Nói về lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh, Đức Giáo hoàng Phaolô VI viết: “Những lễ dựa trên lời truyền khẩu, nhưng có giá trị gương mẫu cao và đươc Giáo hội Đông phương đặc biệt mừng kính từ xa xưa, đó là lễ Đức Maria dâng mình và đền thánh”.
Việc Đức Mẹ dâng mình và đền thánh dựa trên sự kiện này, là luật cũ đã nhận các trinh nữ tự hiến mình cho Thiên Chúa tại đền thánh. Hơn nữa, Đức Trinh nữ còn được đặc ân Vô nhiễm Nguyên tội ngay từ buổi đầu thai. Sư trinh trong này có thể dẫn tới hiệu quả là trí khôn Đức Maria đã phát triển sớm hơn bình thường, vì không bị ảnh hưởng bởi tội nguyên tổ. Bởi đó, người ta cho rằng, Mẹ đã dâng mình cho Chúa rất sớm, ngay khi trí khôn ngài có khả năng hiểu biết.
Cuốn ngụy thư “Phúc Âm về cuộc sinh hạ của Đức Maria” còn cho rằng ngài đã thực hiện cuộc dâng hiến này khi mới 3 tuổi. Giottô trong một bức hoạ đã diễn tả Đức Maria trong những bước chân mạnh mẽ tiến vào đền thánh.
Trong niềm tin này, người Hylạp, Armênia và Latinh đều mừng lễ Đức Mẹ dâng mình trong đền thánh vào ngày 21-11 hằng năm. Simon Métaphrate cho rằng lễ mừng đã được thiết lập vào năm 730 ở Constantinople. Năm 1143, hoàng đế Emmanuelđã xếp vào số các lễ được Giáo Hội khắp nơi biết đến.
Vị đại sứ của vua Chypre bên Đức Giáo hoàng Grêgoriô XI (ở Avignon) đã thuyết phục, để giáo triều với Đức Sixtô IV chấp nhận lễ này từ năm 1372. Kể từ đó, ở nhiều vương quốc và nhiều nhà thờ đã mừng long trọng theo sách nguyện Rôma. Đức Giáo hoàng Pio V bãi bỏ và được Đức Sixtô V tái lập.
Nhiều nhà dòng đã chọn lễ này làm ngày khấn dòng hay lặp lại lời khấn cho các tu sĩ. Cùng với Đức Maria, chúng ta cũng dâng mình cho Chúa một cách mau mắn và quảng đại.