Những việc tồi tệ xảy ra không phải làm cho bạn cảm thấy cay đắng.
Truyen-tin.net - Sơ lược dữ kiện:

  • ♥ Tiểu sử Các Thánh: 272
  • ♥ Các Bài đọc thánh lễ: 772
  • ♥ Văn hoá, nghệ thuật: 1154
  • ♥ Tin tức, chuyên đề... 15093
  • ♥ Thư viện hình ảnh: 6916
  • ♥ Suy niệm Lới Chúa: 784
  • ♥ Video: 2269
  • ♥ Tài liệu tham khảo: 780

... cùng những sưu tập khác.
tt
Laudetur Jesus Christus - Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô NewsFeed
-

Thánh Piô V, Giáo hoàng (1504-1572)

Lễ ngày 30 tháng 4

Thánh Piô V chào đời vào ngày lễ Thánh Antôn năm 1504 tại Boscô, là con của ông Paolô và bà Đômen Icaghisieri. Gia đình nghèo túng, ngài phải đi chăn chiên. Khi một người láng giềng giàu có muốn trả giúp lệ phí học hành thì ngài được gởi tới trường Đaminh ở Bôscô. 14 tuổi, ngài nhập dòng và được mang tên là Micae. Năm 1528, thụ phong linh mục ở Ghenoa. Ngài dạy triết học và thần học một ít năm trong nhà dòng ở Pavia.

Năm 1543, khi ở nhà mẹ dòng Đaminh, ngài đã nỗ lực trong việc bảo vệ uy quyền của Toà Thánh. Ngài được đặt làm uỷ viên toà án tôn giáo ở Địa phận Pavia, rồi ở Bergamô và Cômô. Các hoạt động của ngài ít được biết đến và bị chỉ trích nhiều. Một số lớn sách ủng hộ lạc giáo bị tịch thu để ở tại Milan và đưa về Rôma là nơi thánh nhân đã thắng cuộc và được Đức Hồng y Caraffa quý mến. Năm 1551, theo sự yêu cầu của Đức Hồng y, NGÀI được Đức Giáo hoàng Giuliô III triệu về Rôma để làm Tổng Uỷ viên Toà án Tôn giáo. Cùng năm này, Đức Hồng y Caraffa được bầu làm giáo hoàng.

Năm sau, Đức tân Giáo hoàng Phaolô IV đặt Cha Micae Ghisleri làm Giám mục Sutri và Nêpi. Ngài miễn cưỡng lãnh nhận trách nhiệm giám mục, chức vụ mà Đức Giáo hoàng nói là để “cột chân ngài lại để ngài khỏi trở lại tu viện”. Năm sau, ngài lại được cất nhắc lên làm Hồng y rồi làm Đại Phán Quan. Bấy giờ Đức Giáo hoàng trở nên gắt gỏng và vì Đại Phán Quan đôi khi bắt buộc phải chước giảm những chỉ thị quá khích của ngài. Trái lại, Đức Giáo hoàng kế tiếp là Piô IV lại thiên về thế tục đến nỗi thánh nhân phải lui về địa phận thứ hai của ngài là Mondovi ở Lombardi. Nhưng năm 1565, Đức Giáo hoàng qua đời dưới ảnh hưởng của Thánh Carôlô Bôrrômeô, Đức Hồng y Ghisleri được chọn làm Đức Giáo hoàng trong một cuộc họp không bị những can thiệp từ bên ngoài, ngài chọn danh hiệu là Piô V.

Việc tuyển chọn Đức Piô V ít được mong đọi và không được vua chúa Tây Ban Nha đồng ý và đã là một thắng lợi quyết liệt cho nhóm canh tân. Dầu mang tước vị nào đi nữa, Đức Piô V luôn sống như một người ăn xin trong mức độ có thể được. Chẳng hạn, Ngài chỉ giữ một số nhỏ người giúp việc, thích đi bộ hơn là đi ngựa, luôn nhận biết nguồn gốc khiêm tốn của mình.

Lúc đầu, ngài ít được dân Rôma biết đến nhưng rồi sự chuyên chăm tham dự phụng vụ, sự thánh thiện cá nhân, thói quen đi bộ để viếng 7 thánh đường ở Rôma, nhóm người tuỳ tùng ít ỏi, sự từ chối không đề bạt những người trong gia đình, giải pháp phần lớn đoàn quân của giáo hoàng, việc bố thí rộng rãi. Tất cả đã góp phần tô điểm cho ngài một khuôn mặt Đức Giáo hoàng vừa bình dân vừa thân thiện.

Nhưng cuộc canh tân Công đồng Tridentinô đòi hỏi đã được Đức Giáo hoàng Piô V thực hiện ngay sau khi được tuyển chọn. Sách nguyện và sách lễ được duyệt xét lại đồng thời bản Kinh Thánh Phổ thông và Tân ước tiếng Hy Lạp cũng đã được sửa lại, một ấn bản mới về các tác phẩm của Thánh Tôma đã được chuẩn bị và cuốn Giáo lý Công đồng Tridentinô được phiên dịch sang nhiều thứ tiếng. Thánh nhân đã quan tâm nhiều đến việc thánh hoá hàng giáo sĩ, khích lệ họ. Ngài diệt trừ thói buôn thần bán thánh và nghiêm khắc với những lạm dụng về luân lý. Ngoài ra, ngài cũng nhạy cảm với nghệ thuật. Chính ngài bảo trợ việc soát lại Thánh nhạc.

Dầu không thông thạo việc trần thế, thánh nhân cũng đã gặt hái được nhiều thành quả trong lĩnh vực chính trị. Trước sức tấn công ngày càng lớn mạnh của quân Thổ, ngài được thành lập một liên minh với vua Tây Ban Nha, cộng hoà Vênêtia. Các Kitô hữu xuất trận dưới quyền chỉ huy của Don Giuan d’Autriche. Cuộc chiến diễn ra ở vịnh Lêpantê. Chính Đức Giáo hoàng chạy đến phương thế thiêng liêng. Ngài kêu gọi các tín hữu gia tăng cầu nguyện.

Quận công Soliman nói: Tôi sợ những lời cầu nguyện của Đức Giáo hoàng hơn là những đoàn quân hùng hậu của các hoàng đế.

Cuộc chiến đã đưa tới thành công như một phép lạ. Quân Hồi đã bị đánh bại và không còn ngóc lên nổi nữa. Hôm ấy là ngày 7-10-1571.

Đang hội họp với các hồng y, Đức Giáo hoàng đã ra cửa sổ nhìn về phía Lêpantê rồi quay lại loan báo tin vui chiến thắng, cùng với lời kêu gọi tạ ơn Chúa và Đức Mẹ.

Để kỷ niệm biến cố này, ngài đã thêm lời cầu: “Đức Bà Phù hộ các giáo hữu, cầu cho chúng con” vào Kinh Cầu Đức Mẹ. Ngài cũng lập một lễ kính mẹ vào ngày 7-10, sau đổi thành lễ Đức Mẹ Mân Côi.

Cuộc chiến tại Lêpantê chấm dứt, Đức Giáo hoàng Piô V cũng linh cảm thấy đời mình sắp chấm dứt. Thật vậy, ngài đã ngã bệnh nặng, trong cơn đau đớn, ngài đã cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con được chịu đau khổ nhiều hơn nhưng xin cũng thêm sức chịu đựng cho con.

Ngày 1-5-1572, Đức Giáo hoàng Piô V từ trần.
 
Trích trong Theo Vết Chân Người (Chân dung các thánh nhân)

Tiểu sử các thánh trong tháng

    NgàyKính Thánh
2/4/2024 Thánh Phanxicô Paola, Ẩn tu (1416-1507)
2/4/2024 Thánh Đôminicô Vũ Đình Tước, linh mục
4/4/2024 Thánh Isiđôrô,Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (+636)
5/4/2024 Thánh Vincent Ferrio, Linh mục (1350-1419)
6/4/2024 Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, linh mục (+ 1857)
7/4/2024 Thánh Gioan La Salle, Linh mục (1651-1719)
7/4/2024 Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu, linh mục
11/4/2024 Thánh Stanislaô, Giám mục, Tử đạo (1030-1079)
13/4/2024 Thánh Martinô I, Giáo hoàng, Tử đạo (+656)
21/4/2024 Thánh Anselmô, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh (1033-1109)
23/4/2024 Thánh Giorgiô, Tử đạo (+ 303)
24/4/2024 Thánh Phiđelê Sigmaringa, linh mục, tử đạo (1528-1622)
25/4/2024 Thánh sử Marcô
28/4/2024 Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo (1803-1841)
28/4/2024 Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục; Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, thầy giảng; Thánh Gioan Tẩy Giả Đinh Văn Thành, thầy giảng
29/4/2024 Thánh Catarina Siena, Đồng trinh, Tiến sĩ Hội Thánh (1347-1380)
30/4/2024 Thánh Piô V, Giáo hoàng (1504-1572)
30/4/2024 Thánh Giuse Tuân, linh mục
Ý CẦU NGUYỆN THÁNG 4-2024
Cầu nguyện cho vai trò của những người nữ
Chúng ta hãy cầu nguyện để phẩm giá và sự phong phú của những người nữ được nhận biết trong tất cả các nền văn hoá, để không còn sự phân biệt đối xử mà họ là những nạn nhân ở nhiều nơi trên thế giới.
For the dignity of women
During April, Catholics are asked to pray that “the dignity and worth of women be recognized in every culture.” The prayer intention includes praying for an end to the discrimination many women face in different parts of the world.
SUY NIỆM TIN MỪNG

Phim - Nhạc - Suy niệm
Xem chuyên mục Media Online
Từ Điển Online:     

Truyền Tin

Email: tt.march25@gmail.com

Website: truyen-tin.net

Online since: May 2010

Tìm kiếm nội dung
(Gõ từ khóa vào vào khung dưới đây)
Tìm kiếm trong Google
Nhấn vào >> Google Search

Liên hệ

Đặt làm trang chủ

@