Nếu bạn muốn có bạn, hãy trở nên một người bạn trước.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-

Thánh Inhaxiô Y, giám mục; Thánh Phêrô Khanh, linh mục, Thánh Anê Thành (Thánh Đê), giáo dân

Lễ ngày 12 tháng 7

Một lòng tin trọn vẹn sắt đá, hoàn toàn tín nhiệm vào Chúa, sẽ giúp con người làm được tất cả mọi sự, như trường hợp của ba vị anh hùng tử đạo Inhaxiô Y, Anê Thành và Phêrô Khanh hôm nay. Với lòng tin mạnh mẽ, các ngài đã sẵn sàng hy sinh tất cả, can đảm chịu tù ngục, sỉ nhục, đau khổ và chết để làm chứng cho Chúa.

Thánh Inhaxiô Y

Inhaxiô Y sinh năm 1762, nước Tây Ban Nha. Ngay từ nhỏ, cậu đã có ý muốn dâng mình phục vụ Chúa. Nhưng đến năm 18 tuổi, cậu mới xin gia nhập dòng Thánh Đaminh, theo lời khuyên nhủ của một bạn thân. Trong thời gian tu luyện ở nhà dòng, thầy được biết các Linh mục đang truyền giáo tại Việt Nam rất cần thêm người cộng sự. Thấy lòng mình mến mộ việc giảng đạo ở phương xa, nên năm 1785, thầy xin gia nhập tỉnh dòng Nữ Vương Rất Thánh Môi Khôi, và được gửi sang Phi Luật Tân học tập, chuẩn bị công cuộc truyền giáo.

Năm 1787, thầy Inhaxiô được thụ phong linh mục. Nhưng mãi đến năm 1780, ngài mới sang được Việt Nam, đến giảng đạo tại Giáo phận Đông Đàng Ngoài, lấy tên Việt là Y, dưới quyền Đức cha A-lơn-sô Phê. Đức cha thấy ngài tài năng nhân đức, nên chọn làm cha chính địa phận, kiêm giám đốc chủng viện. Chỉ trong vòng 4 năm, Cha Inhaxiô đã làm cho giáo phận phát triển mạnh mẽ, chủng viện tăng nhiều chủng sinh, nhờ tài cao đức độ và lòng nhiệt thành phục vụ của cha. Vì thế, năm 1794, Đức Cha đã đệ trình Toà Thánh, xin đặt cha làm giám mục phó của ngài.

Vị tân Giám mục lúc đó mới 33 tuổi, nhưng hoạt động rất đắc lực. Ngài cùng với Đức cha chính thăm viếng hết các xứ đạo trong giáo phận, nâng đỡ các linh mục, thiết lập nhiều tu viện, dạy dỗ, khuyến khích tín hữu. Chẳng may khi đến Lai Ôn, Đức cha Phê bị sốt rét qua đời, ngày 2-2-1799. Từ đó, một mình ngài đảm đang mọi việc, đến năm 1803 thì chọn thêm Đức cha Minh phụ giúp.

Công cuộc điều hành và truyền giáo trong giáo phận phát triển tốt đẹp, thì năm 1838 vua Minh Mạng ra chiếu chỉ bắt đạo gắt gao, ngài cùng Đức cha Phụ tá phải đến ẩn trốn ở xứ Kiên Lao. Song vì có người tố cáo, ngày 27-5-1838, quan quân kéo đến bao vây Kiên Lao. Đức cha phụ tá trốn thoát, còn Đức cha Y đã 76 tuổi già yếu, phải nhờ giáo hữu khiêng trên võng đi trốn, nên bị quân lính chận bắt, giải về phủ Xuân Trường, nhốt trong cái cũi gỗ ở ngoài trời, ngày đêm chịu nắng mưa rất khổ sở. Nhiều lần bị tra tấn đánh đập, ngài vẫn cương quyết giữ vững niềm tin nơi Chúa, nên quan đệ đơn xin vua xử tử. Nhưng bản án chưa về tới, ngài đã kiệt sức chết rũ tù ngày 12-7-1838. Dù vậy, người ta vẫn thi hành bản án. Họ đem thi thể ngài ra pháp trường Bảy Mẫu, chặt đầu ném xuống sông. Hơn 3 tháng sau mới vớt được, đem về chôn chung với thi hài của ngài.

Thánh Phêrô Khanh

Phêrô Khanh sinh khoảng năm 1780 tại làng Nguyên Kiệt, tỉnh Nghệ An, thuộc Giáo phận Tây Đàng Ngoài.

Cậu dâng mình giúp việc Chúa ngay từ nhỏ. Lúc đầu được bề trên cho làm thầy giảng, sau đó thầy xin học thêm để làm linh mục, vì thấy đoàn chiên Chúa còn thiếu nhiều chủ chăn. Và sau 14 năm tận tụy kiên trì học tập, năm 1812 thầy được thụ phong linh mục khi đã 39 tuổi. Vị tân linh mục nhìn nhận đây là một hồng ân cao cả Chúa ban. Và để đáp lại tình thương bao la của Chúa, ngài lăng xả vào cánh đồng truyền giáo, đem hết khả năng phục vụ các linh hồn, rao giảng đạo Chúa.

Càng hoạt động tông đồ, càng hăng say truyền giảng Tin Mừng, ngài càng thấy rõ cảnh “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”, đúng như Lời Chúa Giêsu phán. Nhất là trong thời buổi khó khăn bách hại này, bao nhiêu linh mục bị tàn sát, công cuộc giảng đạo còn cần những kẻ kế thừa. Thế nên ngoài ra việc mục vụ hằng ngày, cha chiêu mộ số thanh thiếu niên đạo đức, hướng dẫn dạy dỗ, đào luyện linh mục. Tổng số có 40 người trẻ tình nguyện. Và sau thời gian đào tạo huấn luyện, còn được 8 người làm linh mục, nhờ đó mà giáo phận có thêm những thợ gặt năng nổ nhiệt thành mở mang Nước Chúa, do công lao hy sinh đóng góp của cha.

Nào ngờ mới đào tạo được số người cộng tác làm tông đồ như thế, thì cuối tháng giêng năm 1842, cha bị bắt trong chuyến đi công tác ở Hà Tĩnh. Quân lính dẫn cha về giam trong ngục. Suốt 6 tháng bị giam, mặc dầu phải chịu nhiều hình khổ, tra tấn, đòn vọt, cha vẫn giữ vững đức tin và tỏ ra hiền hoà thân thiện với mọi người. Đặc biệt nhờ biết xem mạch hốt thuốc, cha đã chữa nhiều người khỏi bệnh, khiến mọi người kể cả lính canh đều quý mến.

Sau nhiều lần khuyến dụ cũng như tra tấn không kết quả, quan đệ án xin vua trảm quyết. Ngày 12-7-1842, án được thi hành. Sau hồi chiêng báo hiệu, đầu cha lìa khỏi cổ, linh hồn cha về hưởng phước Nước Trời.

Thánh Anê Thành (Thánh Đê)

Anê Lê Thị Thành sinh khoảng năm 1781 tại Bái Điền, tỉnh Nam Định, trong một gia đình đạo đức cần mẫn. Năm 17 tuổi, cô lập gia đình với anh Nguyễn Văn Nhất ở Giáo xứ Phúc Nhạc, tỉnh Ninh Bình. Vợ chồng sống hoà thuận hạnh phúc, sinh được 2 trai là Đê và Trân với 4 người con gái. Theo tục lệ địa phương, người ta gọi cha mẹ bằng tên của con đầu lòng. Vì thế họ gọi ông bà là ông Đê bà Đê. Hai ông bà hiền lương đạo đức, tận tâm dạy dỗ con cái theo lề luật Chúa, đặc biệt dùng gương sáng đời sống làm phương thế giáo dục trên hết. Nhờ đó, các con của ông bà đều nên người hoàn hảo, sống xứng đáng người Công giáo.

Ngoài ra bổn phận gia đình, ông bà Đê rất nhiệt tâm đối với Chúa, nhất là kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ các linh mục trong lúc khó khăn bắt bớ, chính vì thế mà bà Đê bị bắt và chết vì đạo.

Dưới thời vua Thiệu Trị bắt đạo, có lắm linh mục ẩn trốn tại Giáo xứ Phúc Nhạc. Trong số đó có Cha Thành ngụ tại nhà ông bà Đê, cha Lý ở nhà ông trùm Cơ. Cha Thành có người giúp việc tham tiền ham chức, đã đến tố cáo với quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh. Quan liền kéo quân đến bao vây. Cha Thành may mắn trốn thoát, cha Lý chạy sang vườn bà Đê, nhờ bà chỉ chỗ ẩn nấp, chẳng may quân lính trông thấy, đến bắt cha và bà Đê, áp giải về Nam Định.

6 ngày sau, quân lính điệu bà ra công đường, đánh đập tra tấn, buộc khai các linh mục ẩn trốn và bỏ đạo. Bà nhất quyết không khai báo cũng chẳng bước qua Thánh giá, nên bị đóng gông tống ngục. Từ đó liên tiếp nhiều lần, bà bị tra khảo cực hình; có lần bị quân lính vừa đánh vừa lôi qua Thập giá, bà co hai chân lên, than khóc lớn tiếng:

- Lạy Chúa, con không bao giờ dám đạp lên Thánh giá Chúa. Con bị họ lôi kéo, xin Chúa thương xót con...

Lần khác, quan cho thả rắn độc vào trong áo của bà, bà vẫn bình tĩnh kêu xin Chúa, đứng yên không nhúc nhích nên rắn không cắn. Nhưng vì bị đánh đập tra tấn nhiều lần, bà kiệt sức và chết ngày 12-7-1841, sau 3 tháng chịu cực hình vì Chúa...

Ngày 19-6-1988, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Đức cha Inhaxiô Y, Cha Phêrô Khanh và bà Anê Đê lên bậc Hiển Thánh.

Tiểu sử các thánh trong tháng

    NgàyKính Thánh
2/4/2024 Thánh Phanxicô Paola, Ẩn tu (1416-1507)
2/4/2024 Thánh Đôminicô Vũ Đình Tước, linh mục
4/4/2024 Thánh Isiđôrô,Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (+636)
5/4/2024 Thánh Vincent Ferrio, Linh mục (1350-1419)
6/4/2024 Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, linh mục (+ 1857)
7/4/2024 Thánh Gioan La Salle, Linh mục (1651-1719)
7/4/2024 Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu, linh mục
11/4/2024 Thánh Stanislaô, Giám mục, Tử đạo (1030-1079)
13/4/2024 Thánh Martinô I, Giáo hoàng, Tử đạo (+656)
21/4/2024 Thánh Anselmô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (1033-1109)
23/4/2024 Thánh Giorgiô, Tử đạo (+ 303)
24/4/2024 Thánh Phiđelê Sigmaringa, linh mục, tử đạo (1528-1622)
25/4/2024 Thánh sử Marcô
28/4/2024 Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo (1803-1841)
28/4/2024 Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục; Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, thầy giảng; Thánh Gioan Tẩy Giả Đinh Văn Thành, thầy giảng
29/4/2024 Thánh Catarina Siena, Đồng trinh, Tiến sĩ Hội Thánh (1347-1380)
30/4/2024 Thánh Piô V, Giáo hoàng (1504-1572)
30/4/2024 Thánh Giuse Tuân, linh mục
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@