phương thức có thể, một lối sống công nghị, việc đồng trách nhiệm, thúc đẩy sự tham gia, sự hiệp thông và chia sẻ sứ mạng giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
For a shared mission
When bishops and laypeople meet for the second part of the Synod on Synodality during October, the faithful are asked to pray that “the Church continues to sustain a synodal lifestyle in every way.”
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@