Nếu rượt đuổi hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp nó.

W. Wolf
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-

Thánh Phêrô Đoàn Công Quý, linh mục; Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng, trùm họ

Lễ ngày 31 tháng 7

Thánh Phêrô Đoàn Công Quý, linh mục; và Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng, trùm họ

Noi gương Chúa Giêsu là Thầy Chí Thánh, Thánh Phêrô Quý và Emmanuel Phụng đã vui lòng chịu khổ chịu chết vì Chúa và vì đồng loại.

Lúc Cha Phêrô Quý và Cha Pétnô Định ẩn náu trong nhà ông câu Phụng ở họ Đầu Nước, có hai người ngoại giáo thù ghét ông, đến tố cáo với quan tổng đốc tỉnh An Giang. Quan liền đem quân đến vây bắt. Cha Định trốn thoát, nhưng quan buộc ông Phụng phải nộp Cha Định là Tây Dương Đạo trưởng, bằng không sẽ cho lính đánh chết. Thấy quân lính sắp đánh ông Phụng, cha Quý đứng ra nộp mình, tự xưng mình là Đạo trưởng, cho ông khỏi bị đánh đập. Thật vì thương con chiên mà cha đã hy sinh tánh mạng, như Chúa Giêsu vì thương loài người đã nộp mình chịu chết trên khổ giá. Và ông câu Phụng mặc dầu biết rõ hai người ngoại giáo là Nguyễn Văn Mưu và Nguyễn Văn Nên đã tố cáo mình, nhưng ông không thù oán họ. Trái lại, trong khi bị dẫn ra pháp trường xử tử, ông đã yêu cầu các con ông tha tội cho họ, như Chúa Giê-su đã xin Chúa Cha tha cho những kẻ giết mình trên thánh giá.

Phêrô Đoàn Công Quý sinh năm 1826, tại họ đạo Búng, tỉnh Thủ Dầu Một. Cậu là con trai út trong gia đình, học hành giỏi giắn, đạo đức, siêng năng. Cha mẹ thấy vậy thì gởi cậu ở nhà cha sở tập mình, hy vọng sau này sẽ đi tu làm linh mục.

Đúng như dự định, cậu Quý ngày càng tỏ ra xuất sắc về học vấn cũng như đạo hạnh, nên cha sở gởi cho vào chủng viện Thánh Giuse tại Thị Nghè. Và năm 1948, (thầy Quý được đi du học tại đại chủng viện ở Pénang, Malaysia). Sau 7 năm học ở đấy, thầy trở về nước, đúng lúc vua Tự Đức bắt đạo dữ dội. Lệnh vua chẳng những lùng bắt các linh mục, mà còn bắt cả giáo dân, phá hủy các nhà thờ và các cơ sở trong đạo. Để củng cố lòng tin cho giáo dân, Đức cha Nghĩa sai thầy đi đến các họ đạo, khích lệ, dạy dỗ, động viên mọi người. Thầy phải lén lút đi thăm viếng khắp nơi, nhiều lúc phải trốn tránh nhịn đói nhịn khát cả mấy ngày liền, nhưng thầy vẫn cố gắng hy sinh vì Chúa. Đức Cha thấy thầy tận tụy lo việc tông đồ như thế thì năm 1858, đã phong chức Linh mục cho thầy và sai đi giúp các họ Lái Thiêu, Gia Định, Kiến Hoà, Cái Mơn...

Đang lúc cha làm phó ở họ Cái Mơn thì quân đội Pháp tràn vào đánh phá Cửa Hàn (Đà Nẵng), là cho vua Tự Đức thêm căm thù các giáo sĩ ngoại quốc và đạo Chúa. Do đó, vua ra lệnh bắt đạo khốc liệt hơn. Nhà Phước Cái Mơn bị quân lính bao vây lục soát, cốt tìm bắt các giáo sĩ, nhưng không có vị nào ở đó thì họ bắt một số nữ tu, để khai thác chỗ ở của các ngài. Thấy các nữ tu bị tra tấn đánh đập đau đớn, cha muốn ra nộp mạng để cứu các chị, nhưng giáo dân ngăn cản không cho Cha liều mình như thế, vì Hội Thánh rất cần linh mục trong lúc cấm cách khó khăn.

Ngày 27-12-1858, Đức Cha gọi Cha về ở họ Đầu Nước (Cù Lao Giêng). Khi Cha đến nơi thì đã có một linh mục người nước ngoài tên là Pétnô Định đang trú ẩn ở nhà ông Phụng, và cha cũng đến ở đó. 10 ngày sau, do mật báo có Tây dương Đạo trưởng ở nhà ông câu, quan quân đến bao vây nhà. Cha Định chạy trốn, con cha ẩn lại trong nhà. Không bắt được cha Định, quan ra lệnh bắt trói ông câu, buộc phải nộp Cha Định là Tây dương Đạo trưởng, bằng không sẽ đánh ông chết. Thấy vậy, sợ ông câu bị đánh chết, cha ra nộp mình, tựnhận là Đạo trưởng, để cứu sống ông câu. Cha đúng là một linh mục hy sinh gương mẫu. Đã một lần định nộp mình cứu các nữ tu, nay lại đứng ra lãnh cái chết vì con chiên mình. Thế là Cha và ông câu bị bắt giải về tỉnh Châu Đốc, ngày 7-1-1859.

Gần 7 tháng bị giam trong ngục, cha phải mang gông cùm xiềng xích nặng nề, và nhiều lần bị tra tấn đánh đập khổ sở, nhưng cha vẫn cương quyết trung thành theo Chúa. Vì thế, sáng ngày 31-7, quân lính dẫn Cha ra pháp trường trảm quyết (chém đầu), theo bản án vua đã châu phê.

Emmanuel Lê Văn Phụng sinh năm 1796 tại họ đạo Đầu Nước (Cù Lao Giêng), tỉnh An Giang (Châu Đốc). Nhờ ảnh hưởng đạo đức của gia đình, Emmanuel Phụng lớn lên rất ngoan đạo, hiền lương nhân đức, được mọi người lương như giáo quý mến tín nhiệm. Do đó, ông được dân làng bầu lên chức lý trưởng, còn trong đạo thì chọn làm câu họ. Việc đời việc đạo ông đều nhiệt thành phục vụ, sẵn sàng hy sinh lo cho công ích. Điều gì ích nước lợi dân, ông không hề lao nhọc; việc chi làm sáng danh Chúa, ông luôn cố sức thi hành, dù phải gặp nhiều khó khăn nguy hiểm cho tánh mạng.

Đang lúc vua Tự Đức cấm đạo gắt gao, thấy nhà thờ Đầu Nước cũ kỹ hư hỏng, ông vẫn can đảm đứng ra xây dựng lại, mặc dầu biết làm như thế có thể bị vua quan bắt bớ giết hại. Lúc đó có hai người ngoại đạo ham mê cờ bạc rượu chè, thấy ông làm việc vua cấm như thế thì đến hăm doạ làm tiền. Nhưng ông không chịu lo lót tiền bạc cho họ, nên họ tức giận đến tố cáo với quan huyện. Quan nầy vì đã nhiều lần nhận tài trợ của ông, nên nhắm mắt làm ngơ. Biết thế, hai người tìm cách khác để trả thù ông. Họ theo dõi, thấy ông chứa chấp linh mục ngoại quốc là Cha Pétnô Định, họ liền đến báo cáo với quan tỉnh Châu Đốc. Sáng ngày 7-1-1859, quan quân kéo nhau đến bao vây nhà ông câu. Cha Định may mắn trốn thoát, còn Cha Phêrô Quý mới đến làm cha sở họ đạo thì ẩn trốn lại trong nhà.

Không bắt được Cha Định, quan cho bắt trói ông câu Phụng, buộc phải nộp Tây dương Đạo trưởng (cha Định) bằng không sẽ đánh ông chết. Sợ quân lính đánh chết ông, Cha Quý liền ra thú nhận là Đạo trưởng. Thế là hai cha con bị bắt giải về Châu Đốc.

Trong thời gian gần 7 tháng bị giam giữ tra tấn, ông Phụng vẫn luôn can đảm giữ vững đức tin, không quá khoá bỏ đạo. Thấy không thể lay chuyển nổi lòng tin sắt đá kiên vững của vị anh hùng, quan trấn Châu Đốc làm án gởi về kinh và vua Tự Đức đã châu phê. Ngày 31-7-1859, quân lính điệu ông ra pháp trường xử giảo (siết cổ bằng dây cho đến chết). Trước khi chết, ông đã trối xin các con tha thứ cho kẻ tố cáo ông, theo gương Chúa Giêsu xin Chúa Cha tha cho kẻ đóng đinh mình trên thập giá.

Ngày 2-5-1909, Đức Thánh Cha Piô X đã tôn Cha Phêrô Quý và ông câu Emmanuel Phụng lên hàng Chân phước. Và ngày 19-6-1988, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh.


Tiểu sử các thánh trong tháng

    NgàyKính Thánh
2/4/2024 Thánh Phanxicô Paola, Ẩn tu (1416-1507)
2/4/2024 Thánh Đôminicô Vũ Đình Tước, linh mục
4/4/2024 Thánh Isiđôrô,Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (+636)
5/4/2024 Thánh Vincent Ferrio, Linh mục (1350-1419)
6/4/2024 Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, linh mục (+ 1857)
7/4/2024 Thánh Gioan La Salle, Linh mục (1651-1719)
7/4/2024 Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu, linh mục
11/4/2024 Thánh Stanislaô, Giám mục, Tử đạo (1030-1079)
13/4/2024 Thánh Martinô I, Giáo hoàng, Tử đạo (+656)
21/4/2024 Thánh Anselmô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (1033-1109)
23/4/2024 Thánh Giorgiô, Tử đạo (+ 303)
24/4/2024 Thánh Phiđelê Sigmaringa, linh mục, tử đạo (1528-1622)
25/4/2024 Thánh sử Marcô
28/4/2024 Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo (1803-1841)
28/4/2024 Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục; Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, thầy giảng; Thánh Gioan Tẩy Giả Đinh Văn Thành, thầy giảng
29/4/2024 Thánh Catarina Siena, Đồng trinh, Tiến sĩ Hội Thánh (1347-1380)
30/4/2024 Thánh Piô V, Giáo hoàng (1504-1572)
30/4/2024 Thánh Giuse Tuân, linh mục
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@